Tranh cãi xung quanh phim Trạng Tí: Dân mạng có hiểu sai?

Chủ đề   RSS   
  • #566149 04/01/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Tranh cãi xung quanh phim Trạng Tí: Dân mạng có hiểu sai?

    Phim Trạng Tí có vi phạm bản quyền?

    Phim Trạng Tí có vi phạm bản quyền?

    Gần đến ngày phát hành, bộ phim của đạo diễn Ngô Thanh Vân lại phải nhận nhiều gạch đá, tẩy chay vì lý nhiều lý do khác nhau. Bỏ qua các lý do về điện ảnh, nội dung phim, bài viết sẽ phân tích tình vụ việc này dưới góc độ Pháp lý.

    1. Mua bản quyền là gì? Vì sao Ngô Thanh Vân phải mua bản quyền?

    Bộ phim Trạng Tí được làm dựa trên một tác phẩm của một tác giả khác, không phải sản phẩm sáng tạo của chính cô, mà theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) có quy định:

    “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

    Cững theo Luật này, các tác phẩm được thể hiện bằng chữ viết hoặc ký tự khác sẽ là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả (Điều 14).

    Hiểu một cách đơn giản, điều trên có nghĩa tác giả được bảo hộ toàn quyền đối với tác phẩm của mình, còn khái niệm “mua bản quyền” là việc xin phép, thỏa thuận hoặc bằng cách nào đó để có được quyền tác giả khi không phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.

    Việc không mua bản quyền đồng nghĩa bạn đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, để điều chỉnh hành vi này, về Dân sự, Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định 5 hình thức xử lý sau:

    1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

    2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai

    3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

    4. Buộc bồi thường thiệt hại

    5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại.

    Nếu phải chịu những hình thức xử lý trên, có thể toàn bộ công sức làm phim của Ngô Thanh Vân sẽ chỉ mang về một con số 0 tròn trĩnh.

    Chưa kể, nếu việc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là nhằm mục đích thu lợi bất chính, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự đến 300.000.000 hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm (Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

    Với những lý do trên, trước khi muốn chuyển thể nội dung truyện Trạng Tí thành một bộ phim của riêng mình, Ngô Thanh Vân cần phải tìm đến người có quyền cho phép mình sử dụng quyền tác giả.

    2. Ngô Thanh Vân phải mua bản quyền của ai?

    Để biết được Ngô Thanh Vân phải mua bản quyền của ai trong trường hợp này, xin phân tích một số điểm sau:

    Thứ nhất, Tòa đã tuyên "Công nhận ông Lê Linh là tác giả duy nhất sáng tạo ra hình tượng 4 nhân vật: Tí, Sửu, Dần, Mẹo, hay còn gọi là Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo."

    >>> Nhấp vào đây để xem bản án này

    Thứ haikhi sáng tạo ra tác phẩm này, ông Lê Linh là người của công ty Phan Thị.

    Ở điểm này, Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định:

    Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả 

    1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Ở Điều 20, Khoản 3 Điều 19 được nhắc đến phía trên, chúng ta có các quyền sau:

    - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

    - Làm tác phẩm phái sinh;

    - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    - Sao chép tác phẩm;

    - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    Trong đó, phim ảnh được xác định là tác phẩm phái sinh vì nó đã được "chuyển thể, biên soạn lại" (Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009)

    Theo những căn cứ kể trên, dù đúng là ông Lê Linh đã sáng táng bản gốc bộ phim Trạng Tí, tuy nhiên các quyền liên quan, đặc biệt là quyền làm các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc thuộc về công ty Phan Thị.

    Như vậy, việc Ngô Thanh Vân mua bản quyền của công ty trên không sai quy định của pháp luật!

     
    2220 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận