Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cướp dùng súng giả

Chủ đề   RSS   
  • #67548 09/11/2010

    BichVan_HLU

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cướp dùng súng giả

    Cho em hỏi nếu A dùng súng giả để uy hiếp và cướp tài sản của B. B biết được đó là súng giả và chống cự lại khiến A ko lấy được tài sản thì TNHS của A giải quyết thế nào?
    Mọi người cho e ý kiến với ạ. Em xin cảm ơn.

    Nothing is impossible

     
    12047 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #67634   09/11/2010
    Được đánh dấu trả lời

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào #0072bc;">BichVan_HLU! Lâu lắm rồi mới thấy bạn quay lại diễn đàn.

    Trước hết bạn lưu ý về thuật ngữ. Trong trường hợp trên, bạn phải sử dụng thuật ngữ "sử dụng súng giả" chứ không phải là "dùng súng giả". Khoa học luật hình sự phân biệt từ "sử dụng" và từ "dùng" khác nhau. Bởi "dùng" chỉ mới nói đến mục đích của việc sử dụng, chứ chưa nói lên được hành vi sử dụng. Mà tội phạm theo BLHS phải là hành vi.

    TNHS trong trường hợp bạn nêu được xác định là khoản 1 Điều 133 BLHS, vì những lý do sau:

    Điểm d khoản 2 Điều 133 quy định tình tiết định khung của tội Cướp tài sản là "Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác".

    Súng giả không phải là vũ khí, cũng không phải là phương tiện nguy hiểm. Việc sử dụng súng giả lại càng không phải là thủ đoạn nguy hiểm (xem mục 2 #0070c0;">Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP; điểm 5.1 mục 5 phần I #0070c0;">Thông tư 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP; khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công vụ hỗ trợ ban hành kèm theo #0070c0;">Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996).

    Tình huống cũng không thỏa mãn bất cứ một tình tiết định khung nào khác tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 133 BLHS.
    Vậy nên A phạm tội theo khoản 1.

    Bạn không nói rõ nhưng trong trường hợp này có thể thấy được A đã thực hiện hành vi "dùng vũ lực" hoặc hành vi "đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc" chứ không phải là "hành vi khác". Như vậy, tội cướp mà A thực hiện là tội phạm có cấu thành hình thức. Hậu quả không phải là dấu hiệu cấu thành của tội phạm. A đã thực hiện đầy đủ các hành vi của cấu thành tội phạm nên A phải chịu TNHS đối với tội phạm đã hoàn thành.

    Thân!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 10/11/2010 12:42:28 PM Tạo link văn bản

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #67693   09/11/2010

    BichVan_HLU
    BichVan_HLU

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em xin cảm ơn những góp ý của BachThanhDC
    Cho em hỏi là: Tại sao ko thể coi hành vi A sử dụng súng giả uy hiếp để cướp tài sản là "thủ đoạn nguy hiểm khác"? Có thể thấy rõ thủ đoạn của A là sử dụng súng giả với mục đích là muốnuy hiếp tinh thần B, muôn B tưởng đó là súng thật mà sợ hãi đưa tài sản cho A.
    Súng giả ko được coi là vũ khí hay phương tiện nguy hiểm, nhưng có thể xét hành vi dùng súng giả là thủ đoạn nguy hiểm khác được chứ?
    Em xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi BichVan_HLU ngày 09/11/2010 11:50:27 PM

    Nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #67763   10/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ồ! Vậy là em chưa đọc điểm 5.1 mục 5 phần I Thông tư 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP rồi.

    Nó quy định như sau:
    "Thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản...".

    Cũng có một số người làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng có quan điểm như em và đã tranh cãi rất nhiều trên các tạp chí về pháp luật. Nhưng cuối cùng kết luận là hành vi sử dụng súng giả chẳng có gì là nguy hiểm. Thủ đoạn nguy hiểm phải được hiểu đúng bản chất của nó. Tức là tự nó phải có thể gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại cho đối tượng mà người phạm tội tác động đến.

    Anh đã tạo link cho các văn bản trên, em có thể thm khảo.
    Không hiểu sao Dân Luật không có Thông tư 02/2001 nên anh phải cung cấp từ diễn đàn khác.

    Thân!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    nhuquynhlaw (21/04/2012) huyenngochlu (23/04/2012)
  • #67767   10/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Anh BachThanhDC cho em hỏi là theo như điều 133 quy định thì chi khi người bị cướp “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”  thì hành vi của tên cướp mới được coi là thỏa mãn CTTP, như vậy thì trường hợp ở ví dụ trên có thỏa mãn đâu nhỉ, em vẫn thắc mắc cái này từ ngày xưa.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #67770   10/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Hì! Em đập cái CTTP tại khoản 1 Điều 133 BLHS vào một cục mất rồi. Em chỉ đúng khi người phạm tội thực hiện loại hành vi thứ 3 thôi.

    Cụ thể nó có 3 loại hành vi:


    1. Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản.
    2. Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản.
    3. Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

    Người phạm tội thực hiện loại hành vi thứ 1 và 2 là điều kiện cần và đủ của CTTP rồi, mà không cần phải kết hợp với "tình trạng không thể chông cự được".


    Còn loại hành vi thứ 3 thì "hành vi khác" là điều kiện cần, "tình trạng không thể chống cự được" là điều kiện đủ. Chỉ khi thoả mãn cả hai điều kiện này thì mới CTTP


    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    nhuquynhlaw (21/04/2012)
  • #67772   10/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chữ "hoặc" tương đương với dấu phẩy, thế thì hai cái đầu cũng phải có mối liên kết với “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”  chứ ạ, nếu nó là ";" thì mới như anh nói chứ nhỉ ??
    Mấy quy định khác của pháp luật cũng toàn dùng dạng này mà anh (giống kiểu câu em hỏi ở phần mở đầu của BLDS ý).

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #69222   18/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Lạ thật! Online suốt mà vẫn để sót những tình huống bổ sung như thế này. Tưởng không ai có ý kiến gì nữa chứ.

    Boyluat à! Chữ hoặc không tương đương với dấu phẩy, mà chữ và mới tương đương với dấu phẩy.


    Lấy một ví dụ để em có thể thấy khi thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản, không làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, mà vẫn phạm tội cướp tài sản.


    Em đang đi cùng một nhóm bạn khá đông. Anh chỉ một mình, tương quan lực lượng là chênh lệch quá rõ ràng. Anh một tay cầm dao nhưng dùng tay kia đấm em một cái và bảo: "Có tiền đưa đây cho tao một ít để uống rượu". Em móc ví ra lấy một ít tiền đưa cho anh.


    Xong anh lại bảo: "Mấy thằng kia nữa, có tiền đưa ra đây không tao đán chết". Và mỗi người đều đưa cho anh một ít tiền.


    Trường hợp này hành vi của anh đã cấu thành tội cướp tài sản. Và anh đã thực hiện hai loại hành vi là dùng vũ lực đối với em. Còn hành vi đối với những người bạn là hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc (không phải là hành vi đe doạ dùng vũ lực của tội cưỡng đoạt nữa. Vì một tay anh cầm dao và trước đó đã dùng vũ lực với em. Chính những động thái đó đã làm cho các bạn em nghĩ rằng nêu không thoả mãn yêu cầu của anh thì vũ lực sẽ ngay tức khắc được anh thực hiện).


    Nhưng hành vi của anh không hề làm cho em và nhóm bạn lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Vì em và cả nhóm bạn em còn rất nhiều phương án để lựa chọnnhw có thể bỏ chạy, kêu cứu hoặc tấn công trở lại. Và kể cả trường hợp anh chưa chiếm đoạt được tiền của bọn em thì anh cũng đã phạm tội cướp tài sản.


    Hoặc có thể sau khi bị anh đấm đá xong, em bảo trong người không còn tiền, để em về nhà lấy. Anh ngồi chờ và sau đó em mang tiền ra đưa cho anh. Anh cũng phạm tội cướp mà không hềlàm cho em lâm vào tình trạng không thể chống cự được.


    Như vậy, hai loại hành vi dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc không cần phải có mối liên hệ với tình trạng không thể chống cự được. 


    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    nhuquynhlaw (21/04/2012)
  • #148403   18/11/2011

    giodong_lkt1
    giodong_lkt1
    Top 500
    Female


    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1660
    Cảm ơn: 197
    Được cảm ơn 43 lần


    boyluat viết:
    Chữ "hoặc" tương đương với dấu phẩy, thế thì hai cái đầu cũng phải có mối liên kết với “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”  chứ ạ, nếu nó là ";" thì mới như anh nói chứ nhỉ ??
    Mấy quy định khác của pháp luật cũng toàn dùng dạng này mà anh (giống kiểu câu em hỏi ở phần mở đầu của BLDS ý).

    quy định khác giống giống có phải như vậy không bạn?
    ''người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều chỉnh hành vi của mình...''
    ở đây nếu hiểu theo ý anh BachThanh DC thì sẽ phân định rõ ra 2 trường hợp:
        -bệnh tâm thần
        -bệnh khác làm mất khả năng......
    hiểu như vậy thì lại không đúng trong trường hợp này thì phải ah.
    thân!

    family=father and mother,i love you.

    learn to love yourself!

     
    Báo quản trị |  
  • #251754   29/03/2013

    phuonguyen0706
    phuonguyen0706

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    quy định khác giống giống có phải như vậy không bạn?
    ''người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều chỉnh hành vi của mình...''
    ở đây nếu hiểu theo ý anh BachThanh DC thì sẽ phân định rõ ra 2 trường hợp:
        -bệnh tâm thần
        -bệnh khác làm mất khả năng......
    hiểu như vậy thì lại không đúng trong trường hợp này thì phải ah.

    theo minh thì có 4 trường hợp:

    - bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức

    - bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng điều khiển hành vi

    - bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức

    -bệnh khác dẫn đến mất khả năng điều khiển hành vi 

     
    Báo quản trị |