Tranh cãi gay gắt: "TỘI GÌ ĐÂY?"

Chủ đề   RSS   
  • #443090 01/12/2016

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Tranh cãi gay gắt: "TỘI GÌ ĐÂY?"

    Hôm nay vui vui, em xin chia sẽ với các bác một vụ án mà ngành Tòa án nhà ta đang xôn xao tranh cãi, có tội hay không? Nếu có thì tội gì?

    Sự là:

    N và ông Q vốn cũng là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, N đặt cọc bao mua trái cây của ông Q; ông Q nhận tiền đặt cọc, nhưng do gia đình không đồng ý nên ông Q trả lại N tiền cọc. Từ đó, giữa N và ông Q có chút mâu thuẫn.

    Ngày 20/01/2016, khi đang lưu thông trên đường thì N thấy ông Q dừng xe đèn đỏ phía trước nên chửi, ông Q tức quá dùng chai thủy tinh ném về phía N nhưng không trúng.

    Hai người cùng trên đường về, đi một đoạn N nhặt được 01 khúc tre dài 70cm, đường kính 6cm rồi nẹt pô đuổi theo ông Q la hét dọa đánh ông Q. Ông Q sợ quá tăng ga bỏ chạy, khi đến đoạn đường cong, ông Q không giảm tốc độ nên lao lên vệ đường tông thẳng vào trụ cổng nhà ông H, ông Q bị chấn thương sọ não, gãy nhiều xương và tử vong ngay tại chổ. 

    Hiện nay có nhiều quan điểm:

    1/ N không có tội;

    2/ N có tội, nhưng quan điểm có tội lại có nhiều quan điểm "con" trong đó:

    a/ Tội giết người;

    b/ Tội vô ý làm chết người;

    c/ Tội đe dọa giết người;

    d/ Tội gây rối trật tự công cộng.

    Theo các bác là LS và thành viên Danluat nhà ta, thì N có tội hay không và tội gì?

    0917 313 339

     
    14151 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    chaulevan (15/12/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #443127   02/12/2016

    Mjtpun92
    Mjtpun92

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    làm j có tội đe dọa chết người hả b?

     
    Báo quản trị |  
  • #443138   02/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Hôm nay vui vui, em xin chia sẽ với các bác một vụ án mà ngành Tòa án nhà ta đang xôn xao tranh cãi, có tội hay không? Nếu có thì tội gì?

    Sự là:

    N và ông Q vốn cũng là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, N đặt cọc bao mua trái cây của ông Q; ông Q nhận tiền đặt cọc, nhưng do gia đình không đồng ý nên ông Q trả lại N tiền cọc. Từ đó, giữa N và ông Q có chút mâu thuẫn.

    Ngày 20/01/2016, khi đang lưu thông trên đường thì N thấy ông Q dừng xe đèn đỏ phía trước nên chửi, ông Q tức quá dùng chai thủy tinh ném về phía N nhưng không trúng.

    Hai người cùng trên đường về, đi một đoạn N nhặt được 01 khúc tre dài 70cm, đường kính 6cm rồi nẹt pô đuổi theo ông Q la hét dọa đánh ông Q. Ông Q sợ quá tăng ga bỏ chạy, khi đến đoạn đường cong, ông Q không giảm tốc độ nên lao lên vệ đường tông thẳng vào trụ cổng nhà ông H, ông Q bị chấn thương sọ não, gãy nhiều xương và tử vong ngay tại chổ. 

    Hiện nay có nhiều quan điểm:

    1/ N không có tội;

    2/ N có tội, nhưng quan điểm có tội lại có nhiều quan điểm "con" trong đó:

    a/ Tội giết người;

    b/ Tội vô ý làm chết người;

    c/ Tội đe dọa giết người;

    d/ Tội gây rối trật tự công cộng.

    Theo các bác là LS và thành viên Danluat nhà ta, thì N có tội hay không và tội gì?

    Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ  

     "đi một đoạn N nhặt được 01 khúc tre dài 70cm, đường kính 6cm rồi nẹt pô đuổi theo ông Q la hét dọa đánh ông Q. Ông Q sợ quá tăng ga bỏ chạy, khi đến đoạn đường cong, ông Q không giảm tốc độ nên lao lên vệ đường tông thẳng vào trụ cổng nhà ông H, ông Q bị chấn thương sọ não, gãy nhiều xương và tử vong ngay tại chổ. ":

    - chạy quá tốc độ khi rượt đuổi.

    - điều khiển xe chỉ dùng 1 tay: tay còn lại cầm "01 khúc tre dài 70cm"

    - Gây hậu quả nghiêm trọng: tử vong ngay tại chổ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #443142   02/12/2016

    minhanh102
    minhanh102

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 19 lần


    Theo tôi thì ông N phạm tội vô ý làm chết người vì:

    - Trong tình huống này có thể nhận định, cả 2 đều trong trạng thái tinh thần bị kích động khi gặp nhau nhưng không có ý định giết người, hành động chỉ mang tính chất đe dọa, dọa dẫm hành hung

    - Việc ông N đang tham gia giao thông nhưng dùng gậy để dọa đánh ông Q có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông nhưng ông N không thấy trước hoặc thấy trước nhưng tin là sự việc đó không diễn ra

    >>> Ông N phạm tội vô ý làm chết người

     
    Báo quản trị |  
  • #443143   02/12/2016

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Đây là một vụ án có thực và ngành TA đang tranh cãi quyết liệt, và không ít người nghiêng về tội đe dọa giết người.

    Bạn minhanh lập luận cũng có lý và theo hướng của một số thẩm phán.

    Còn như bác hungmaiusa phân tích tội "vi phạm giao thông" thì em không thấy mối liên quan nào cả .

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #443145   02/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Đây là một vụ án có thật và báo đã có đăng nên tôi biết. Hiện cơ quan tố tụng đang nghiên về hướng gây rối nhưng chưa thỏa mãn dấu hiệu và lại có hướng sang điều 202.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nan-nhan-tu-nga-khien-tu-vong-nguoi-ruot-duoi-co-toi-khong-3369473.html

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 02/12/2016 11:22:34 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #443146   02/12/2016

    minhanh102
    minhanh102

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 19 lần


    Theo tôi, Trong tình huống này thì hậu quả chết người không phải do ông N vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra mà bản chất là do hành vi đe dọa của ông N.
    Do đó hậu quả chết người trong tình huống này không thuộc dấu hiệu của tội  vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 
     
    Báo quản trị |  
  • #443148   02/12/2016

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Mình xác định N có tội, tội danh được suy luận theo hướng "nguyên nhân và kết quả": 

    Cái chết của ông Q nguyên nhân trực tiếp là do chạy tốc độ cao, không làm chủ tay lái, đâm vào hàng rào... tử vong. Tuy nhiên, có nguyên nhân gián tiếp là do sự truy đuổi của N, kèm theo là hung khí dọa đánh... nên ông Q mới phải bỏ chạy như trên. 

    Theo mình hành vi của N nên định vào tội danh "Gây rối trật tự công cộng" hậu quả là làm chết người là phù hợp. Bởi lẽ "vô ý làm chết người" phải là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả, hành vi của N không đúng với bản chất của dấu hiệu "vô ý" này. 

    Trong quá trình xem xét định khung hình phạt, nên xem xét theo hướng giảm nhẹ tội cho N bởi lẽ hành vi vi phạm pháp luật của N gây ra cũng có một phần lỗi của nạn nhân Q (ném chai thủy tinh) và việc ông Q chết là hậu quả N không hề mong muốn. 

    Vài dòng trao đổi.

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #443151   02/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn Khongtheyeuemhon.

    Ý kiến của bạn là hợp lý và nhiều người đồng tình nhưng theo Ông Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán TAND Tối cao thì không đủ dấu hiệu: chưa có ảnh hưởng gì đến "công cộng".

    Bạn xem bài phân tích trong báo và thử phản biện xem.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nan-nhan-tu-nga-khien-tu-vong-nguoi-ruot-duoi-co-toi-khong-3369473.html

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 02/12/2016 11:35:33 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #443154   02/12/2016

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Cám ơn hungmaiusa đã góp ý.

    Mình xin phản biện quan niệm của ông Phạm Công Hùng thế này: hành vi vừa chạy xe máy vừa cầm gậy dọa đánh người khác, la hét trên đường... có thật là không ảnh hưởng đến "công cộng" không? Ông định nghĩa thế nào là công cộng? hay chỉ khi nó đâm xe vào ông đang đi bộ hay đi xe trên đường thì mới gọi là có dấu hiệu "gây rối trật tự công cộng"?

    Kiểu như một ông quan từng phát biểu: thực phẩm bẩn chưa gây chết người ngay nên không thể xử lý hình sự. Bó tay. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #443165   02/12/2016

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


     

    Khongtheyeuemhon viết:

     

    Cám ơn hungmaiusa đã góp ý.

    Mình xin phản biện quan niệm của ông Phạm Công Hùng thế này: hành vi vừa chạy xe máy vừa cầm gậy dọa đánh người khác, la hét trên đường... có thật là không ảnh hưởng đến "công cộng" không? Ông định nghĩa thế nào là công cộng? hay chỉ khi nó đâm xe vào ông đang đi bộ hay đi xe trên đường thì mới gọi là có dấu hiệu "gây rối trật tự công cộng"?

    Kiểu như một ông quan từng phát biểu: thực phẩm bẩn chưa gây chết người ngay nên không thể xử lý hình sự. Bó tay. 

     

     

    Đồng ý với bác,  thực tế ở tình huống trên là đã gây ảnh hưởng đến "công cộng" rồi. Địa điểm ở đường đi rõ ràng là nơi công cộng, Nẹt ga, cầm gậy tre phi như ông gióng, chẳng qua là trường hợp này ngoài đối tượng bị truy đuổi không có thêm nạn nhân nào khác nữa thôi. 

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 02/12/2016 03:26:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #443187   03/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    Khongtheyeuemhon viết:

     

    Cám ơn hungmaiusa đã góp ý.

    Mình xin phản biện quan niệm của ông Phạm Công Hùng thế này: hành vi vừa chạy xe máy vừa cầm gậy dọa đánh người khác, la hét trên đường... có thật là không ảnh hưởng đến "công cộng" không? Ông định nghĩa thế nào là công cộng? hay chỉ khi nó đâm xe vào ông đang đi bộ hay đi xe trên đường thì mới gọi là có dấu hiệu "gây rối trật tự công cộng"?

    Kiểu như một ông quan từng phát biểu: thực phẩm bẩn chưa gây chết người ngay nên không thể xử lý hình sự. Bó tay. 

     

     

    Chào bạn Khongtheyeuemhon.

    Tôi đồng ý với phản biện của bạn: có hành vi gây rối trật tự công cộng trong trường hợp này.

    Tuy nhiên, không phải có hành vi gây rồi trật tự công công là phạm tội gây rối trật tự công công, mà chỉ những hành vi gây rối "gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích" thì mới phạm tội.

    Theo luật hình sự:

    Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng chưa 

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    Theo bài báo thì bị cáo:

    -Chưa từng"bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích" ;

    -Không gây hậu quả nghiêm trọng (cái chết của nạn nhân không phải là nuyên nhân trực tiếp của hành vi gây rối mà là do tai nạn) theo hường dẫn tại nghị quyết 02/2003 của HĐTP

    NGHỊ QUYẾT

    CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    SỐ 02/2003/NQ-HĐTP NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN
    ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

    4. Về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự

    4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

    4.2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

    4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

    5. Về các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" và "gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự

    5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:

    a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

    b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

    c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

    d. Chết người;

    đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

    e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;

    g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

    h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

    Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội...

    Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.

    5.2. "Gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 03/12/2016 09:26:26 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (05/12/2016)
  • #443177   02/12/2016

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Tội này là cố ý gây thương tích thôi ! Chứng minh làm sao được họ quá tốc độ ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #443259   05/12/2016

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Các bác xem quan điểm này thế nào nhé:

    Hành vi của N có đủ dấu hiệu của tội đe dọa giết người K1-Đ 103 BLHS, vì:

    N có hành vi đe dọa làm cho ông Q sợ;

    Ông Q thực sự tin rằng N sẽ thực hiện lời đe dọa, thể hiện ở những hành vi la hét, rượt đuổi, lấy cây tre...

    Ông Q sợ là một phản xạ tự nhiên của con người. Hành động của N tác nhân trực tiếp đến tâm lý của bị hại dẫn đến bị hại sợ hãi, răng ga bỏ chạy. 

    Hậu quả chết người là một chuỗi nhiều nguyên nhân liên hoàn kết hợp với nhau. 

    Xuất phát điểm dẫn đến hậu quả là hành vi của N dùng gậy, nẹt pô, la hét dọa đánh là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc ông Q tăng ga bỏ chạy và tông vào trụ chết. 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #443309   05/12/2016

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    lấy vụ án CSGT  tr uy đuổi làm chết người mà áp dụng

    ch ứ lẽ nào luật chỉ để áp dụng cho dân đen, còn CSGT truy đuổi ngưòi lái xe, té chết không bị tội gì, còn dân truy đuổi nhau lại bị tội (luật không cho CSGT truy đuổi, nên đừng nói là do làm nhiệm vụ)

     
    Báo quản trị |  
  • #443310   05/12/2016

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    theo đúng bản chất vụ việc thì nạn nhân chết là do chạy quá tốc độ,  vi phạm giao thông,  tự gây tai nạn

    còn ngưòi truy đuổi vi phạm hành chính trong giao thông và tội hình sự đe dọa đánh người (nếu có), cây tre không phải là vũ khí nguy hiểm đến tính mạng nên không thể nào là đe dọa giết ngưòi

     

     
    Báo quản trị |  
  • #443804   13/12/2016

    johancong
    johancong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo tôi, muốn biết N có phạm tội hay không, phải phân tích hành vi gắn với từng tội danh cụ thể:

    1. N không phạm tội Đe dọa giết người vì: Hành vi của N chỉ là cầm gây đuổi theo để đánh nhau, như những hành vi đánh nhau bình thường khác. Không có hành vi, lời nói hoặc hành động khác làm cho bị hại tin rằng sẽ đánh ông Q. Ông Q bỏ chạy vì sợ bị đánh. Không có chứng cứ chứng minh hành vi của N làm ông Q tin rằng sẽ bị giết. 

    2. N không phạm tội Giết người vì: 1) Động cơ mục đích của N chỉ là đuổi đánh ông Q, không có chứng cứ chứng minh N có mục đích tước đoạt tính mạng ông Q. 2) N chưa tác động trực tiếp đến ông Q. 3) Hậu quả ông Q mất lái đâm vào trụ bê tông và chết nằm ngoài dự tính của N. 4). Không có mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi đuổi theo của N và hậu quả tai nạn ngã xe của ông Q.

    Thực tế, chỉ chứng minh được hành vi giết người đối với các trường hợp như: dùng hung khí nguy hiểm (dao, kiếm, súng...) truy sát người trên cầu, vực cao... làm người bị hại ngã, chết (tức là người bị hại thực sự có niềm tin rằng, nếu không chạy sẽ bị sát hại và địa điểm truy đuổi là đường cùng hoạc thực sự nguy hiểm đến tính mạng).

    3. N không phạm tội Cố ý gây thương tích (dẫn đến chết người ) vì: ) N tuy có động cơ mục đích là đuổi đánh ông Q, không có chứng cứ chứng minh N có mục đích tước đoạt tính mạng ông Q. 2) N chưa tác động vật chất trực tiếp làm ông Q bị thương. 3) Chỉ chứng minh được tội này đối với các trường hợp đã gây thương tích trên thực tế (có tác động vật chất) và nạn nhân chết vì thương tích đó.

     4. Về tội Gây rối trật tự công cộng: Để xác định N có hạm tội Gây rối trật tự công cộng hay không phải dựa vào hồ sơ và kết quả điều tra chứ không chỉ dựa vào hậu quả chết người.

    Nếu chứng minh được N có hành vi gây rối trật tự công cộng: tại thời điểm đó người tham gia giao thông đông, hoặc nhà dân xung quanh đông, hành vi của N làm cho những người đi đường hoảng sợ, hoặc làm tắc nghẽn giao thông... thì lúc đó, N mới có hành vi gây rối trậ tự công cộng. Cùng với hậu quả chết người, lúc này mới đủ căn cứ xác định N phạm tội Gây rối trật tự công cộng.

    Nếu tại thời điểm xảy ra hành vi trên, không có người tham gia giao thông, xung quanh vắng người, hoặc hành vi của N không làm cho ai sợ hãi cả vì chỉ nghĩ là xô xát bình thường thì hành vi của N chưa phải là gây rối trật tự công cộng, cho dù có hậu quả chết người xảy ra đi chăng nữa.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #445578   19/01/2017

    AnhHaiBinhDuong
    AnhHaiBinhDuong

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo tôi thì N phạm tội "vô ý làm chết người".

    Lý do: xe do Q tự điều khiển; Q chết do N cầm cây rược nhưng N không có ý định giết Q 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #446003   07/02/2017

    CtyPETEC
    CtyPETEC

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Án lệ số 01/2016/AL về vụ án “Giết người”

    Theo án lệ này thì ông N phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CtyPETEC vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (08/02/2017)
  • #446021   08/02/2017

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    CtyPETEC viết:

    Án lệ số 01/2016/AL về vụ án “Giết người”

    Theo án lệ này thì ông N phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự.

    Cảm ơn bạn, đây cũng là quan điểm của mình.

    Khi tìm hiểu từng quan điểm thì mỗi thẩm phán đều có cách lập luận của riêng mình và đều rất "logic", có căn cứ khoa học, nên rất khó phản biện. 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #446029   08/02/2017

    Mình còn thắc mắc 1 chút Ông N có tác động trực tiếp vào người nạn nhân đâu .

     
    Báo quản trị |