Tranh chấp đât đai do cha mẹ để lại không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #431661 24/07/2016

    lavie2016

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp đât đai do cha mẹ để lại không có di chúc

    Kính thưa luật  sư!

    Gia đình tôi đang có vấn đề tranh chấp như sau mong được luật sư tư vấn giúp ạ:

     - Gia đình tôi có 8 anh chị em (2 người đã mất). Mẹ tôi mất năm 1985, cha mất năm 1994. Khi mất cha mẹ không để lại di chúc. 

    - Khi xưa năm 1988 cha tôi có cho vợ chồng tôi mảnh đất sát cạnh mảnh đất cha mẹ tôi đang ở và vợ chồng tôi đã làm nhà trên mảnh đất đó để ở đến nay. Khi cho đất cha mẹ tôi chỉ cho bằng miệng và từ đó đến nay vợ chồng tôi cũng chỉ ở chứ không làm sổ đỏ.

    - Sau khi cha mẹ mất đi các chị em đều đi xây dựng gia đình ở nơi khác, vợ chồng tôi là con trưởng nên trông coi luôn nhà và phần đất đai bố mẹ để lại và đều đóng thuế đất hàng năm.Từ đó đến trước thời điểm này tất cả anh chị em không có tranh chấp gì về phần đất đai cha mẹ để lại. Nhưng hiện nay các chị em tôi đang có ý định tranh chấp đất đai đòi chia phần đất cha mẹ trước kia sống để lại và cả phần diện tích đất mà vợ chồng tôi đang ở.

    Cách đây 1 năm tôi đã ra xã xin được làm sổ đỏ trên mảnh đất vợ chồng tôi đang ở nhưng họ báo là mảnh đất đó vẫn thuộc tên của cha mẹ tôi. Vợ chồng tôi muốn làm sổ đỏ thì phải được sự đồng ý của 7 anh chị em còn lại .

    Vậy xin hỏi luật sư làm thế nào để vợ chồng tôi giữ lại được mảnh đất đang ở và hợp pháp được mảnh đất này?

    Xin chân thành cảm ơn!

    Cập nhật bởi lavie2016 ngày 24/07/2016 01:52:51 CH
     
    13247 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lavie2016 vì bài viết hữu ích
    Dotantuan87 (18/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #431816   26/07/2016

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Đất đai đang tranh chấp có nguồn gốc của cha mẹ bạn để lại, do cha mẹ bạn chết đã lâu và không để lại di chúc, hiện đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Tuy nhiên các bên có quyền yêu cầu chia tài sản chung các các anh chị em. Nễu các thành viên trong gia đình không thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Trân trọng!

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
  • #431829   26/07/2016

    luatsuduong
    luatsuduong
    Top 500
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Khi còn sống thì bạn đã được cha cho một thủa đất vào năm 1988, thửa đó bạn đã được cấp giấy chứng nhận. Phần còn lại sau khi cha mất bạn tiếp tục quản lý và làm nhà thờ, nay những người anh em con lại muốn chia toàn bộ diện tích đất đó thì theo qui định của pháp luật hiện hành tôi có vài ý như sau.

    Về phần bạn được cho năm 1988, lúc đó chỉ còn cha bạn, vậy xem như phần đó là cha bạn cho bạn phần của mình và bạn đã làm giấy nên những người khác rất khó có căn cứ để yêu cầu tòa giải quyết, vả lại thời hiệu khởi kiện thừa kế cũng đã hết nên tòa không thụ lý.

    Phần đất còn làm nhà thờ xem như phần của mẹ bạn, tuy nhiên mẹ bạn chết trên 10 năm, thời hiệu khởi kiện đã hết, nếu nay bạn không thừa nhận đó là tài sản chung thì các anh chị em khác sẽ không khởi kiện được do hết thời hiệu, tuy nhiên nếu bạn muốn hợp thức hóa phần đất này thì phải có anh em còn lại đồng ý. Điều này là không thể thực hiện được, nên bạn cứ tiếp tục sử dụng nhưng không làm được Bìa đỏ và những người em của bạn cung không kiện được. Đây là bất cập của pháp luật hiện hành.

    Vài ý để bạn có thêm thông tin, nếu cần hỗ trợ hãy liên lạc với tôi để được tư vấn miễn phí.

    Luật sư Dương; điện thoại: 0972 975 749

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #432012   28/07/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    với câu hỏi của bạn, Công ty Luật LTD Kingdom tư vấn sau:

    Năm 1988, cha bạn có cho vợ chồng bạn mảnh đất bạn đang ở nhưng việc tặng cho này chỉ bằng miệng mà không được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, và bố mẹ bạn vẫn đứng tên trên sổ đỏ. Do vậy, theo quy định của pháp luật, việc tặng cho này không hợp pháp.

    Nghĩa là quyền sử dụng mảnh đất (bao gồm cả mảnh đất bạn đang ở) này vẫn thuộc quyền của bố mẹ bạn. Khi bố mẹ bạn mất, không để lại di chúc thì quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất của bố mẹ bạn sẽ được coi là di sản thừa kế, được chia theo nguyên tắc quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự:

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

     

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

     

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

     

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

     

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

     

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Như vậy, về mặt pháp lý quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất này là tài sản chung của tất cả anh em trong gia đình bạn. Bởi vậy, việc cơ quan đănng ký đất đai yêu cầu phải có sự đồng ý của 7 anh em còn lại của bạn là có căn cứ pháp luật.

    Do vậy, gia đình bạn muốn được giữ lại mảnh đất đang ở là hợp pháp thì cần có sự thỏa thuận với các anh em của bạn về việc phân chia di sản thừa kế, niêm yết công khai 15 ngày tại Ủy ban nhân dân xã rồi tiến hành làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

    Tuy nhiên, nếu không đạt được sự thỏa thuận, bạn có thể làm đơn gửi đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất yêu cầu về việc phân chia di sản thừa kế.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869