TRANH CHÂP ĐẤT Ở

Chủ đề   RSS   
  • #280498 10/08/2013

    ngonguyenphuong1983

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    TRANH CHÂP ĐẤT Ở

    Năm 1993 nhà nước lần đầu tiên đo đất và cấp sổ đỏ sử dụng đất ở quê tôi. Tuy nhiên, lúc đó bên địa chính của xã đã do đất khi nào Ba Mẹ tôi không hề biết, đến khi ký nhận sổ đỏ Mẹ tôi cũng không kiểm tra mà ký nhận luôn. Lúc đó gia đình tôi không hề biết là một phần diện tích đất của nhà mình đã bị đo vào sổ đỏ của nhà bên cạnh, trong khi diện tích đó nhà tôi đang sử dụng và đã xây nhà từ năm 1991, chỉ có một khoảng đất nhỏ là bỏ trống.

    Cho đến năm nay, địa chính xã đã đo đạc đất lại và cấp sổ đỏ mới. Khi đo đạc có sự chứng kiến của cả 2 nhà. Và đến khi nhận sổ đỏ mới thì nhà tôi mới phát hiện ra là diện tích đất sử dụng của nhà mình từ trước đến nay đã thuộc về sổ đỏ của người hàng xóm. Khi người hàng xóm biết được điều này thì không chịu chấp nhận sổ đỏ mới mà yêu cầu giữ nguyên sổ đỏ cũ và kiện nhà tôi chiếm đoạt đất của họ.

    Theo sổ đỏ cũ thì diện tích nhà tôi là hơn 300m2 và của nhà hàng xóm là hơn 500m2. Nhưng theo sổ đỏ mới thì ngược lại.

    Vậy cho tôi hỏi là nếu người hàng xóm kiện ra tòa thì theo luật nhà tôi có bị buộc phải đập nhà và trả lại đất cho người hàng xóm hay không.

    Rất cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các luật sư

     
    3487 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #280889   13/08/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Trong trường hợp bạn nêu, thông thường trong phán quyết của tòa án sẽ có nội dung xác định đất thuộc bên nào. Phán quyết có hiệu lực thi hành của tòa án là bắt buộc thi hành đối với các bên. Khi đó, nếu nhà bạn có tài sản thuộc vào phần đất của bên kia thì phía bạn phải dời đi. Vì vậy điều quan trọng nhất là bạn phải thu thập được chứng cứ và thuyết phục được tòa án yêu cầu của phía bạn là có cơ sở và đúng pháp luật.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    ngonguyenphuong1983 (13/08/2013)
  • #280905   13/08/2013

    ngonguyenphuong1983
    ngonguyenphuong1983

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Gửi Luật Sư Cao Sỹ Nghị,

    Trước tiên, cảm ơn Luật sư đã quan tâm và trả lời thắc mắc của tôi.

    Tôi muốn cung cấp cho Luậ Sư thêm một số chi tiết liên quan như sau:

    - Nhà tôi đã được xây dựng trước khi cấp sổ đỏ, và khi chưa có sổ đỏ mới thì ngay cả bản thân người hàng xóm kia cũng không hề biết rằng diện tích đất nhà tôi đang sử dụng thuộc về số đỏ của họ. Cho đến khi sổ đỏ mới được cấp thì hai bên mới vỡ lẽ.

    - Hiện nay, có rất nhiều nhân chứng sống ở gần nhà tôi có thể làm chứng để chứng minh diện tích đất này là thuộc về quyền sở hữu của nhà tôi.

    - Mới đây, để tránh gây ồn ào và giữ hòa khí, hai nhà đã có buổi thương lượng và đi đến thỏa thuận là nhà tôi sẽ cắt một mảnh đất khoảng 50m2 để nhường lại cho người hàng xom, và hai bên đã kí cam kết. Tuy nhiên, ngày hôm sau người hàng xóm này lại đưa ra thêm yêu sách là nhà tôi phải cắt thêm cho họ 100m2 nữa để trong trường hợp có giải tỏa đền bù thì hị sẽ được hưởng.

    Vậy, theo Luật sư, nếu đưa nhau ra tòa thì khả năng nhà tôi có thể thắng kiện được không?

    Rất mong nhận được ý kiến của Luật Sư.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #281018   14/08/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Việc giải quyết vụ án của tòa án là cả một quá trình tố tụng, trong đó phần quan trọng nhất là chứng cứ được đương sự cung cấp cho tòa án hoặc tòa án tự thu thập theo quy định pháp luật và lập luận của các bên để thuyết phục tòa án đối với yêu cầu của mình. Tòa sẽ ra phán quyết căn cứ vào chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng (lập luận) của các bên nên vào thời điểm này không thể kết luận gì được, hơn nữa chỉ có người trực tiếp tham gia vụ việc mới có thể có chính kiến chính xác. Lưu ý: Mọi tài liệu, chứng từ liên quan (ví dụ thỏa thuận bạn vừa nêu) đều có thể được các bên đương sự sử dụng trong vụ án vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ đối với chúng.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com