Tổng hợp quy định về xử lý vi phạm hành chính trong sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #528819 23/09/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Tổng hợp quy định về xử lý vi phạm hành chính trong sở hữu trí tuệ

    Xử lý vi phạm trong sở hữu trí tuệ được hiểu là khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng như thanh tra, công an, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu phương tiện, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm;

    Xử lý vi phạm hành chính trong sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

    *Các trường hợp vi phạm áp dụng xử lý hành chính trong sở hữu trí tuệ:

    Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính; (khoản 27, Điều 1 Luật sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ 2009).

    -  Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

    -  Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

    -  Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

    *Quyết định áp dụng biện pháp hành chính gồm các hình thức, biện pháp xử lý sau:

    + Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;

    + Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ;

    + Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc phân phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác thương mại bình thường của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

    Căn cứ: Điều 214 Luật sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ 2009; 

    * Thẩm quyền xử lý: 

    -  Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

    - Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;
     
    - Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật;
     
    - Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan;

    Tuy nhiên, không phải bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và được xử phạt bất kỳ loại vi phạm hành chính trong tất cả các lĩnh vực. Chỉ có những cơ quan Nhà nước được pháp luật quy định mới được thực hiện quyền xử phạt và chỉ có quyền xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực được pháp luật giao cho.

    Mặt khác, không phải bất cứ ai trong cơ quan hành chính có thẩm quyền xử phạt đều được xử phạt và mức độ xử phạt là như nhau, mà pháp luật chỉ quy định một số chức danh nhất định của cơ quan hành chính đó mới có thẩm quyền xử phạt và quyền hạn xử phạt cũng khác nhau tuỳ theo chức danh mà pháp luật quy định.

    Tổng hợp văn bản xử lý vi phạm hành chính trong sở hữu trí tuệ, gồm:

    Căn cứ: Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy định cụ thể về các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính, gồm các văn bản sau:

    + Nghị định 105/2006/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

    + Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghiệp;

    + Thông tư 11/2015/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định 99/2013/NĐ-CP;

    + Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định sử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả quyền liên quan;

    + Nghị định 28/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định 131/2013/NĐ-CP;

    + Nghị định 31/2016/NĐ-CP Quy định sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kểm dịch thực vật;

    Lưu ý: Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 23/09/2019 10:14:24 SA
     
    8056 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận