Tốt nghiệp một Đại Học chuyên nghành luật ở nước ngoài , làm sao để hành nghề tại Việt Nam.

Chủ đề   RSS   
  • #160376 10/01/2012

    creepybatman

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tốt nghiệp một Đại Học chuyên nghành luật ở nước ngoài , làm sao để hành nghề tại Việt Nam.

    Xin chào mọi người , em lần đầu vào diễn đàn , mong mọi người giúp đỡ và tư vấn vài thắc mắc .

    Em mới tốt nghiệp một đại học khá danh tiếng ở Úc chuyên nghành về kinh tế và luật thương mại , em muốn trở về Việtnam để theo đuổi nghành luật . Xin hỏi với bằng cấp hiện tại tôi có thể đăng kí một khóa đào tạo về Luật sư ngay lập tức được hay không hay là tôi phải học lại chương trình cử nhân của đại học luật ? 

    Chân thành cảm ơn.
    Cập nhật bởi creepybatman ngày 10/01/2012 07:10:15 CH
     
    7259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #160381   10/01/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào creepybatman, tôi nghĩ rằng bạn nên tham khảo luật luật sư 2006 để có câu trả lời cho chính mình. Bạn đã tốt nghiệp ngành luật thì chắc rằng việc hiểu rõ văn bản luật này không khó.
     
    Báo quản trị |  
  • #160398   10/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    -Theo quy định tại Điều 11, Luật luật sư 2006 thì để được phép hành nghề luật sư tại VIệt Nam trước tiên bạn cần phải đạt đủ tiêu chuẩn tại Điều 10, Luật luật sư 2006. Ngoài 3 tiêu chuẩn (Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt) không cần phải quan tâm, thì có bằng cử nhân luật là điều kiện để đạt được các tiêu chuẩn tiếp theo (đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư).

    - Tuy nhiên, trong Luật thì không đưa ra định nghĩa rõ ràng là bằng cử nhân luật có bao gồm bằng cử nhân luật của nước ngoài hay không? Để ý tiếp đến quy định tại Điều 76, Luật luật sư 2006 thì một luật sư nước ngoài muốn được tư vấn luật Việt Nam thì phải đáp ứng yêu cầu là có bằng cử nhân luật của Việt Nam. Như vậy có thể đưa ra kết luận, bằng cử nhân luật của nước ngoài không phải là "bằng cử nhân luật được nói tới tại Điều 10, Luật luật sư". Do đó, bạn buộc phải có bằng cử nhân luật của Việt Nam để tham gia khóa đào tạo luật sư tại Học viện tư pháp (hiện là 6 tháng, HVTP đang kiến nghị tăng lên 12 tháng), sau đó tập sự hành nghề (18 tháng).

    - Để chắc chắn hơn, bạn thử liên hệ với Học viện tư pháp xem sao !
    .........................................................................................................................................................................................

    Phần thảo luận trên, tôi mới chỉ căn cứ vào Luật luật sư 2006 mà chưa tham khảo các văn bản hướng dẫn nên chưa thật chính xác. Tôi xin trích thêm một số quy định liên quan đến trường hợp của bạn trong các văn bản hướng dẫn Luật luật sư 2006:
    Nghị định số28/2007/NĐ-CP viết:
    Điều 1. Bằng cử nhân luật
    Người có bằng cử nhân luật quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư là người có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


    Thông tư số17/2011/TT-BTP viết:
    Điều 1. Công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài

    1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận trong các trường hợp sau đây:

    a) Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên;

    b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài;

    2. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn được công nhận ở Việt Nam thì gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:

    a) Giấy đề nghị công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài;

    b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài;

    c) Bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài;

    d) Giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

    đ) Các giấy tờ khác có liên quan.

    Các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ của khoản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật và được dịch ra bằng tiếng Việt; bản dịch tiếng Việt phải được chứng thực.

    3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

    Nếu sau khi được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, bạn hoàn toàn có thể tham gia khóa đào tạo nghề luật sư như một cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành luật tại Việt Nam.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 10/01/2012 10:09:32 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/01/2012) creepybatman (11/01/2012) batdongsangiaphat (29/06/2020)