Chào
#0072bc;">BichVan_HLU! Lâu lắm rồi mới thấy bạn quay lại diễn đàn.
Trước hết bạn lưu ý về thuật ngữ. Trong trường hợp trên, bạn phải sử dụng thuật ngữ "sử dụng súng giả" chứ không phải là "dùng súng giả". Khoa học luật hình sự phân biệt từ "sử dụng" và từ "dùng" khác nhau. Bởi "dùng" chỉ mới nói đến mục đích của việc sử dụng, chứ chưa nói lên được hành vi sử dụng. Mà tội phạm theo BLHS phải là hành vi.
TNHS trong trường hợp bạn nêu được xác định là khoản 1 Điều 133 BLHS, vì những lý do sau:
Điểm d khoản 2 Điều 133 quy định tình tiết định khung của tội Cướp tài sản là "Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác".
Súng giả không phải là vũ khí, cũng không phải là phương tiện nguy hiểm. Việc sử dụng súng giả lại càng không phải là thủ đoạn nguy hiểm
(xem mục 2 #0070c0;">Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP; điểm 5.1 mục 5 phần I #0070c0;">Thông tư 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP; khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công vụ hỗ trợ ban hành kèm theo #0070c0;">Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996).
Tình huống cũng không thỏa mãn bất cứ một tình tiết định khung nào khác tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 133 BLHS.
Vậy nên A phạm tội theo khoản 1.
Bạn không nói rõ nhưng trong trường hợp này có thể thấy được A đã thực hiện hành vi "dùng vũ lực" hoặc hành vi "đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc" chứ không phải là "hành vi khác". Như vậy, tội cướp mà A thực hiện là tội phạm có cấu thành hình thức. Hậu quả không phải là dấu hiệu cấu thành của tội phạm. A đã thực hiện đầy đủ các hành vi của cấu thành tội phạm nên A phải chịu TNHS đối với tội phạm đã hoàn thành.
Thân!
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 10/11/2010 12:42:28 PM
Tạo link văn bản
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!