Với những thiệt hại về người và của khi xảy ra các sự cố như cháy, nổ,… thì đến đây tâm điểm đang hướng mắt về sự trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc gánh chịu những hậu quả đã để lại.
Tìm đến câu chuyện ai sẽ là người chịu trách nhiệm, chúng ta phải xét đến yếu tố “lỗi”. Thứ nhất, nếu sự cố xảy ra xuất phát từ nguyên nhân chủ quan thì cá nhân nào có lỗi thì sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi gây ra.
Thứ hai, nếu “lỗi” xuất phát từ các tổ thức kiểm nghiệm, thực thi thì theo Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 thì chủ đầu tư thực hiện thủ tục trình duyệt dự án, thiết kế về an toàn PCCC, chỉ được thi công khi thiết kế về an toàn PCCC của công trình đã được duyệt. Đồng thời, phải tổ chức kiểm tra, giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình thi công công trình, nếu có thay đổi thiết kế thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được duyệt lại và thường xuyên kiểm tra, duy trì các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy. Điều luật cũng chỉ định rõ, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải đảm bảo trách nhiệm thuộc về mình trong công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (Điều 16 Luật phòng cháy, chữa cháy được hướng dẫn bởi Khoản 5,6 Nghị định 79/2014/NĐ-CP).
Trách nhiệm của chủ đầu tư là mua bảo hiểm cháy nổ và phía bảo hiểm sẽ là đơn vị chịu trách nhiêm chi trả thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do lỗi cố ý quy định về phòng cháy, chữa cháy thì sẽ không được cơ quan bảo hiểm chi trả Điều 10 Nghị định 130/2006/NĐ-CP (Lưu ý: Nghị định 130/2006/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/4/2018 và sẽ được thay thế bởi Nghị định 23/2018/NĐ-CP).
Bên cạnh đó cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trong việc kiểm tra định kỳ các thiết bị tại cơ sở là đơn vị quan trọng có ảnh hưởng trong việc xảy ra các sự cố.
Cần xem xét đến mức độ thiệt hại để xác định từng mức trách nhiệm, cụ thể theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
- Chủ đầu tư: thực hiện các công tác về người và tài sản khi sự cố xảy ra, kể cả trách nhiệm pháp lý có liên quan.Về xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí, niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
- Bảo hiểm: chi trả theo hợp đồng càng sớm càng tốt nếu chủ đầu tư không vi phạm những điều khoản đã cam kết về bồi thường.
- Nhà thầu: chịu trách nhiệm trong định mức thi công, các biện pháp đảm bảo về an toàn, công tác nghiệm thu công trình.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định,…
- Cơ quan quản lý: giải trình, chứng minh các khâu kỹ thuật có hay không sự cố, thực hiện công tác chính về người và tài sản.Vi phạm các điều kiện về công tác quản lý an toàn về phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt từ 100.000 đến 5.000.000 với các hành vi về lập hồ sơ quản lý theo dõi hoạt động công tác phòng cháy chữa cháy,…
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính xử lý:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc giảm khối lượng, số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định; Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
- Buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định; Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến vi phạm hành chính;
- Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; Các biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài ra còn có các mức xử lý vi phạm với từng nội dung cụ thể được quy định tại Mục 3, Chương 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP các bạn có thể theo dõi.
Nói tóm lại dù là tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm trong những sự cố thì vấn nạn cần giải quyết trong tương lai là những biện pháp mạnh tay đến từ các cơ quan ban hành luật, để hạn chế đến mức thấp nhất những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Cập nhật bởi PhaplyDoanhnghiep ngày 27/03/2018 09:43:34 SA
Cập nhật bởi PhaplyDoanhnghiep ngày 27/03/2018 09:41:19 SA