Trang phục của Luật sư khi tham gia phiên Tòa được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #509321 03/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Trang phục của Luật sư khi tham gia phiên Tòa được quy định như thế nào?

    Trang phục của Luật sư khi tham gia phiên Tòa được quy định như thế nào?

    Liên quan đến vụ án của Vũ Nhôm tại Ngân hàng Đông Á, tại phiên Tòa, Chủ tọa nhắc nhở Luật sư phải mặc trang phục đúng như quy định. Vậy trang phục của Luật sư được quy định như thế nào?

    Theo nội dung chỉ đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Nghị quyết 12/NQ-HĐLSTQ và được hướng dẫn bở Công văn 227/LĐLSVN thì từ ngày 01/01/2011, trang phục của Luật sư thi tham gia phiên Tòa được quy định như sau:

    - Áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi màu trắng do Đoàn luật sư may tập trung hoặc các luật sư tự may theo quy định của Liên đoàn;

    - Cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất;

    - Huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn đeo trên ngực trái áo trang phục;

    - Trang phục thống nhất nêu trên áp dụng cho cả luật sư nam và luật sư nữ;

    - Mùa đông mặc đủ bộ trang phục, mùa hè có thể không mặc áo veston.

                                    

    Mẫu trang phục và mẫu Cavat

     

    Trang phục Luật sư vào mua đông:

     

    Đây là chữ ký

     
    24871 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (07/05/2019) hanthuyen8 (05/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509331   03/12/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Chào bạn,

    Mình thấy là theo quy định trong điều lệ của liên đoàn và nội quy của đoàn luật sư Tp HCM không có quy định việc không mặc đúng trang phục thì bị xử lý kỷ luật như thế nào, vì mình thấy đa phần luật sư mặc họ mặc trang phục không phải "đồng phục" nên mình mong là bạn sẽ cho mình một ví dụ.

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #509353   03/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    as00016715 viết:

    Chào bạn,

    Mình thấy là theo quy định trong điều lệ của liên đoàn và nội quy của đoàn luật sư Tp HCM không có quy định việc không mặc đúng trang phục thì bị xử lý kỷ luật như thế nào, vì mình thấy đa phần luật sư mặc họ mặc trang phục không phải "đồng phục" nên mình mong là bạn sẽ cho mình một ví dụ.

    Trân trọng

    Quy định về trang phục của Luật sư khi tham dự phiên Tòa được quy định bởi Liên đoàn LS Việt Nam bạn ạ Và đương nhiên các Đoàn Luật sư địa phương phải chấp hành rồi. Bạn nói đa phần các Luật sư ko chấp hành quy định về trang phục, bạn có thể cho ví dụ được không? Chứ thực tế mình thấy các LS ra toàn toàn mặc sơ mi trắng cavat của Liên đoàn ko à.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #509354   03/12/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Chào bạn,

     

    Đây là hình ảnh minh họa vị luật sư bảo vệ cho Grab (người tóc bạc) là ông Lưu Tiến Dũng hiện là luật sư trực thuộc Đoàn Hà Nội, nếu xét đến các phiên tòa không có ghi hình thì nhiều vô kể, nên nếu có ví dụ nào cho việc không mang cà vạc "ngành" và mặc vét không đúng màu sẽ bị xử lý kỷ luật khi đó mới cho thấy vai trò của văn bản trên còn chỉ nói mà không làm thì ?

     

    Vị sau cùng là luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch bào chữa cho ông Vũ (đây là hình ảnh của phiên tòa gần đây diễn ra tại tòa TP và đây là lúc họ chuẩn bị bước vào phòng xử án).

    Quan điểm của mình là ca vạt của liên đoàn xấu --> mình không thích màu của "chuột", và vì tại sao lại có quy định này ? ai được lợi ? mình thích mình mặc thì chẳng nhẽ mình bị xóa tên khỏi đoàn ls hay bị mời ra khỏi phiên tòa ? --> khá là bất ổn trong quy định này.

    Trân trọng.

     

    Cập nhật bởi as00016715 ngày 03/12/2018 08:35:26 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn as00016715 vì bài viết hữu ích
    hanthuyen8 (05/12/2018) Khongtheyeuemhon (07/05/2019)
  • #509740   10/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    as00016715 viết:

    Chào bạn,

     

    Đây là hình ảnh minh họa vị luật sư bảo vệ cho Grab (người tóc bạc) là ông Lưu Tiến Dũng hiện là luật sư trực thuộc Đoàn Hà Nội, nếu xét đến các phiên tòa không có ghi hình thì nhiều vô kể, nên nếu có ví dụ nào cho việc không mang cà vạc "ngành" và mặc vét không đúng màu sẽ bị xử lý kỷ luật khi đó mới cho thấy vai trò của văn bản trên còn chỉ nói mà không làm thì ?

     

    Vị sau cùng là luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch bào chữa cho ông Vũ (đây là hình ảnh của phiên tòa gần đây diễn ra tại tòa TP và đây là lúc họ chuẩn bị bước vào phòng xử án).

    Quan điểm của mình là ca vạt của liên đoàn xấu --> mình không thích màu của "chuột", và vì tại sao lại có quy định này ? ai được lợi ? mình thích mình mặc thì chẳng nhẽ mình bị xóa tên khỏi đoàn ls hay bị mời ra khỏi phiên tòa ? --> khá là bất ổn trong quy định này.

    Trân trọng.

     

    Đúng là xấu đẹp thì tùy thuộc vào mắt thẩm mỹ của từng người. Còn tại sao lại có quy định này, câu hỏi này thật khó trả lời, đơn giản nó là quy định của một Tổ chức thôi, tổ chức nào hoạt động mà không cần luật lệ, quy định. Bạn thích gì bạn mặc là quyền của bạn, nhưng khi bạn đã tham gia tổ chức thì bạn phải tuân thủ luật lệ của tổ chức đó. Cụ thể ở đây, đương nhiên Tòa không có quyền mời LS ra khỏi phiên Tòa nếu như Ls ko mặc đúng quy định, nhưng nếu LS vi phạm thì có thể bị xử lý kỷ Luật theo điều lệ của LĐLS đấy chứ.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #509862   11/12/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Trước đây mình cũng tham gia một số phiên tòa và thấy luật sư sử dụng cà vạt không phải màu lông chuột. Nhưng hồi đó chưa tìm hiểu nên cứ nghĩ luật sư mặc veston, đeo cà vạt là được rồi chứ không quy định màu như thế nào. Nhưng quy định như thế thôi chứ thực tế vẫn có trường hợp luật sư không tuân thủ trang phục khi tham gia phiên tòa.

     
    Báo quản trị |  
  • #517755   06/05/2019

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Luật sư có bắt buộc phải mặc đồng phục khi tham gia phiên tòa?

     

    Có thể nói rằng, để nâng cao trách nhiệm và hình ảnh của luật sư, góp phần đảm bảo tính nghiêm trang của phiên tòa thì một bộ trang phục của luật sư còn góp phần tạo sự tự tin, nâng tầm vị thế của người Luật sư tại phiên toà và trong xã hội.

    Nhiều người vẫn hay thắc mắc: Tại Việt Nam khi Luật sư tham gia phiên tòa liệu có phải mặc đồng phục thống nhất bắt buộc hay không? Luật sư có bị tước quyền tham dự phiên tòa khi không mặc đồng hay không?

    Quy định về đồng phục của  Luật sư hiện nay

    Theo Công văn số 277/LĐLSVN quy định kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2011, trang phục luật sư tham gia phiên tòa như sau:

    - Thứ nhất, Áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi màu trắng do Đoàn luật sư may tập trung hoặc các luật sư tự may theo quy định của Liên đoàn

    - Thứ hai, cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất.

    - Thứ ba, huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn đeo trên ngực trái áo trang phục.

    Trang phục thống nhất nêu trên áp dụng cho cả luật sư nam và luật sư nữ; mùa đông mặc đủ bộ trang phục, mùa hè có thể không mặc áo.

    Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì luật sư khi tham gia phiên tòa phải mặc đồng phục bắt buộc thống nhất theo quy định trên để tạo tính thống nhất và nâng cao vị thế, hình ảnh của người luật sư Việt Nam.

    Ngoài ra, Công văn 277/LĐLSVN còn có quy định sau:

    “Để đảm bảo việc các luật sư chấp hành nghiêm chỉnh quy định về trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa, Liên đoàn luật sư Việt Nam trân trọng đề nghị Quý Tòa chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp nhắc nhở, giám sát các luật sư; CHỈ CHẤP NHẬN các luật sư tham gia phiên tòa khi luật sư có mang trang phục thống nhất theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.”

    Chiếu theo nội dung trên chúng ta hiểu rằng Công văn 277/LĐLSVN  đang quy định rằng: chỉ chấp nhận các luật sư tham gia phiên tòa khi luật sư có mang đồng phục thống nhất theo quy định. Hay nói cách khác, nếu Luật sư không mặc trang phục thống nhất của liên đoàn thì không được tham gia phiên tòa.

    Rõ ràng, việc tước quyền bào chữa của Luật sư theo quy định này là trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng. Bởi, theo các bộ luật và Bộ luật Tố tụng hiện hành không có quy định nào về việc tước quyền tham gia phiên tòa của Luật sư khi không mặc đúng đồng phục:

    + Theo Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp những người không được tham gia bào chữa tại phiên tòa, trong đó không có trường hợp nào quy định về việc người bào chữa không mặc đồng phục thì sẽ là căn cứ bị tước quyền bào chữa.

    Ngoài ra, khoản 1 Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015  quy định về nội quy phiên tòa cũng chỉ quy định “Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc” chứ không nói về vấn đề không đồng phục thì không được tham gia phiên tòa.

    + Tương tự,  Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 cũng không quy định về vấn đề không mặc đồng phục thì không được tham gia phiên tòa.

    Như vậy, việc quy định về vấn đề chỉ chấp nhận luật sư mặc đúng đồng phục như nội dung tại Công văn 277/LĐLSVN là chưa hợp lý, không thống nhất với bất kỳ quy định pháp luật tố tụng nào.

    Do vậy, thực tế vẫn thấy rằng có trường hợp Luật sư tham gia phiên tòa không mặc đồng phục theo quy định mà đơn giản trang phục phải đảm bảo tính chất lịch sự, phù hợp văn hóa. Đó có thể là các trường hợp bất đắc dĩ như: Luật sư mang bầu, hay phiên tòa kéo dài nhiều ngày liên tiếp, hoặc vì một lý do chính đáng khác…

     

     
    Báo quản trị |  
  • #517804   07/05/2019

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Ở đây không chỉ là vấn đề về nội quy của liên đoàn, Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 có quy định là Liên đoàn được phép quy định về trang phục thống nhất.

    Trước hết nói về việc "làm luật", khi viết luật người viết phải khách quan, không tạo ra lợi thế cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào, với việc quy định liên đoàn được phép quy định đồng phục của luật sư là không khách quan vì nó mở ra việc 1 văn bản của tổ chức ABC không có quyền lực nhà nước lại có thể là một phần mở rộng của luật.

    Ngoài ra liên đoàn quy định việc trang phục phải có logo với lý do "...nâng cao vị thế.." chính vị thế của luật sư không nằm trong việc mặc một bộ veston màu gì hay cà vạt màu gì mà nằm ở việc thượng tôn pháp luật và khả năng mỗi LS.

    Bên cạnh đó việc bán cà vạt lại chỉ do chính Liên đoàn phân phối, đó chính là sự độc quyền cung cấp hàng hóa và hạn chế cạnh tranh trong thị trường trang phục hành nghề cho đối tượng luật sư.

    Không có thông tin về công ty sản xuất, chủ sở hữu công ty nhưng nếu có thời gian thì cũng sẽ biết ai là người sản xuất và có sự liên hệ nào với người làm luật hay lãnh đạo liên đoàn đó là chưa nói về điều tra chi phí sản xuất và mua bán cũng biết được liên đoàn có phải thực hiện việc đóng thuế hay không.

    Tại sao không phải là quy định "trang phục của luật sư tham dự phiên tòa là âu phục, với veston và cà vạt tối màu, phù hợp với từng phiên tòa cụ thể", chỉ vì một cái logo có thể làm một người thành luật sư hay khiến họ tăng vị thế thì không khác gì tự huyễn hoặc, một luật sư với bộ âu phục 100 triệu hoặc hơn thì vị thế sẽ yếu hơn một luật sư với bộ âu phục 10 triệu + cà vạt ngành chăng?

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn as00016715 vì bài viết hữu ích
    HoTanLiem (22/07/2021) luattueminh (07/01/2021) htdat29 (23/09/2019)
  • #517864   08/05/2019

    Bác trả lời thật hợp lý. quy định bắt buộc mà lại không có quy định xử phạt vi phạm, hơn nữa là còn bắt buộc sử dụng của một đối tượng, hạn chế cạnh tranh trong thị trường cung ứng. Làm ra quy định vậy thì là cố ý rồi còn gì nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #517950   10/05/2019

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Bổ sung bình luận ngày 07/5/2019,

    Với các điều khoản của quy tắc đao đức và hành nghề luât sư và điều lệ của liên đoàn không chặt chẽ và cụ thể để xác định như thế nào là vi phạm đạo đức của người luật sư với mức phạt ra sao, do điều lệ có quy định về trang phục nên mặc nhiên quy định này vừa thuộc luật nội bộ và thuộc luật luật sư.

    Ở VN Luật sư là một nghề phải tham gia vào đoàn luật sư, được cấp chứng chỉ hành nghề, với các quy định ở trên rõ là không bị yêu cầu rời khỏi phiên tòa, nhưng nếu vi phạm thì có thể bị kỷ luật và có thể bị tước chứng chỉ, đây chính là lý do khiến quy định này trở lên "thần thánh", ở VN có những luật sư bị xử lý kỷ luật với lý do không khách quan và rất chung chung, dẫn đến họ bị tước chứng chỉ một cách vô lý và quyết định đó còn được cơ quan nhà nước chấp nhận do luật luật sư và điều lệ liên đoàn đã quy định.

    Tôi rất không thích sự quy chuẩn hóa mọi thứ, trang phục cũng là một cách để luật sư thể hiện sự chuyên nghiệp và bản lĩnh hành nghề, một bộ veston màu xanh dương đậm lại mang cà vạt màu xám thì thật là thiếu thẩm mỹ, quy định về chuẩn trang phục là một việc vô cùng ngớ ngẩn chỉ tạo ra lợi ích cho những người tạo ra quy định này.

    Ngoài ra tòa án tại sao lại thực hiện việc gửi công văn nhằm báo cho liên đoàn biết là Ls A nào đó mặc đồ sai điều lệ, vị thẩm phán đó được lợi gì hay chính họ cũng thừa nhận điều lệ liên đoàn là một phần mở rộng của luật và hành động gửi công văn này là hành động tuân thủ và thượng tôn pháp luật ?

    Tự huyễn hoặc việc trang phục thống nhất là tăng vị thế, thực tế vị thế của luật sư bị chính các quy định chủ quan trong luật chi phối khiến luật sư bị hạn chế vị thế rõ ràng.

     

    Cập nhật bởi as00016715 ngày 10/05/2019 07:20:21 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn as00016715 vì bài viết hữu ích
    luattueminh (07/01/2021)
  • #518016   11/05/2019

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    Đã là Luật sư là đại diện người bào chữa cho thân chủ do Đoàn Luật sư chỉ định thì việc mặc trang phục phải theo quy định. Tuy nhiên, nếu có không đúng thì chỉ là một số điểm ít quan trọng là hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tòa, trước thân chủ. Rút kinh nghiệm thôi mấy bác thẩm phán ơi

     
    Báo quản trị |  
  • #518022   11/05/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Mình nghĩ rằng đã khoác trên mình tên "vị luật sư" thì cần phải phong cách trang nghiêm đúng chuẩn luật sư, như thế mới tạo cảm giác tin tưởng ban đầu của thân chủ với họ, cũng là tạo cái nhìn thiện cảm cho đồng nghiệp của họ cũng như những người khác, thể hiện sự tôn trọng nghề nghiệp và cũng là tôn trọng chính họ. Do vậy, nên có những hình thức chế tài để áp dụng khi có luật sư tham gia phiên tòa không đáp ứng được yêu cầu trang phục.

     
    Báo quản trị |  
  • #520305   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Thiết nghĩ việc tôn trọng mặc đồng phục của luật sư là sự tôn trọng với nghề luật sư và là điều hết sức cần thiết nhưng việc triển khai thực hiện nó còn nhiều khó khăn, bất cập. Đôi khi LS không biết phải mua "cà vạt" và "huy hiệu" của luật sư ở đâu ? Vì vậy, việc quy định về trang phục LS như thế này còn nhiều bất cập và khó thi hành.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #528839   23/09/2019

    tglaw
    tglaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


    có thể cho tôi xin nghị quyết số 12 được không

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tglaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/09/2019)
  • #529202   28/09/2019

    enychi
    enychi
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2019
    Tổng số bài viết (594)
    Số điểm: 3400
    Cảm ơn: 785
    Được cảm ơn 236 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #529265   29/09/2019

    Hiện các ở tất cả các Đoàn Luật sư, có Luật sư thực hiện, có Luật sư chưa thực hiện. Bởi Liên đoàn cũng chưa có chế tài nào đối với những LS không thực hiện. Đó là chưa nói việc giám sát thực hiện sẽ như thế nào. Do đó đến nay có luật sư thực hiện, có luật sư không.

     
    Báo quản trị |  
  • #533978   30/11/2019

    kyzato
    kyzato

    Sơ sinh

    , Vietnam
    Tham gia:02/08/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi đồng ý với quan điểm không nên quy định chuẩn trang phục của Luật sư như hiện tại.

    - Luật luật sư quy định cho phép Liên đoàn Luật sư Việt Nam được quy định về trang phục của Luật sư là mở rộng quyền/chuyển quyền cho một tổ chức không phải cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản lý luật sư. Điều này không có nghĩa quy định về trang phục của luật sư trong Điều lệ LĐLSVN có hiệu lực như quy định của pháp luật. Mọi công dân được làm những gì pháp luật không cấm.

    Trường hợp Luật sư không tuân thủ quy định Điều lệ của liên đoàn LSVN chỉ mang ý nghĩa vi phạm một quy định của một tổ chức ngoài nhà nước, không vi phạm pháp luật. Việc không tuân thủ này sẽ dẫn đến hệ quả các Luật sư sẽ chịu các chế tài, theo trình tự thủ tục được quy định trong Điều lệ LĐLSVN.

    Vì vậy tôi nhận thấy, công văn của LĐLSVN gửi Toà án đề nghị phối hợp không cho phép Luật sư thực hiện quyền bào chữa, quyền bảo vệ cho khách hàng là vi phạm quyền được bào chữa, được bảo vệ của công dân.

    - Việc quy định các chuẩn trang phục như hiện tại của LĐLSVN nhằm nâng cao vị thế, hình ảnh chuyên nghiệp của Luật sư, tôi nhận thấy không có gì đảm bảo cho mục đích này. Một chiếc áo không làm nên thầy tu, việc quy định chuẩn màu, logo theo tôi thể hiện sự áp đặt. Nếu có quy định thì chỉ nên quy định theo hướng định hướng hình ảnh.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyzato vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2019)
  • #534076   30/11/2019

    Cảm ơn thông tin bổ ích mà bạn đã cung cấp xoay quanh vấn đề khá nóng hổi gần đây Theo quan điểm cá nhân của mình thì viêc luật sư mặc vest đen cũng giống như thẩm phán phải khoác lên áo choàng đen vậy. Nó là quy định thì mình buộc phải tuân theo. Thêm nữa là mặc vest thể hiện sự đồng nhất của những người là luật sư. Mang thương hiệu luật sư khi tham gia phiên tòa. Thêm vào đó thì mặc vest đen cũng lịch sự và trang trọng. Thể hiện sự thượng tôn pháp luật
     
    Báo quản trị |  
  • #534172   30/11/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    có quy định mà không có xử phạt. nhưng vấn đề là nên bổ sung xử phạt hợp lý. chứ thật ra mình thấy luật sư cũng cần có 1 bộ trang phục ngành như các ngành khác thì cũng hay mà. như kiểu đồ màu xanh của cảnh sát, màu cỏ úa của an ninh, áo blouse của ngành y, họa tiết rằn ri của bộ độ,... chứ nếu mặc vest vô tòa cũng không biết ai luật sư, ai nguyên đơn, người nhà, người đến xem luôn

     
    Báo quản trị |