Tự do ngôn luận là tiền đề của dân chủ, ngọn lửa để rực lên ánh sáng công bằng xã hội. Việc quan tâm đúng mức đến tự do ngôn luận nói chung và tự do ngôn luận tại CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT nói riêng là vô cùng cần thiết.
Tôi từng nghe một câu chuyện từ rất lâu rồi, không còn nhớ là ai đã kể cho mình nghe nữa nhưng vẫn đọng lại nội dung. Đó là, Hội nghị của hơn 200 nguyên thủ quốc gia trên thế giới để tìm ra định nghĩa Dân chủ là gì? Kết quả hội nghị thất bại, vì mỗi người có một định nghĩa riêng về Dân chủ nên không thống nhất được định nghĩa chung. Và Hội nghị đó được đánh giá là một hội nghị thật sự Dân chủ.
Từ câu chuyện trên và diễn biến của các bài viết trên Dân Luật thời gian qua đã thôi thúc tôi viết lên những dòng cảm nghĩ này.
Đáng lẽ ra Dân Luật là nơi tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm cá nhân, chia sẻ ý kiến vì sự tiến bộ chung của xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau nên Dân Luật chưa được tự do ngôn luận, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng bài viết không được cải thiện.
Thành viên của Dân Luật có thể là người không biết gì về pháp luật hoặc chuyên sâu về pháp luật; nên góc nhìn của họ không giống nhau và tất yếu xảy ra quan điểm, lập luận khác nhau. Nhưng tựu chung lại họ là những người yêu luật, yêu công lý và lẽ phải. Chúng ta cần phải tôn trọng những ý kiến đấy trên tinh thần cởi mở, chia sẻ. Vậy mà:
*Nhiều người phản ứng quá gay gắt với quan điểm của người khác, thẳng thừng chê trách. Dù đúng hay sai thì việc làm đó là không nên, thể hiện một cách cư xử thiếu văn hóa; làm người viết chán nãn, tự ti nên không dám viết nữa, hoặc viết nhưng dè chừng, do đó không tạo ra tính đột phá. Nếu người cư xử có phép lịch sự tối thiểu thì nên dùng những lời lẽ dịu êm và nhẹ nhàng hơn như: “quan điểm của bạn mình thấy cũng hay đó, tuy nhiên theo mình thì…” hoặc “cảm ơn chia sẻ của bạn nhưng mình nghĩ như thế này sẽ hợp lý hơn…”.... Cách ứng xử như vậy nhằm nói giảm nói tránh, giúp người viết tự nhận sai và sửa trong sự vui vẻ.
*Nhiều thành viên còn quá “chảnh chọe” cứ áp đặt quan điểm của người khác bằng sự phô trương học hàm, học vị hoặc bằng cấp của mình. Giống như kiểu Thầy giáo luôn luôn đúng còn sinh viên luôn luôn sai. Cách làm như thế đầy phản cảm, vô tình đã cản trở sự tự do ngôn luận.
*Nhiều lúc Quản trị không tôn trọng những ý kiến trái chiều, mà bị lung lay tư tưởng bởi các thành viên khác. Đây là điều không nên, bởi “chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về đa số”. Mà những quan điểm trái chiều sẽ khơi nguồn cho một cuộc tranh luận đầy sôi động.
*Nhiều cuộc tranh luận “Nhiệt tăng cao không cần thiết”, khi tranh luận ai cũng muốn giành về mình phần thắng, không chịu nhường nhau, và sự căng thẳng gia tăng. Đây là điều nên tránh, bởi lẽ khi đưa ra quan điểm ai cũng cho rằng mình đúng nhưng sự thật thì chưa chắc, vì vậy muốn giành về mình phần thắng thì hãy nhường một bước, như vậy mọi thứ sẽ diễn ra trong sự ôn hòa, cùng nhau chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.
Với TOPIC này, tôi mong mọi người đọc, cảm nhận và chia sẻ những ý kiến để góp phần vào việc xây dựng CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT tự do ngôn luận, vì một xã hội công bằng và văn minh.
Trân trọng cảm ơn!
Cập nhật bởi BachHoLS ngày 01/06/2013 08:34:29 SA
Cập nhật bởi BachHoLS ngày 01/06/2013 08:31:23 SA
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 29/04/2013 11:21:27 CH
L