Trách nhiệm của Đại diện PL, Chủ tịch HDQT, Giám đốc Công ty Cổ Phần.

Chủ đề   RSS   
  • #436682 23/09/2016

    TitBaby

    Female
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm của Đại diện PL, Chủ tịch HDQT, Giám đốc Công ty Cổ Phần.

    Chào Luật sư.

    Tôi muốn hỏi :

    - Trong Công ty Cổ phần thì  Đại diện PL, Chủ tịch HDQT, Giám đốc chịu trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn trong hoạt động kinh doanh đến khi phá sản?

    - 1 người có thể làm giám đốc và NĐLPL cho 2 công ty Cổ phần và TNHH được không? Và khi có hoạt động mua bán giữa 2 công ty thì ai sẽ là người ký vào hợp đồng ạ?

    Tôi xin cảm ơn.

     
    2530 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #438398   12/10/2016

    minhminh2196
    minhminh2196

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, tôi xin có ý kiến như sau:

    Thứ nhất, điểm c khoản 1 điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”. Những người giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật, giám đốc đều là cổ đông của công ty, vì vậy họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

    Thứ hai, so với Luật doanh nghiệp 2005, điều 157 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về giám đốc, tổng giám đốc của công ty cổ phần đã bãi bỏ quy định về giám đốc, tổng giám đốc công ty không được đồng thời là giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty khác nữa. Như vậy, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần có thể đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

    Thứ ba, Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, theo đó: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.” Luật doanh nghiệp 2014 không quy định cụ thể về vấn đề một người có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của hai hay nhiều công ty mà chỉ quy định rằng công ty TNHH và CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có sau này, không nên để một người cùng làm người đại diện theo pháp luật của cả hai công ty.

    Thứ tư, đối với việc kí kết hợp đồng mua bán giữa hai công ty, trước hết phải hiểu rằng đại diện là người sẽ xác lập, thực hiện công việc được ủy quyền vì lợi ích của bên được đại diện. Mà trong trường hợp này việc kí kết hợp đồng của hai bên lại chỉ có một người đại diện, vì thế không đảm bảo được tính khách quan và không đúng với bản chất của đại diện. Ngoài ra khoản 5 điều 144 BLDS 2005 cũng có quy định về giao dịch có cùng người đại diện:“Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

    Xin cảm ơn.

    Nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ:

    (HOÀNG NGỌC MINH) |  CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 6.269.4744 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1 - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

          CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

    (HOÀNG NGỌC MINH) | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 6.269.4744 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1 - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

     
    Báo quản trị |