Trách nhiệm của A

Chủ đề   RSS   
  • #93016 05/04/2011

    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Trách nhiệm của A

        Thấy cha xông vào đánh mẹ (đã nhiều lần cha đánh đập mẹ - vì người cha nghi ngờ người mẹ có quan hệ ngoại tình) anh của A can ngăn nhưng cha vẫn xông vào để đánh mẹ nên A chạy đến đẩy cha ra làm cha ngã xuống đường bị chảy máu qua tai phải đưa đi cấp cứu. Hơn 1 tuần sau người cha chết vì bị chấn thương sọ não.
        Trường hợp này A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì A đã phạm tội gì? Rất mong nhận được sự tham gia của BachThanhDC và các thành viên? Trân trọng cảm ơn!
     
    4831 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #93428   06/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào Hiền "khùng"! Làm "thợ lặn" ở chốn nào mà được lâu thế.

    Quan điểm của BT thế này:

    Về khái niệm, vố ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

    Về hành vi khách quan, hậu quả xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong trường hợp trên có lẽ không cần phải bàn nữa, vì nó quá rõ ràng rồi.

    Về ý thức chủ quan (yếu tố lỗi), theo Điều 10 BLHS thì vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau:

    - Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả  nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (khoa học luật hình sự gọi là vô ý vì quá tự tin).

    - Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (khoa học luật hình sự gọi là vô ý vì cẩu thả).

    Đối chiếu với tình huống trên thì hành vi của A thuộc trường hợp vô ý vì cầu thả. Nghĩa là tuy A không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho người bố. Nhưng pháp luật buộc A phải thấy trước và có thể thấy trước. Cụ thể là A phải thấy trước hành vi xô đây của mình có thể làm bố bị ngã; A lại phải thấy trước nếu bị ngã thì có thể gây ra những hậu quả nguy hại cho thân thể của bố mình, trong đó có hậu quả chết người. Và với một người có đầy đủ năng lực chủ thể thì A có thể thấy trước hậu quả đó.

    Từ sự phân tích trên, có thể thấy hành vi của A là hành vi vô ý làm chết người. Và vì chỉ làm chết một người nên nó thuộc khoản 1 Điều 98 BLHS.

    Do đó, theo Điều 12 BLHS, nếu A đủ 16 tuổi thì phải chịu TNHS, chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu TNHS.

    Thân!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 06/04/2011 09:21:50 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #93824   08/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Cảm ơn BachThanhDC rất nhiều nhưng tôi thấy trường hợp của A cũng có đầy đủ các dấu hiệu quy định ở Điều 15 Bộ luật hình sự đấy chứ! BT có thể phản biện cho quan điểm cho rằng A đã phòng vệ chính đáng được không? Nếu không phải là phòng vệ chính đáng thì cũng là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Mong nhận được sự trao đổi của BT và mọi người!
     
    Báo quản trị |  
  • #94598   12/04/2011

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Mình đồng tình với quan điểm cho rằng hành vi của A không cấu thành tội phạm mà rơi vào trường hợp phòng vệ chính đáng theo Điều 15 BLHS 1999. Vì A không còn cách nào khác phải đẩy cha mình ra để cha không đánh mẹ nữa. Hành vi đẩy người cha ra không nhằm mục đích gì khác ngoài bảo vệ cho sự an toàn của người mẹ! Về mặt chủ quan thì đây không được xem là yếu tố lỗi (can ngăn người khác thì đâu có gì là lỗi). Việc cha A chết đương nhiên không phải là mục đích của A. Tuy nhiên, nếu làm rõ hơn tình huống này, thì có thể mọi chuyện sẽ khác, cụ thể hành vi đẩy người cha ra ở mức độ như thế nào, có xuất phát từ sự câm phẫn muốn trả thù cho mẹ hay không, tình trạng chống cự của người cha như thế nào,...
    Một vài góp ý nhỏ!
    Thân!

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |  
  • #94628   13/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


        Mình đưa thêm tình tiết của vụ án cho mọi người đánh giá nhé. Khi sự việc xảy ra, cha của A đã uống rượu, lúc đó A chỉ lấy tay đẩy vào mặt của cha với mục đích để cha không đánh mẹ, hoàn toàn không có ý thù hằn gì đối với cha. Khi cha ngã, A tưởng cha giả vờ nên bỏ đi tiểu. Khi quay lại thấy cha bị chảy máu mới biết cha mình bị thương nặng như vậy. Sau đó A và mẹ cùng gia đình đã lo chạy chữa cho cha, nhưng cha của A không qua khỏi và đã chết sau đó 8 ngày. Theo mình thì A đã phòng vệ chính đáng vì khi đó rõ ràng là cha A đang lao vào để đánh mẹ A, A chỉ dùng tay đẩy cha ra.  Khi đó có thể cha của A đang lao tới và đã có men rượu nên việc cha A bị ngã ngửa ra sau, đập đầu xuống đường là tình huống A không lường được. Nhưng hành vi chống trả của A rõ ràng là cần thiết và không có gì là quá đáng.
     
    Báo quản trị |