Trong việc giáo dục thanh thiếu niên có trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội, nhưng trách nhiệm của gia đình bao giờ cũng là điều kiện tiên quyết để các em bước vào đời. Ở nhà trường có rất đông học sinh nên các thày cô giao chỉ có thể hường các em đến những chuẩn mực chung nhất, còn việc uốn nắn các em, chia sẻ với các em, đưa các em theo con đường riêng của mỗi người là trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ. Tôi không có ý kiến bao biện cho các thày cô giáo đối với những hình thức kỷ luật nghiêm khắc học sinh của mình nhưng ở một tập thể cả trăm học sinh nếu không nghiêm khắc thì không thể quản lý được.
Quay trở lại trường hợp của em học sinh trên đây thì thấy cái chết của em phần nào do sự vô tâm của người mẹ thể hiện:
- Thứ nhất, mẹ em học sinh trên đây đã biết em hoàn toàn không vi phạm nội quy của Nhà trường nhưng lại "đồng lõa" với bạn sao đỏ để em bị kỷ luật oan;
- Thứ hai, người mẹ không có thiện chí trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục em. Cụ thể, người mẹ đã lợi dụng mối quan hệ của mình, gọi điện trực tiếp cho thày Tổng phụ trách - người không hề biết rõ về hành vi của em chỉ để XIN ĐỪNG PHẠT. Trong khi đáng lẽ người mẹ phải động viên con cùng mình đến gặp trực tiếp cô chủ nhiệm để minh oan về việc làm của con mình.
- Thứ ba, người mẹ đã không giúp con mình trong việc phát triển tâm lý, xây dựng bản lĩnh, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của con mình,...
Luật sư Lưu Thị Thu Hiền
Trưởng VP Luật sư Hiền và Liên danh
374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.