phamanh1993 viết:
em có một tình huống muốn mọi người giúp đỡ. ông A thỏa thuận bán cho bà Bmột chiết tivi giá 5tr đồng. bà B đặt cọc trước 2tr. phần còn lại đến ngày 5/12/2014 sau khi nhận tivi sẽ thanh toán nốt. tuy nhiên, đến ngày này do lệnh điều động đi công tác đột xuất nên bà B không thể thực hiện được đúng hợp đồng. vào lúc 3h sáng ngày 6/12/2014, đúng như dự đoán của trung tâm khí tượng thủy văn, triều cường đã đạt mức kỉ lục , gây thiệt hại lớn về tài sản cho người dân trong vùng. toàn bộ đồ điện nhà ông A bị hư hỏng kể cả chiếc tivi trên.sau sự việc xảy ra, bà B yêu cầu ông A trả lại 2tr đồng. tranh chấp trên sẽ được giải quyết như thế nào? cơ sở pháp lý?
Chào bạn.
Quan hệ pháp luật giữa ông A và bà B là quan hệ về hợp đồng mua bán (dân sự).
Trong đó ông A có nghĩa vụ giao tivi và có quyền nhận 5 tr đồng. Bà B thì ngược lại.
Vấn đề mấu chốt là tại thời điểm tivi bị hỏng thì tài sản đó thuộc sở hữu của ai (người chủ sở hữu sẽ chịu thiệt hại về tài sản) :
Theo luật dân sự 2005:
Điều 439. Thời điểm chuyển quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, tại thời điểm tivi bị hư thì tài sản chưa được chuyển giao cho bà B; ông A vẫn là chủ sở hữu.
Đối với việc bà B "đi công tác đột xuất nên bà B không thể thực hiện được đúng hợp đồng" là vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sư. Trường hợp này luật dân sư có quy định:
Điều 288. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện theo thoả thuận nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trong trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.
Như vậy ông A phải có nghĩa vụ "áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản" và có quyền yêu cầu bà B thanh toán chi phí hợp lý/
Do tivi bị hỏng, đối tượng của hợp đồng là chiếc tivi không còn nữa. nên ông A sẽ trả lại tiền cọc cho bà B, có quyền trừ chi phí bảo quản vào số tiền đặt cọc.
tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn