Trả lời giùm mình mấy câu này

Chủ đề   RSS   
  • #112248 21/06/2011

    onlyone_vinhcr

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trả lời giùm mình mấy câu này

     Mình sắp thi môn pháp luật đại cương rồi. Do hông phải là dân luật nên có nhiều thắc mắc lắm, mong mọi người sẽ giúp mình trả lời hết

    Những nhận định dưới đây đúng hay sai ?

    1) Các chủ thể của quan hệ pháp luật đề có quyền và nghĩa vụ pháp lí, được nhà nước bảo đảm thực hiện

    2) Năng lực pháp lực của các cá nhân là như nhau

    3) Trong mọi trường hợp, khi chủ thể không thấy trước hành vi của minh là nguy hiểm cho xã hội thì chủ thể đó không có lỗi

    4) Người không có khả năng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm thì không có lỗi

    5) Lỗi là thước đo duy nhất của trách nhiệm pháp lý

    6) Điều kiện để một người trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật cũng chính là điều kiện để trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật

    7) Các pháp nhân đều có năng lực chủ thể như nhau

    8) Quan hệ pháp luật vẫn có thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt mà không cần có sự kiện pháp lý

    9) Người có năng lực pháp luật đương nhiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình

    10) Một hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành nhiều loại vi phạm pháp luật khác nhau

    11) Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một loại trách nhiệm pháp lý

    12) Người  mất năng lực hành vi sẽ không có năng lực trách nhiệm pháp lý

    13) Trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật bắt buộc phải có yếu tố “ thiệt hại cho xã hội”


    Trả lời những câu sau

     1) Khả năng nhận thức của người vi phạm pháp luật thuộc yếu tố nào trong cấu thành của vi phạm pháp luật ?

     2) Người cầm cố tài sản có quyền gì đối với tài sản

     3) Chủ thể có tự do ý chí để lựa chọn cách xử sự phù hợp với ý chí của mình là dấu hiện thuộc về năng lực nào trong 4 năng lực sau: NL pháp luật, NL trách nhiệm pháp lý, NL chủ thể, NL hành vi


    Cảm ơn mọi người trước nhen, có thể sẽ hỏi thêm nữa 
     
    67482 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #112326   22/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Trả lời bạn đúng hay sai thôi nhé, còn vì sao thì không có trong đề thi phải ko nhỉ?
    1.đúng
    2. đúng.
    3.sai.
    4. đúng.
    5. sai.
    6. câu này không hiểu lắm trả lời sau vậy.
    7. sai.
    8. sai.
    9. đúng.
    10. đúng.
    11. sai.
    12. đúng.
    13. đúng.
     1) Khả năng nhận thức của người vi phạm pháp luật thuộc yếu tố nào trong cấu thành của vi phạm pháp luật ?
    Cái này mình nghĩ nó thuộc về chủ thể.
    2) Người cầm cố tài sản có quyền gì đối với tài sản?
    Điều 331, bộ luật dân sự 2005.
    3) Chủ thể có tự do ý chí để lựa chọn cách xử sự phù hợp với ý chí của mình là dấu hiện thuộc về năng lực nào trong 4 năng lực sau: NL pháp luật, NL trách nhiệm pháp lý, NL chủ thể, NL hành vi
    Theo mình thì đó là năng lực chủ thể.
    Chú ý: không hỏi thêm nữa đâu nhé, mấy câu này nếu bạn chăm tìm một chút là có thể tự giải đáp hết mà. 

     
    Báo quản trị |  
  • #112397   22/06/2011

    onlyone_vinhcr
    onlyone_vinhcr

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn nhiều. Mình cũng đã nói rùi, do mình không phải là dân luật nên cũng không biết nhiều nguồn để tham khảo, chỉ bít tra trên google thôi. Ok, mình sẽ không hỏi thêm câu nào nữa, mình chỉ thắc mắc một số câu trả lời của bạn thôi
    1) Các chủ thể của quan hệ pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí, được nhà nước bảo đảm thực hiện
     Hình như trong quan hệ trách nhiệm pháp lí, chỉ có chủ thể nhà nước là có quyền, còn chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có nghĩa vụ thôi phải không

    5) Lỗi là thước đo duy nhất của trách nhiệm pháp lý
    Bạn có thể cho mình biết ngoài lỗi ra còn có thêm yếu tố gì nữa không

    7) Các pháp nhân đều có năng lực chủ thể như nhau
    Bạn có thể giải thích thêm cho mình ở câu này được không. Vì ở câu trên năng lực pháp luật của mỗi cá nhân là như nhau thì sao năng lực chủ thể của pháp nhân lại không như vậy

    10) Một hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành nhiều loại vi phạm pháp luật khác nhau
    Theo mình hiểu loại vi phạm ở đây là vp hình sự, vp dân sự, vp hành chính, vp kỷ luật. Bạn có thể cho mình một ví dụ được không

    11) Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một loại trách nhiệm pháp lý
    Bạn có thể cho ví dụ được không

    13) Trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật bắt buộc phải có yếu tố “ thiệt hại cho xã hội”
    Sau khi post bài lên trang này thì mình có đọc được một bài trên mạng có nói răng trong mặt khách quan chỉ phải bắt buộc có yếu tố hành vi trái pháp luật, còn các yếu tố sự thiệt hại của xã hội , quan hệ nhân quả, công cụ, thời gian, địa điểm không cần phải chứng minh. Bạn có thể xác nhận lại điều này không

    Cảm ở bạn nhiều nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #112477   22/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Hichic bạn không tự trả lời đi lại còn bắt tui rep là sao ta?  lại còn gì gì mà cảm ở bạn nhiều nhiều nữa chứ...cấy ni tui không chịu trách nhiệm đâu nhé, cảm thì tự chạy thuốc thang đi chứ mà có phải lỗi of tui đâu nhỉ? .

    1.  Hình như trong quan hệ trách nhiệm pháp lí, chỉ có chủ thể nhà nước là có quyền, còn chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có nghĩa vụ thôi phải không?
    => không bởi vì không chỉ nhà nước mới có quyền mà mọi chủ thể khác đều có quyền.
    ex: bạn có quyền được nhà nước bảo vệ......

    5) Lỗi là thước đo duy nhất của trách nhiệm pháp lý

    Bạn có thể cho mình biết ngoài lỗi ra còn có thêm yếu tố gì nữa không
    => bạn phải hiểu như thế nào là trách nhiệm pháp lý. hình như trong sách lý luận chung về nhà nước và pháp luật chắc là có :d

    Theo mình thì trách nhiệm pháp lý nó liên quan chặt chẽ tới hậu quả (thiệt hại xảy ra). thiệt hại càng lớn trách nhiệm phải gánh chịu càng cao.

    7) Các pháp nhân đều có năng lực chủ thể như nhau
    Bạn có thể giải thích thêm cho mình ở câu này được không. Vì ở câu trên năng lực pháp luật của mỗi cá nhân là như nhau thì sao năng lực chủ thể của pháp nhân lại không như vậy

    =>Tham khảo BLDS 2005 chương IV pháp nhân và điều 86 NLPLDS của PN.

    Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

    1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.

    Mỗi pháp nhân thì có một mục đích hoạt động không giống nhau vì vậy năng lực PL của pháp nhân là khác nhau.

    10) Một hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành nhiều loại vi phạm pháp luật khác nhau
    Theo mình hiểu loại vi phạm ở đây là vp hình sự, vp dân sự, vp hành chính, vp kỷ luật. Bạn có thể cho mình một ví dụ được không

    => Bạn hiểu ntn đúng rồi nên tự tìm ví dụ nhé.

    11) Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một loại trách nhiệm pháp lý
    Bạn có thể cho ví dụ được không.

    => Ví dụ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước thì ngoài việc phải chịu TN hình sự còn phải chịu trách nhiệm vật chất là đền bù cho nhà nước thiệt hại đã gây ra, có thể phải chịu trách nhiệm kỷ luật.....

    13) Trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật bắt buộc phải có yếu tố “ thiệt hại cho xã hội”

    Hiiiiii cái câu này thì hình như mình trả lời sai thì phải.
    Nhưng mình chưa tìm được vi phạm nào không gây ra thiệt hại mà vẫn phải chịu trách nhiệm cả.

    Ây da lại spam ròi, làm gì có ai lại đi trả lời bài tập như thế này bao giờ nhỉ? Bạn mà hỏi nữa là mod khóa nick lại đấy 
    Tui mà rep nữa chắc lại bị chửi cho mà coi .


    Cập nhật bởi hanghell ngày 22/06/2011 02:35:23 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    NganPhamVu (26/10/2012)
  • #112640   22/06/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    5) Lỗi là thước đo duy nhất của trách nhiệm pháp lý
    Để phải chịu TNPL thông thường cần có các yếu tố sau:
    Chủ thể- có năng lực chủ thể ( NLPL+NLHV)
    Lỗi - cố ý ( trực tiếp và gián tiếp)và vô ý ( vô ý do quá tự tin và do quá cẩu thả)
    Có hành vi trái pháp luât.
    Có mối quan hệ nhân quả...


    7) Các pháp nhân đều có năng lực chủ thể như nhau

    Năng lực chủ thể = năng lực pháp luật + năng lực hành vi trong đó năng lực pháp luật của các pháp nhân thì như nhau nhưng năng lực hành vi của họ là khác nhau, ví dụ pháp nhân A được phép thực hiện hoạt động a nhưng không được thực hiện hoạt động b, còn pháp nhân B được thực hiện hoạt động b nhưng ko được thực hiện hoạt động a.


    10) Một hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành nhiều loại vi phạm pháp luật khác nhau
    Lấy 1 ví dụ đơn giản cho bạn hiểu:

    A( 20 tuổi) giết B thì A phải chịu TNHS và cả dân sự( bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tín mạng)

    11) Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một loại trách nhiệm pháp lý
    tương tự câu 10

    Bạn có thể tham khảo thêm.


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    NganPhamVu (26/10/2012)
  • #112522   22/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Câu 13, ví dụ như trong vi phạm pháp luật hình sự ở các tội phạm có cấu thành hình thức, thì hành vi phạm tội có thể chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hoặc như vi phạm pháp luật hành chính, thì ví dụ như bạn không đội mũ bảo hiểm, hậu quả nguy hiểm chưa xảy ra, nhưng đã có vi phạm pháp luật rồi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    hanghell (22/06/2011) NganPhamVu (26/10/2012)
  • #112636   22/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    boyluat viết:
    Câu 13, ví dụ như trong vi phạm pháp luật hình sự ở các tội phạm có cấu thành hình thức, thì hành vi phạm tội có thể chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hoặc như vi phạm pháp luật hành chính, thì ví dụ như bạn không đội mũ bảo hiểm, hậu quả nguy hiểm chưa xảy ra, nhưng đã có vi phạm pháp luật rồi.

    Ờ nhỉ, mình quên mất. Thank boy nhìu :) 
     
    Báo quản trị |  
  • #222456   26/10/2012

    NganPhamVu
    NganPhamVu

    Female
    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 1 lần


     

    em chưa hiểu lắm ý 9 

    9) Người có năng lực pháp luật đương nhiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình

    nếu ý này đúng thì kể cả khi người đó không có năng lực hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lí ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NganPhamVu vì bài viết hữu ích
    a_fish (27/10/2012)