Tổng hợp quy định mới về biển báo giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #452775 28/04/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Tổng hợp quy định mới về biển báo giao thông

    Quy chuẩn 41:2016/BGTVT về biển báo giao thông được chính thức ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/11/2016 thay thế Quy chuẩn 41:2012/BGTVT.

    Để giúp cho mọi người nhận biết được các quy định mới, sau đây, mình xin phép tổng hợp các quy định mới về biển báo giao thông:

    Bài viết sẽ chia thành các phần theo thứ tự nội dung của Quy chuẩn 41:2016/BGTVT:

    Phần 1: Quy định chung

    Phần 2: Quy định kỹ thuật

    Chương 1 - Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu và thứ tự đường ưu tiên

    Chương 2 - Hiệu lệnh điều khiển giao thông

    Chương 3 - Biển báo hiệu

    Chương 4 - Biển báo cấm

    Chương 5 - Biển báo nguy hiểm và cảnh báo

    Chương 6 - Biển hiệu lệnh

    Chương 7 - Biển chỉ dẫn trên đường ôtô không phải là đường cao tốc

    Chương 8 - Biển phụ, biển viết bằng chữ

    Chương 9 - Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

    Chương 10 - Vạch kẻ đường

    Chương 11 - Cọc tiêu, tiêu phản quang, tường bảo vệ và hàng rào chắn

    Chương 12 - Cột kilômét, Cọc H

    Chương 13 - Mốc lộ giới

    Chương 14 - Báo hiệu cấm đi lại

    Chương 15 - Gương cầu lồi, dải phân cách và lan can phòng hộ

    Phần 3: Quy định về quản lý

    Phần 4: Tổ chức thực hiện

    Phụ lục A - Đèn tín hiệu

    Phụ lục B - Ý nghĩa - Sử dụng biển báo cấm

    Phụ lục C - Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo

    Phụ lục D - Ý nghĩa - Sử dụng biển hiệu lệnh

    Phụ lục E - Ý nghĩa - Sử dụng biển chỉ dẫn

    Phụ lục F - Ý nghĩa - Sử dụng các biển phụ

    Phụ lục G - Vạch kẻ đường

    Phụ lục I - Cột kilômét - Cọc H - Mốc lộ giới

    Phụ lục K - Kích thước chữ viết và con số trên biển báo

    Phụ lục M - Chi tiết các thông số thiết kế biển báo

    Phụ lục N - Mã hiệu đường cao tốc

    Phụ lục O - Kích thước mã hiệu đường bộ

    Phụ lục P - Chi tiết các thông số thiết kế biển báo chỉ dẫn trên đường cao tốc

     
    43645 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    HocVienTuPhap (10/05/2017) ntdieu (28/04/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452896   03/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Phần 1: Quy định chung

    1. Quy định lại đối tượng áp dụng

    Đó là quy chuẩn này áp dụng đối với người tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng, bảo vệ, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    (Căn cứ Điều 2 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    2. Quy định rõ thế nào là đường cao tốc

    So với Quy chuẩn 41:2012/BGTVT thì Quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định rõ hơn:

    Đường cao tốc (ĐCT) là đường dành riêng cho xe ôtô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, có dải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà dải phân cách này xe không đi được lên trên; không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

    (Căn cứ Khoản 3.1 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    3. Bổ sung định nghĩa “đường qua khu đông dân cư”

    Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

    (Căn cứ Khoản 3.7 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    4. Làm rõ khái niệm “đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới”

    Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông, tách biệt với phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.

    (Căn cứ Khoản 3.10 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    5. Bổ sung định nghĩa “đường dành riêng cho một số loại phương tiện”

    Đường dành riêng cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hoặc một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.

    (Căn cứ Khoản 3.11 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    6. Bổ sung định nghĩa “Làn đường ưu tiên”

    Làn đường ưu tiên là làn đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được quy định là ưu tiên sẽ được các phương tiện khác nhường đường khi cùng tham gia giao thông.

    (Căn cứ Khoản 3.14 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    7. Phân biệt bằng vạch sơn thì không phải là đường đôi

    Trước đây, đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc cách vạch dọc liền, tuy nhiên, theo Quy chuẩn 41:2016/BGTVT thì trường hợp được phân biệt bằng vạch sơn không được xem là đường đôi.

    (Căn cứ Khoản 3.18 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    8. Bổ sung khái niệm “Phần đường dành cho xe cơ giới”

    Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại.

    (Căn cứ Khoản 3.20 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    9. Bổ sung khái niệm “Phần đường dành cho xe thô sơ”

    Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.

    (Căn cứ Khoản 3.21 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    10. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường

    Nội dung này được bổ sung vào khái niệm “làn đường”.

    (Căn cứ Khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    11. Nhấn mạnh dải phân cách là một bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó đựơc

    Nội dung này được bổ sung vào khái niệm “dải phân cách”

    (Căn cứ Khoản 3.23 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    12. Làm rõ khái niệm “nơi đường giao nhau”

    So với Quy chuẩn 41:2012/BGTVT thì Quy chuẩn 41:2016/BGTVT nói rõ hơn về khái niệm này:

    Nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường giao nhau hoặc giao nhau với đường sắt trên cùng một mặt phẳng; nơi đường giao nhau không phải là nơi các đường bộ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.

    (Căn cứ Khoản 3.24 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    13. Giải thích rõ hơn khái niệm “xe cơ giới”

    Xe cơ giới là chỉ các loại xe ôtô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray).

    (Căn cứ Khoản 3.25 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    14. Bổ sung các khái niệm liên quan đến “tải trọng”

    Thứ nhất, tải trọng bản thân xe:

    Là khối lượng của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tỉnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trên xe.

    Thứ hai, tải trọng toàn bộ xe (tổng tải trọng):

    Là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).

    Thứ ba, tải trọng toàn bộ xe cho phép:

    Là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

    Thứ tư, tải trọng trục xe:

    Tải trọng trục xe là phần của tải trọng toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe (trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba).

    (Căn cứ Khoản 3.26, 3.27, 3.28, 3.29 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    16. Thêm điều kiện được xem là xe ô tô con (hay còn gọi là xe con)

    Đó là được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

    (Căn cứ Khoản 3.30 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    17. Bổ sung khái niệm “xe bán tải”

    Xe bán tải (xe pickup) có kết cấu thùng chở hàng đi liền với thân xe, có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống thì được xem là xe con.

    (Căn cứ Khoản 3.31 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    18. Làm rõ khái niệm “ô tô tải”

    Ôtô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ôtô để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 1.500 kg trở lên.

    (Căn cứ Khoản 3.32 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    19. Thêm điều kiện được xem là “ô tô khách”

    Đó là được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

    (Căn cứ Khoản 3.33 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    20. Tách riêng khái niệm “xe buýt”, đồng thời bổ sung cho khái niệm này

    Xe buýt là xe ôtô khách có số chỗ ngồi ít hơn số chỗ đứng hoặc là xe ôtô khách được quy định sử dụng vận tải hành khách công cộng.

    (Căn cứ Khoản 3.34 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    21. Thêm điều kiện công nhận lả xe mô tô (hay còn gọi là xe máy)

    Đó là phải được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

    (Căn cứ Khoản 3.39 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    22. Nhấn mạnh xe thô sơ là loại xe không sử dụng động cơ gây ra sức kéo

    Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo.

    (Căn cứ Khoản 3.41 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    23. Bổ sung khái niệm “cột cần vươn”

    Cột cần vươn là một dạng kết cấu treo biển báo hoặc đèn tín hiệu giao thông dạng cột bên đường có cần vươn ra đường. Cột cần vươn khi cần thiết được dùng cho đường có phần đường dành cho xe cơ giới theo một hướng từ 2 làn xe trở lên; nơi đường có tốc độ xe chạy cao; nơi có nhiều xe tải và xe buýt; nơi bị khuất tầm nhìn hoặc nơi đường có mật độ giao thông cao.

    (Căn cứ Khoản 3.50 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    24. Bổ sung khái niệm “tốc độ vận hành”

    Tốc độ vận hành là tốc độ mà người lái vận hành chiếc xe của mình.

    (Căn cứ Khoản 3.52 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    25. Bổ sung khái niệm “tốc độ thiết kế”

    Tốc độ thiết kế là tốc độ được lựa chọn để thiết kế các yếu tố cơ bản của đường trong các điều kiện khó khăn.

    (Căn cứ Khoản 3.53 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    26. Bổ sung khái niệm “tốc độ suất tích lũy”

    Tốc độ suất tích lũy 85% (V85) là tốc độ vận hành mà ở đó 85% các lái xe vận hành xe chạy từ tốc độ này trở xuống.

    (Căn cứ Khoản 3.54 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    27. Bổ sung khái niệm “tốc độ hạn chế tối đa”

    Tốc độ hạn chế tối đa là tốc độ lớn nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường được cấp có thẩm quyền quy định. Người điều khiển phương tiện không được phép vận hành xe ở tốc độ cao hơn.

    (Căn cứ Khoản 3.55 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    28. Bổ sung khái niệm “tốc độ hạn chế tối thiểu”

    Tốc độ hạn chế tối thiểu là tốc độ nhỏ nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường được cấp có thẩm quyền quy định. Người điều khiển phương tiện không được phép vận hành xe ở tốc độ nhỏ hơn khi có điều kiện giao thông đảm bảo an toàn cho phép xe chạy với tốc độ cao hơn.

    (Căn cứ Khoản 3.56 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    29. Bổ sung khái niệm “tầm nhìn”

    Tầm nhìn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe của một chiếc xe đang chạy đến một vật thể ở phía trước.

    (Căn cứ Khoản 3.57 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    30. Bổ sung khái niệm “tầm nhìn dừng xe an toàn”

    Tầm nhìn dừng xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy có thể dừng lại an toàn trước một vật thể tỉnh bất ngờ xuất hiện trên cùng một làn đường ở phía trước.

    (Căn cứ Khoản 3.58 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    31. Bổ sung khái niệm “tầm nhìn vượt xe an toàn”

    Tầm nhìn vượt xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.

    (Căn cứ Khoản 3.59 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    32. Bổ sung khái niệm “vượt phải”

    Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

    (Căn cứ Khoản 3.60 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    33. Bổ sung khái niệm “xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau”

    Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

    (Căn cứ Khoản 3.61 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    34. Bổ sung khái niệm “nhường đường cho phương tiện khác”

    Nhường đường cho phương tiện khác là tình huống giao thông mà phương tiện nhường đường không tiếp tục di chuyển như hiện tại để phương tiện được nhường đường không phải chuyển hướng hoặc phải phanh đột ngột.

    (Căn cứ Khoản 3.62 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    35. Bổ sung khái niệm “nút giao thông khác mức liên thông”

    Nút giao khác mức liên thông là nơi giao nhau của đường bộ bằng tổ hợp các công trình vượt hoặc chui và nhánh nối mà ở đó cho phép các phương tiện tham gia giao thông chuyển hướng đến đường ở các cao độ khác nhau.

    (Căn cứ Khoản 3.63 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    36. Bổ sung khái niệm “nhánh nối”

    Nhánh nối là đường dùng để kết nối các hướng đường trong nút giao.

    (Căn cứ Khoản 3.64 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    37. Bổ sung khái niệm “lối ra”

    Lối ra là nơi các phương tiện tham gia giao thông tách ra khỏi dòng giao thông trên đường chính.

    (Căn cứ Khoản 3.65 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    38. Bổ sung khái niệm “lối vào”

    Lối vào là nơi các phương tiện tham gia giao thông nhập vào dòng giao thông trên đường chính.

    (Căn cứ Khoản 3.66 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT) 

    Còn nữa...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    giangvu1602 (26/07/2017)
  • #452901   03/05/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Phần 2: Quy định kỹ thuật (Chương 1)

    Chương 1: Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu và thứ tự đường ưu tiên

    39. Tín hiệu cờ không còn được dùng như tín hiệu đèn trong thứ tự ưu tiên áp dụng

    Cụ thể, thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như sau:

    Người điều khiển giao thông -> đèn tín hiệu -> biển báo hiệu -> vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường

    (Căn cứ Khoản 4.1.2 Điều 4 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    40. Giải thích biển có tính chất tạm thời là gì

    Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

    (Căn cứ Khoản 4.2 Điều 4 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    41. Thay đổi cách xác định đường nào là đường ưu tiên nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức

    Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:

    - Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;

    - Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;

    - Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;

    - Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ôtô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;

    - Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.

    (Căn cứ Khoản 5.2 Điều 5 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    Còn nữa...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    giangvu1602 (26/07/2017)
  • #467550   13/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 2: Hiệu lệnh điều khiển giao thông

    42. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

    - Không chỉ được thể hiện bằng tay, cờ, gậy chỉ huy giao thông và còi mà Thông tư 41:2016/BGTVT còn thừa nhận thêm đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông.

    - Đồng thời, bổ sung quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như sau cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.

    (Căn cứ Khoản 7.1 và 7.4 Điều 7 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    43. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn

    - Bổ sung quy định đối với việc bố trí đèn phụ, đó là đựơc thực hiện tại các nút giao thông rộng, nơi đường có nhiều xe tải, xe buýt có kích thước lớn lưu thông gây cản trở tầm nhìn.

    - Chú thích: các hình trên đèn phụ có thể là hình một loại phương tiện giao thông hoặc hình người đi bộ.

    - Nhấn mạnh rõ, trường hợp mũi tên chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu, trừ khi có biển cấm quay đầu xe.

    - Màu của số trên đồng hồ đếm ngược phải sử dụng cùng màu với tín hiệu của đèn chính đang có tác dụng hiệu lệnh.

    - Thêm hướng dẫn rõ đối với đèn vàng, đó là nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

    - Thêm hướng dẫn rõ đối với đèn đỏ, đó là nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

    - Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.

    - Nếu đèn phụ có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.

    - Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì phải bố trí làn chờ cho phương tiện đó.

    - Khi tín hiệu đèn xanh nhấp nháy chuẩn bị chuyển sang tín hiệu màu đỏ thì người đi bộ lúc này không nên bắt đầu đi ngang qua đường.

    - Người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trong hàng đinh gắn trên mặt đường, vạch sơn. Tín hiệu đèn xanh nhấp nháy báo hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu màu đỏ;

    (Căn cứ Điều 10 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    44. Thiết bị phát tín hiệu xe ưu tiên trên xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng

    (Căn cứ Khoản 11.9 Điều 11 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    45. Hiệu lực của đèn tín hiệu

    Bổ sung quy định sau:

    Trong trường hợp không sử dụng đèn tín hiệu để điều khiển giao thông theo từng làn đường riêng thì tín hiệu đèn có tác dụng cho toàn bộ phần đường xe chạy theo hướng xe đến. Trong trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.

    (Căn cứ Điều 12 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    46. Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu

    Bổ sung các quy định sau đây:

    - Đèn phải được bố trí sao cho người tham gia giao thông nhìn thấy được từ xa đủ để giảm tốc độ và dừng xe được an toàn;

    - Đèn phải đặt trên cột cần vươn ở phía xa, tốt nhất là treo giữa nút trong các nút giao rộng hoặc khi có bố trí đèn phụ hình mũi tên cho hướng rẽ trái. Phía giao thông đang tới (phía gần) phải bố trí thêm đèn “đúp” ngay trước vạch dừng xe.

    Đồng thời, sửa đổi quy định đối với đèn đặt trong khu đông dân cư, khu đô thị:

    - Ở trong khu đông dân cư, khu đô thị có đường phố chật hẹp, đèn có thể bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường về phía tay phải của chiều đường theo quy định tại điểm 13.3.1 khoản 13.3 Điều này ngay trước vạch dừng xe.

    - Độ lớn (kích thước) và độ sáng của bóng đèn tín hiệu phải được thiết kế phù hợp với điều kiện khai thác đặc biệt phải nhìn thấy được trong điều kiện người tham gia giao thông bị ngược ánh sáng mặt trời.

    (Căn cứ Điều 13 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    47. Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu được đề cập tại phụ lục A Quy chuẩn này

    (Căn cứ Điều 14 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    Còn nữa...

     
    Báo quản trị |  
  • #467577   13/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 3: Biển báo hiệu

    48. Phân loại biển báo hiệu

    Khác với trước đây chia biển báo hiệu thành 6 nhóm, thì nay biển báo hiệu được chia thành 5 nhóm, biển báo đường đối ngoại không còn thuộc 1 trong các nhóm biển báo hiệu nữa, mà chỉ cần tuân thủ theo 1 trong 5 nhóm biển báo.

    Đối với nhóm biển báo cấm:

    Đã là biển báo cấm thì người tham gia giao thông không được vi phạm, trước đây, Quy chuẩn 41:2012 có trường hợp hạn chế mà người tham gia giao thông tuyệt đối phải tuân theo.

    Có trường hợp loại trừ một số trường hợp đặc biệt đối với nhóm biển báo cấm.

    Đối với biển hiệu lệnh:

    Quy định lại nội dung như sau:

    Là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.

    Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

    Đối với biển chỉ dẫn:

    Quy định lại nội dung như sau:

    Là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.

    (Căn cứ Khoản 15.1, 15.2 và 15.4 Điều 15 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    49. Kích thước của biển báo

    Quy định cụ thể hệ số kích thước biển báo

    Loại đường

    Đường cao tốc

    Đường đôi ngoài đô thị

    Đường ôtô thông thường (*)

    Đường đô thị (***)

    Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo

    2

    1,8

    1,25

    1

    Biển chỉ dẫn

    (**)

    2,0

    1,5

    1

    Ghi chú:

    (*) Đường ô tô thông thường là các đường ô tô không phải là đường ô tô cao tốc, đường đôi, đường đô thị.

    (**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong Bảng 2 không áp dụng cho các đường cao tốc. Đường cao tốc có quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.

    (***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.

    Chi tiết thông số về chữ viết, kích thước biển, hình vẽ trong biển được quy định tại các Phụ lục K, M và Phụ lục P của Quy chuẩn này. Đối với biển chỉ dẫn, tùy theo điều kiện thực tế, kích thước biển có thể tăng lên để đảm bảo tính rõ ràng thông tin, cân đối và thẩm mỹ của biển báo.

    Đối với các đường giao thông nông thôn tùy theo quy mô và điều kiện khai thác mà vận dụng các hệ số kích thước là: 1,25; 1,00 hoặc 0,75.

    Biển di động, biển đặt tạm thời trong thời gian ngắn và các biển sử dụng trong các trường hợp đặc biệt (vị trí biển ở dải phân cách hẹp, biển đặt trên các ngõ, ngách, hẻm; các hình biển trong biển ghép) có thể điều chỉnh kích thước với hệ số bằng 0,5 hoặc 0,75 (có làm tròn số theo quy định).

    (Căn cứ Điều 16 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    50. Chữ viết và màu sắc của biển

    Đây được xem là quy định mới tại Quy chuẩn 41:2016/BGTVT.

    - Chữ viết trên biển phải phù hợp với quy định về kiểu chữ nêu tại Phụ lục K của Quy chuẩn này, trong đó:

    - Sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt1-Kiểu chữ nén” và “gt2-Kiểu chữ thường” để ghi thông tin bằng chữ trên biển.

    - Chữ viết hoa kiểu chữ thường hoặc kiểu chữ nén sử dụng để viết các thông tin chỉ dẫn về hướng đi, các danh từ riêng hoặc các thông tin có tính chất nhấn mạnh, gây chú ý cho người tham gia giao thông. Chỉ nên sử dụng kiểu chữ nén trong trường hợp phải hạn chế kích thước của biển.

    - Chữ viết thường được sử dụng để viết tên địa danh bằng tiếng Anh, các thông tin dịch vụ và trên các biển phụ.

    - Trên cùng một hàng chữ chỉ sử dụng một loại nét chữ.

    - Chữ viết trên biển phải là tiếng Việt đủ dấu. Khoảng cách giữa các chữ cái từ 25% - 40% chiều cao chữ, khoảng cách giữa các chữ bất kỳ trên cùng một hàng chữ từ 75% - 100% chiều cao chữ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa các hàng chữ tối thiểu 50% - 75% chiều cao chữ lớn nhất của hàng sau. Khoảng cách giữa hàng chữ trên và dưới cùng với mép biển tối thiểu bằng 40% chiều cao chữ cao nhất trong hàng. Khoảng cách theo chiều ngang của các chữ ở góc trên cùng và dưới cùng đến mép biển tối thiểu bằng 60% chiều cao chữ với chữ viết hoa và 100% với chữ viết thường.

    - Khoảng cách giữa chữ ghi đơn vị đo lường (t, m, km) và chữ số phía trước lấy bằng 50% chiều cao chữ ghi đơn vị đo lường.

    - Chiều cao chữ phải được lựa chọn căn cứ trên tốc độ xe chạy sao cho người tham gia giao thông có thể đọc được rõ ràng cả ban ngày và ban đêm. Chiều cao chữ tối thiểu trên các biển chỉ dẫn là 100 mm với đường thông thường và đường đô thị; 150 mm với đường đôi ngoài đô thị và 300 mm đối với đường cao tốc. Chữ viết chỉ địa danh và hướng đường có chiều cao tối thiểu là 150 mm. Khuyến khích sử dụng kích thước chữ viết lớn nhưng phải đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ đối với biển báo.

    - Chữ viết phải lựa chọn câu, từ ngắn gọn, dễ hiểu nhất; thông tin trên biển phải thống nhất với các thông tin báo hiệu khác.

    - Chỉ sử dụng màu của chữ như sau: màu trắng trên nền đen, xanh hoặc đỏ; màu đen trên nền trắng hoặc vàng hoặc màu vàng trên các nền xanh.

    - Chữ viết trên biển chỉ dẫn trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy định trong khoản 17.1 Điều 17 còn phải tuân thủ khoản 49.3 Điều 49 của Quy chuẩn này.

    Màu sắc trên biển

    Màu sắc trên biển phải tuân theo quy định kỹ thuật về màu sắc và thống nhất trong các nhóm biển sử dụng trên mạng lưới đường bộ.

    (Căn cứ Điều 17 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    51. Biển báo giao thông có thông tin thay đổi

    Đây được xem là quy định mới tại Quy chuẩn 41:2016/BGTVT.

    - Biển báo giao thông có thông tin thay đổi (biển báo VMS) là biển báo điện tử có thể thay đổi thông tin trên cùng một mặt biển. Biển được sử dụng khi thông tin hiển thị trên biển báo cần phải thay đổi tùy theo tình huống giao thông. Tùy theo mục đích, thông tin trên biển có thể là chỉ dẫn, cấm, hiệu lệnh hoặc báo nguy hiểm và cảnh báo. Biển không được dùng để quảng cáo, sử dụng hình hoạt họa, nhấp nháy, các hình có tính chất di chuyển.

    Khi ở một vị trí đã có biển báo có thông tin tỉnh đồng thời lại có thêm biển báo có thông tin thay đổi mà hai biển này có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có thông tin thay đổi.

    - Thể hiện thông tin trên biển báo VMS

    + Thông tin trên biển báo có thể là chữ viết, hình vẽ hoặc ký hiệu phù hợp với ý nghĩa báo hiệu.

    + Khi thông tin hiển thị dạng chữ viết, không bố trí quá ba dòng chữ, mỗi dòng không quá 20 ký tự. Khoảng cách giữa các chữ, ký tự từ 25 % - 40 % chiều cao chữ.

    Khoảng cách giữa các từ trong dòng thông tin từ 75 % - 100 % chiều cao chữ. Khoảng cách giữa các dòng chữ từ 50 % - 75 % chiều cao chữ. Các thông tin phải là tiếng Việt đủ dấu. Chiều cao chữ tối thiểu phải là 450 mm cho các đường có tốc độ hạn chế tối đa từ 70 km/h trở lên và 300 mm với các tốc độ hạn chế tối đa dưới 70 km/h.

    + Tỷ lệ bề rộng và chiều cao chữ từ 0,7 - 1,0; đối với kiểu chữ nén có thể giảm tỷ lệ này xuống giá trị nhỏ nhất là 0,2.

    + Độ sáng của biển báo điện tử phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và phải được nhìn rõ vào ban ngày và ban đêm. Chữ phải sáng trên nền đen hoặc trên nền tối hơn.

    + Màu chữ sử dụng trên biển phải phù hợp với các màu đặc trưng của các biển cấm, hiệu lệnh, cảnh báo hoặc chỉ dẫn. Chữ màu đỏ thể hiện thông tin cấm, chữ màu vàng thể hiện thông tin cảnh báo, chữ màu trắng thể hiện các thông tin hiệu lệnh, chữ màu xanh lam dùng để cung cấp thông tin chỉ dẫn, chữ màu da cam để thể hiện hiệu lệnh tạm thời, chữ màu hồng huỳnh quang thể hiện sự điều tiết giao thông theo điều kiện khai thác thực tế, và màu vàng - xanh lá cây huỳnh quang cho người đi xe đạp, đi bộ.

    + Mỗi thông tin không được quá hai câu. Mỗi câu không được quá ba dòng chữ trên biển. Câu phải rõ nghĩa, dễ hiểu và không gây hiểu nhầm.

    + Nội dung thông tin được hiển thị tức thì, không sử dụng các hiệu ứng như: nhấp nháy, mờ dần hoặc rõ dần, cuốn trượt ngang, trượt dọc, hoạt hoạ.

    (Căn cứ Điều 17 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    52. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường

    Khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường phải cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. (Quy định mức tối thiểu và tối đa, trong khi trước đây chỉ quy định mức tối thiểu)

    Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m. (trước đây không quá 1,7m)

    Trên những đoạn đường có dải phân cách hoặc các đảo giao thông, cho phép đặt biển trên đó nhưng mép ngoài của biển phải cách mép dải phân cách hoặc mép đảo ít nhất 0,5 m. (quy định rõ khoảng cách từ biển đến mép dải phân cách hoặc mép đảo)

    - Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.

    (Căn cứ Điều 20 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    53. Giá long môn và cột cần vươn

    Bổ sung quy định đối với cột cần vươn, bên cạnh giá long môn.

    Khi treo biển trên giá long môn thì cạnh dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) cách mặt đường ít nhất là 5,2 m đối với đường cao tốc và 5,0 m đối với các đường khác (xem Hình 2).

    Hình 2 - Giá long môn

    (Căn cứ Điều 21 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    54. Độ cao đặt biển và ghép biển

    Trường hợp treo biển trên cột: độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8 m đối với đường ngoài khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong khu đông dân cư, theo phương thẳng đứng.

    Biển số 507 “Hướng rẽ” đặt cao từ 1,2 m đến 1,5 m. (trước đây là từ 1m đến 1,5m)

    Loại biển viết bằng chữ áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt lề đường hoặc hè đường là 1,8 m.

     Trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2 m, không quá 5,0 m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định. (bổ sung thêm quy định này)

    Trường hợp khó bố trí như quy định trên, cho phép dùng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, nền trắng trên đó có vẽ các hình biển (các biển đơn) cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép biển đơn đến mép biển ghép là 10 cm. Vị trí và độ cao của biển ghép phải tuân thủ theo quy định.

    Trường hợp cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình biển phụ kết hợp với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, nền trắng.

    (Căn cứ Điều 22 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    55. Quy định về cột biển

    Tại các nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.

    (Căn cứ Khoản 24.2 Điều 24 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    Còn nữa...

     
    Báo quản trị |  
  • #467981   16/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 4: Biển báo cấm 

    56. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm

    Trước các số hiệu biển, có chữ P.

    Ví dụ: Biển số P.101: Đường cấm (trước đây là Biển số 101: Đường cấm)

    Thay “biển số 104: cấm mô tô” thành “biển số P.104: cấm xe máy”

    Thay “biển số 105: cấm ô tô và mô tô” thành “biển số P.105: cấm ô tô và xe máy”

    Bổ sung biển số P.107a: Cấm xe ôtô khách và biển số P.107b: Cấm xe ôtô taxi.

    Thay “biển số 108: Cấm ôtô, máy kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc” thành “biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc và biển số P.108 a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;”

    Thay “biển số 115: Hạn chế trọng lượng xe” thành “biển số P.115: Hạn chế tải trọng toàn bộ xe cho phép”

    Thay “biển số 116: Hạn chế trọng lượng trên trục xe (trục đơn)” thành “biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn)”

    Chuyển biển số 122 thành biển hiệu lệnh, không thuộc nhóm biển báo cấm.

    Bổ sung các biển số P.124 (c,d,e,f):

    - Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;

    - Biển số P.124 (e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;

    - Biển số P.124 d: Cấm xe ôtô rẽ trái và quay đầu xe;

    Bổ sung các biển số P.127 (a, b, c, d):

    - Biển số P.127 a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;

    - Biển số P.127 b: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo làn đường đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn;

    - Biển số P.127 c: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường;

    - Biển số P.127d: Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép

    Sửa đổi “biển số 134: Hết hạn chế tốc độ” thành “biển số DP.134: Hết hạn chế tốc độ tối đa”

    Sửa đổi “biển số 140: Cấm xe công nông” thành “biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự”

    (Căn cứ Khoản 24.2 Điều 24 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    57. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo cấm

    Chỉ quy định đơn giản như vậy:

    Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển được quy định chi tiết ở Điều 16, Điều 17 và Phụ lục B của Quy chuẩn này.

    (Căn cứ Điều 29 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    58. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển

    Hướng dẫn thêm biển số P.124 (a, b, c, d)

    Biển số P.124 (a,b,c,d) có hiệu lực ở vị trí nơi đường giao nhau, chỗ mở dải phân cách nhưng không cho phép quay đầu xe hoặc căn cứ vào biển phụ số S.503

    Làm rõ quy định sau:

    Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển cấm phải được nhắc lại đặt ngay phía sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển cấm. Nếu không có biển nhắc lại, biển cấm được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.

    (Căn cứ Điều 30 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    Còn nữa…

     
    Báo quản trị |  
  • #492284   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 5: Biển báo nguy hiểm và cảnh báo

    59. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo

    Hướng dẫn cụ thể nội dung này:

    Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

    (Căn cứ Điều 31 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    60. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo

    Trước đây chỉ có 47 biển báo nguy hiểm, song đến khi Quy chuẩn 41:2016/BGTVT được ban hành thì có đến 83 biển báo nguy hiểm (thực chất là trong một số biển báo chính vẫn có những biển báo phụ), kèm theo ký hiệu về số còn có mã W. Cụ thể như sau:

    - Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;

    - Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe; (biển báo mới)

    - Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;

    - Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;

    - Biển số W.204: Đường hai chiều;

    - Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;

    - Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;

    - Biển số W.207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l): Giao nhau với đường không ưu tiên;

    - Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên;

    - Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;

    - Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;

    - Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;

    - Biển số W.211b: Giao nhau với đường tầu điện;

    - Biển số W.212: Cầu hẹp;

    - Biển số W.213: Cầu tạm;

    - Biển số W.214: Cầu quay - Cầu cất;

    - Biển số W.215 a: Kè, vực sâu phía trước;

    - Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu phía bên trái và phía bên phải; (biển báo mới)

    - Biển số W.216 a: Đường ngầm;

    - Biển số W.216 b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét; (biển báo mới)

    - Biển số W.217: Bến phà;

    - Biển số W.218: Cửa chui;

    - Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;

    - Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;

    - Biển số W.221 a: Đường lồi lõm; (trước đây là đường có ổ gà, sống trâu)

    - Biển số W.221 b: Đường có gồ giảm tốc; (trước đây là đường có sóng mấp mô nhân tạo)

    - Biển số W.222 a: Đường trơn;

    - Biển số W.222 b: Lề đường nguy hiểm;

    - Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;

    - Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;

    - Biển số W.225: Trẻ em;

    - Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;

    - Biển số W.227: Công trường;

    - Biển số W.228 (a,b): Đá lở;

    - Biển số W.228 c: Sỏi đá bắn lên;

    - Biển số W.228 d: Nền đường yếu;

    - Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;

    - Biển số W.230: Gia súc;

    - Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;

    - Biển số W.232: Gió ngang;

    - Biển số W.233: Nguy hiểm khác;

    - Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;

    - Biển số W.235: Đường đôi;

    - Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;

    - Biển số W.237: Cầu vồng;

    - Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;

    - Biển số W.239: Đường cáp điện ở phía trên;

    - Biển số W.240: Đường hầm;

    - Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;

    - Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;

    - Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;

    - Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;

    - Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);

    - Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;

    - Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.

    (Căn cứ Điều 32 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    61. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm

    Biển báo nguy hiểm hay còn được gọi là cảnh báo được dùng trong Quy chuẩn này.

    Quy định về kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc không được nêu ra ở điều luật mà được chỉ điểm đến Quy chuẩn.

    (Căn cứ Điều 33 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    62. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

    - Sửa đổi quy định để áp dụng một cách linh hoạt là trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh theo thực tế cho phù hợp.

    - Phải hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

    - Thay đổi một số quy định đối với phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:

    + Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm phải đặt biển hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn 40 km/h (trước là 25 km/h)  thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số W.201 (a,b) và biển số W.202 (a,b);

    + Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng phải đặt biển hạn chế tốc độ tối đa dưới 50 km/h (trước là từ 10 km/h đến 15 km/h) thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số W.221 (a,b) và biển số W.222 a);

    - Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn này thì không cần đặt các biển W.207, W.208. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này khi thấy cần thiết.

    (Căn cứ Điều 34 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    (Còn nữa..)

     
    Báo quản trị |  
  • #492293   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 6: Biển hiệu lệnh

    63. Tác dụng của biển hiệu lệnh

    Về bản chất không làm thay đổi, tuy nhiên, Quy chuẩn 41:2016 được sửa đổi lại câu từ gọn gàng và súc tích hơn:

    Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.

    (Căn cứ Điều 35 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    64. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh

    Trước đây biển hiệu lệnh thì bao gồm 10 kiểu biển, còn quy định mới bao gồm 65 biển và kèm với các mã R và R.E, cụ thể:

    - Biển số R.122: Dừng lại; (chuyển biển này từ nhóm biển báo cấm sang biển hiệu lệnh)

    - Biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,h,i): Hướng đi phải theo;

    - Biển số R.302 (a,b,c): Hướng phải đi vòng chướng ngại vật;

    - Biển số R.303: Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến;

    - Biển số R.304: Đường dành cho xe thô sơ;

    - Biển số R.305: Đường dành cho người đi bộ;

    - Biển số R.306: Tốc độ tối thiểu cho phép;

    - Biển số R.307: Hết hạn chế tốc độ tối thiểu;

    - Biển số R.308 (a,b): Tuyến đường cầu vượt cắt qua; (trước đây là đi thẳng hoặc rẽ trái (phải) trên cầu vượt)

    - Biển số R.309: Ấn còi;

    - Biển số R.310 (a,b,c) "Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm";

    - Biển số R.403 a: Đường dành cho xe ôtô; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh)

    - Biển số R.403 b: Đường dành cho xe ôtô, xe máy; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh)

    - Biển số R.403 c : Đường dành cho xe buýt; (biển báo mới)

    - Biển số R.403 d: Đường dành cho xe ôtô con; (biển báo mới)

    - Biển số R.403 e: Đường dành cho xe máy; (biển báo mới)

    - Biển số R.403 f: Đường dành cho xe máy và xe đạp; (biển báo mới)

    - Biển số R.404 a: Hết đoạn đường dành cho xe ôtô; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh)

    - Biển số R.404 b: Hết đoạn đường dành cho ôtô, xe máy; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh)

    - Biển số R.404 c: Hết đoạn đường dành cho xe buýt; (biển báo mới)

    - Biển số R.404 d: Hết đoạn đường dành cho xe ôtô con; (biển báo mới)

    - Biển số R.404 e: Hết đoạn đường dành cho xe máy; (biển báo mới)

    - Biển số R.404 f: Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp; (biển báo mới)

    - Biển số R.411: Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo; (trước là hướng đi trên mỗi làn đường trên đường có nhiều làn được chia theo vạch kẻ đường)

    - Biển số R.412 a: Làn đường dành cho xe ôtô khách; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh và tách từng loại hình tương ứng với từng phương tiện)

    - Biển số R.412 b: Làn đường dành cho xe ôtô con; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh và tách từng loại hình tương ứng với từng phương tiện)

    - Biển số R.412 c: Làn đường dành cho xe ôtô tải; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh và tách từng loại hình tương ứng với từng phương tiện)

    - Biển số R.412 d: Làn đường dành cho xe máy; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh và tách từng loại hình tương ứng với từng phương tiện)

    - Biển số R.412 e: Làn đường dành cho xe buýt; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh và tách từng loại hình tương ứng với từng phương tiện)

    - Biển số R.412 f: Làn đường dành cho xe ôtô; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh và tách từng loại hình tương ứng với từng phương tiện)

    - Biển số R.412 g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh và tách từng loại hình tương ứng với từng phương tiện)

    - Biển số R.412 h: Làn đường dành cho xe đạp; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh và tách từng loại hình tương ứng với từng phương tiện)

    - Biển số R.412 i: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô khách; (biển báo mới)

    - Biển số R.412 j: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô con; (biển báo mới)

    - Biển số R.412 k: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô tải; (biển báo mới)

    - Biển số R.412 l: Kết thúc làn đường dành cho xe máy; (biển báo mới)

    - Biển số R.412 m: Kết thúc làn đường dành cho xe buýt; (biển báo mới)

    - Biển số R.412 n: Kết thúc làn đường dành cho xe ôtô; (biển báo mới)

    - Biển số R.412 o: Kết thúc làn đường dành cho xe xe máy và xe đạp; (biển báo mới)

    - Biển số R.412 p: Kết thúc làn đường dành cho xe đạp; (biển báo mới)

    - Biển số R.415: Biển gộp làn đường theo phương tiện; (trước là mũi tên chỉ hướng đi)

    - Biển số R.420: Bắt đầu khu đông dân cư; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh)

    - Biển số R.421: Hết khu đông dân cư; (chuyển từ nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh)

    - Biển số R.E,9 a: Cấm đỗ xe trong khu vực; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,9 b: Cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,9 c: Khu vực đỗ xe; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,9 d: Hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,10 a: Hết cấm đỗ xe trong khu vực; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,10 b: Hết cấm đỗ xe theo giờ trong khu vực; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,10 c: Hết khu vực đỗ xe; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,10 d: Hết hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,11 a: Đường hầm; (biển báo mới)

    - Biển số R.E,11 b: Kết thúc đường hầm. (biển báo mới)

    (Căn cứ Điều 36 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    65. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh

    Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.

    (Căn cứ Điều 37 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    66. Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

    Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.

    (Căn cứ Điều 38 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    (Còn nữa...)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    everwin (26/07/2018)
  • #492307   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 7: Biển chỉ dẫn trên đường ô tô không phải là đường cao tốc

    67. Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn trên đường ôtô không phải là đường cao tốc

    Trước đây chỉ có 47 biển thì nay có đến 90 biển và kèm với mã “I”

    - Biển số I.401: Bắt đầu đường ưu tiên;

    - Biển số I.402: Hết đoạn đường ưu tiên;

    - Biển số I.405 (a,b,c): Đường cụt;

    - Biển số I.406: Được ưu tiên qua đường hẹp;

    - Biển số I.407 (a,b,c): Đường một chiều;

    - Biển số I.408: Nơi đỗ xe;

    - Biển số I.408 a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố;

    - Biển số I.409: Chỗ quay xe;

    - Biển số I.410: Khu vực quay xe;

    - Biển số I.413 a: Đường phía trước có làn đường dành cho ôtô khách;

    - Biển số I.413 (b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ôtô khách;

    - Biển số I.414 (a,b,c,d): Chỉ hướng đường;

    - Biển số I.415: Mũi tên chỉ hướng đi;

    - Biển số I.416: Đường tránh; (trước là lối đi đường vòng tránh)

    - Biển số I.417 (a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe;

    - Biển số I.418: Lối đi ở những vị trí cấm rẽ;

    - Biển số I.419 a: Chỉ dẫn địa giới;

    - Biển số I.419 b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại; (biển báo mới)

    - Biển số I.422 a: Di tích lịch sử;

    - Biển số I.422 b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại; (biển báo mới)

    - Biển số I.423 (a,b): Nơi người đi bộ sang ngang;

    - Biển số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ;

    - Biển số I.424 (a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ;

    - Biển số I.424 (c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ;

    - Biển số I.425: Bệnh viện;

    - Biển số I.426: Trạm cấp cứu;

    - Biển số I.427 a: Trạm sửa chữa;

    - Biển số I.427 b: Trạm kiểm tra tải trọng xe;

    - Biển số I.428: Cửa hàng xăng dầu;

    - Biển số I.429: Nơi rửa xe;

    - Biển số I.430: Điện thoại;

    - Biển số I.431: Trạm dừng nghỉ;

    - Biển số I.432: Khách sạn;

    - Biển số I.433 a: Nơi nghỉ mát;

    - Biển số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động; (biển báo mới)

    - Biển số I.433 e: Báo hiệu nhà trọ;

    - Biển số I.434 a: Bến xe buýt;

    - Biển số I.434 b: Bến xe tải;

    - Biển số I.435: Bến xe điện;

    - Biển số I.436: Trạm cảnh sát giao thông;

    - Biển số I.439: Tên cầu;

    - Biển số I.440: Đoạn đường thi công;

    - Biển số I.441 (a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công;

    - Biển số I.442: Chợ; (trước đây là báo hiệu nơi có chợ họp)

    - Biển số I.443: Xe kéo rơ-moóc;

    - Biển số I.444 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,j,k,l,m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm;

    - Biển số I.445 (a,b,c,d,e,f,g,h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường sá;

    - Biển số I.446: Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật;

    - Biển số I.447 (a,b,c,d): Biển báo cầu vượt liên thông;

    - Biển số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp; (biển báo mới)

    - Biển số I.449: Biển tên đường. (biển báo mới)

    (Căn cứ Điều 40 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    68. Chú thích về chữ viết trên biển chỉ dẫn trên đường ôtô không phải là đường cao tốc

    Chữ tiếng Anh sử dụng loại chữ viết thường và không còn buộc phải viết nhỏ hơn và bằng ½ chữ tiếng Việt như trước.

    (Căn cứ Điều 41 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    69. Vị trí đặt biển chỉ dẫn theo chiều đi trên đường ôtô không phải là đường cao tốc

    Sửa đổi quy định về vị trí đặt biển như sau: Biển số I.401 và biển số I.402 phải đặt tương ứng ngay tại vị trí bắt đầu và vị trí cuối của đường ưu tiên và đường dành cho xe ôtô.

    (Căn cứ Điều 43 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    70. Quy định về biển chỉ dẫn chỉ hướng đường trên đường ôtô không phải là đường cao tốc

    Sửa đổi quy định về khoảng cách ghi trên biển như sau:

    Khoảng cách ghi trên biển là cự ly từ vị trí đặt biển đến trung tâm địa danh phải chỉ dẫn (phù hợp với thông tin trên cột kilômét) và ghi số chẵn đến kilômét nếu cự ly ≥ 1,0 km và ghi số chẵn đến 100 m nếu cự ly < 1,0 km. Cự ly từng đoạn phải phù hợp với cự ly toàn bộ và phải thống nhất cả hai chiều xe chạy.

    (Căn cứ Điều 44 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    (Còn nữa...)

     
    Báo quản trị |  
  • #492308   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 8: Biển phụ, biển viết bằng chữ

    71. Biển phụ

    Trước đây có 9 kiểu biển thì nay có đến 31 biển có mã S, SG và SH, cụ thể như sau:

    - Biển số S.501: Phạm vi tác dụng của biển;

    - Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu;

    - Biển số S.503 (a,b,c,d,e,f): Hướng tác dụng của biển;

    - Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển;

    - Biển số S.504: Làn đường;

    - Biển số S.505 a: Loại xe;

    - Biển số S.505 b: Loại xe hạn chế qua cầu;

    - Biển số S.505 c: Tải trọng trục hạn chế qua cầu;

    - Biển số S.506 (a,b): Hướng đường ưu tiên;

    - Biển số S.507: Hướng rẽ;

    - Biển số S.508 (a,b): Biểu thị thời gian;

    - Biển số S.509 (a,b): Thuyết minh biển chính;

    - Biển số S.510: Chú ý đường trơn có băng tuyết; (biển báo mới)

    - Biển số S.G,7: Địa điểm cắm trại; (biển báo mới)

    - Biển số S.G,8: Địa điểm nhà trọ; (biển báo mới)

    - Biển số S.G,9 b: Chỉ dẫn tới điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng; (biển báo mới)

    - Biển số S.G,11 a; S.G,11 c: Chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn; (biển báo mới)

    - Biển số S.G,12 a; S.G,12 b: Chỉ dẫn làn đường không lưu thông; (biển báo mới)

    (Căn cứ Điều 45 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    72. Biển viết bằng chữ

    Bổ sung quy định sau:

    Có thể sử dụng biển ghép hình chữ nhật để thể hiện các thông tin trong trường hợp có nhiều thông tin cần thể hiện và việc bố trí các biển đơn là phức tạp. Biển đặt trên hè đường. Mặt biển có thể vuông góc hoặc song song với chiều đường xe thô sơ hoặc người đi bộ.

    (Căn cứ Điều 46 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    73. Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển phụ, biển viết bằng chữ

    Sửa cụm từ “chiều rộng” thành “chiều cao” tại quy định sau:

    Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển quy định tại Điều 16, Điều 17 và Phụ lục K của Quy chuẩn này. Hình dạng biển viết bằng chữ là hình chữ nhật có chiều cao tối thiểu 20 cm.

    (Căn cứ Điều 47 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    74. Chữ viết và chữ số của biển phụ, biển viết bằng chữ

    - Sửa “kiểu chữ nét gầy” sang “kiểu chữ nén”

    Tất cả những chữ viết, chữ số ghi trên biển và cột kilômét dùng thống nhất theo hai kiểu: kiểu chữ thường và kiểu chữ nén theo quy định tại Điều 17 và Phụ lục K;

    Kiểu chữ nén dùng trong trường hợp hàng chữ dài;

    - Bổ sung quy định biển ghép:  Với biển ghép cho phép sử dụng chữ nhỏ nhất là 5 cm.

    (Căn cứ Điều 48 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    (Còn nữa...)

     
    Báo quản trị |  
  • #492310   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 9: Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

    Nội dung quy định này hoàn toàn là nội dung mới, do vậy, mời các bạn xem chi tiết tại đây.

    Chương 10: Vạch kẻ đường

    75. Quy định chung đối với vạch kẻ đường

    Bổ sung các quy định sau:

    - Vạch kẻ đường phải bảo đảm cho xe chạy trên đường êm thuận, đảm bảo độ bám giữa lốp xe và mặt đường, không bị trơn trượt, không cao quá mặt đường 6 mm.

    - Khi sử dụng, lựa chọn vạch kẻ đường phải đảm bảo hợp lý về tổ chức giao thông đối với từng tuyến đường và căn cứ vào chiều rộng mặt đường phần xe chạy, tốc độ xe chạy, lưu lượng, phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông để quyết định. Vạch kẻ đường phải có ý nghĩa báo hiệu thống nhất và bổ trợ cho đèn tín hiệu và biển báo.

    - Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ thiết kế ≥ 60 km/h và các đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải có vật liệu phản quang. Các loại đường khác, căn cứ theo khả năng tài chính và yêu cầu khác mà có thể sử dụng vật liệu phản quang.

    (Căn cứ Điều 52 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    76. Phân loại vạch kẻ đường

    - Bổ sung loại vạch trắng và vạch đỏ đối với vạch đứng

    Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.

    - Bổ sung các quy định phân loại khác nhau:

    Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành 03 loại như sau:

    + Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;

    + Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;

    + Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.

    Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng, vạch kẻ đường gồm: vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ.

    Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành 02 loại sau: Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè (bó vỉa) hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;

    Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.

    (Căn cứ Điều 53 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    (Còn nữa...)

     
    Báo quản trị |  
  • #492314   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 11: Cọc tiêu, tiêu phản quang, tường bảo vệ và hàng rào chắn

    77. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ

    Bổ sung quy định sau:

    Tường bảo vệ còn có tác dụng bảo vệ cho các phương tiện tham gia giao thông khỏi văng ra khỏi phần đường xe chạy. Tường bảo vệ đồng thời cần có tác dụng dẫn hướng cho lái xe vào ban đêm bằng vạch sơn đứng hoặc tiêu phản quang gắn trên đó.

    (Căn cứ Điều 56 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    78. Hình dạng và kích thước cọc tiêu

    Làm rõ quy định về hình dạng và kích thước cọc tiêu:

    Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông, kích thước cạnh tối thiểu 12 cm (trước đây cạnh phải là 15 cm) hoặc hình tròn có tiết diện tối thiểu tương đương (đây là quy định mới) ; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70 cm; ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40 cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70 cm tại phân giác. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10 cm ở đầu trên cùng có màu đỏ và bằng chất liệu phản quang hoặc phát quang. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các cọc tiêu với màu sắc khác nhưng trên trên cọc tiêu phải gắn các tiêu phản quang theo các quy định tại Điều 61 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT.

    (Căn cứ Điều 57 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    79. Các trường hợp cắm cọc tiêu

    Sửa đổi quy định về những trường hợp sau phải cắm cọc tiêu:

    - Phía lưng các đường cong nằm từ tiếp đầu đến tiếp cuối. Trong trường hợp có đường cong chuyển tiếp thì phải bố trí cọc tiêu từ điểm nối đầu đến điểm nối cuối;

    - Các đoạn nền đường bị thắt hẹp;

    - Các đoạn đường có taluy âm cao từ 2 m trở lên;

    - Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao;

    - Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức;

    - Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm, đường tràn;

    - Các đoạn đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường.

    Bổ sung quy định sau:

    Không cần bố trí cọc tiêu trong trường hợp phần đường xe chạy đã được phân biệt rõ bởi bó vỉa, vỉa hè hoặc các kết cấu liền kề hoặc khi đã sử dụng tiêu phản quang dạng mũi tên tại các đường cong.

    (Căn cứ Điều 58 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    80. Kỹ thuật cắm cọc tiêu

    - Bổ sung quy định sau:

    Khoảng cách giữa 2 cọc tiêu với các đường ô tô thông thường và 30 m với đường cao tốc;

    - Thay đổi khoảng cách giữa 2 cọc tiêu nếu đường con có bán kính R: 30 m < R ≤ 100 m là 5 m.

    - Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc: Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc nơi có đường cong nằm thì lấy theo quy định về cọc tiêu trên đoạn đường cong. Khi hết phạm vi đường cong nằm, khoảng cách của các cọc tiêu lấy theo quy định về cọc tiêu trên đoạn đường dốc.

    (Căn cứ Điều 59 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    81. Tiêu phản quang

    Đây là quy định hoàn toàn mới, do vậy mới các bạn xem chi tiết tại đây.

    82. Tường bảo vệ

    Bổ sung quy định sau:

    - Tường bảo vệ thay thế cọc tiêu phải được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này;

    - Tường bảo vệ cao trên vai đường tối thiểu 0,5m.

    (Căn cứ Điều 62 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    83. Hàng rào chắn cố định

    Bổ sung quy định sau:

    - Đường hai đầu cầu nơi bề rộng cầu hẹp hơn bề rộng nền đường thì phải sử dụng hàng rào có lan can phòng hộ; lan can lúc này được sơn hoặc gắn tiêu phản quang có tác dụng dẫn hướng như cọc tiêu.

    - Hai đầu cống nơi chiều dài cống hẹp hơn bề rộng nền đường thì phải sử dụng hàng rào có lan can phòng hộ hoặc xây tường bảo vệ. Tường hoặc lan can được sơn hoặc gắn tiêu phản quang có tác dụng như cọc tiêu.

    - Trên các bộ phận của hàng rào chắn (cột, thanh ngang) phải gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này.

    (Căn cứ Điều 63 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    (Còn nữa...)

     
    Báo quản trị |  
  • #492315   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 12: Cột Kilômét, cọc H

    84. Phân loại cột kilômét

    Đây là quy định hoàn toàn mới, do vậy mới các bạn xem chi tiết tại đây.

    85. Quy cách cột kilômét

    Đây là quy định hoàn toàn mới, do vậy mới các bạn xem chi tiết tại đây.

    86. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều cắt ngang đường

    Sửa đổi quy định vị trí đặt cột như sau:

    Đối với cột kilômét dạng cột thấp và dạng cột cao, vị trí đặt cột kilômét theo hướng cắt ngang đường theo quy định như vị trí chôn cọc tiêu quy định ở khoản 59.1 và khoản 59.2 Điều 59. Nếu đường qua khu đông dân cư đã có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cột kilômét đặt trên hè đường cách mép phần xe chạy 0,75 m (tính đến tim cột).

    (Căn cứ Điều 68 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    87. Vị trí đặt cột kilômét theo chiều dọc đường

    Bổ sung quy định sau:

    Khi không thể đặt cột kilômét chính xác tại lý trình yêu cầu do vướng chướng ngại vật thì cho phép dịch chuyển cột trong cự ly 50 m theo phương dọc đường.

    (Căn cứ Điều 69 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    88. Cọc H (Cọc 100 m)

    Bổ sung quy định sau:

    Kỹ thuật chôn cọc H tương tự như cọc mốc lộ giới hoặc dạng tấm gắn lên trên dải phân cách hay hộ lan.

    Trường hợp tại vị trí cần cắm cọc H đã có hộ lan, tường bảo vệ hoặc các vật cứng cố định thì có thể viết hoặc gắn thông tin cọc H trực tiếp lên các kết cấu nói trên hoặc sử dụng dạng tấm gắn trên các kết cấu đó. Thông tin cần thể hiện trên cọc H xem Phụ lục I của Quy chuẩn này.

    (Căn cứ Điều 72 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    (Còn nữa...)

     
    Báo quản trị |  
  • #492318   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chương 13: Mốc lộ giới

    89. Quy định cắm cột mốc lộ giới

    Bổ sung quy định sau: Đường qua khu đông dân cư, thị xã, làng, bản: bình quân cứ 100 m cắm một cột về mỗi bên đường.

    (Căn cứ Điều 75 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    Chương 14: Báo hiệu cấm đi lại

    90. Báo hiệu cấm đường trong những trường hợp khẩn cấp

    Bổ sung quy định sau: Nếu có cờ đỏ hoặc vải đỏ thì treo ở giữa cây chắn.

    (Căn cứ Điều 82  Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    Chương 15: Gương cầu lồi, dải phân cách và lan can phòng hộ

    91. Dải phân cách

    Sửa đổi, bổ sung nhằm làm rõ quy định về dải phân cách:

    - Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được dùng để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.

    - Khi dải phân cách đặt ở tim đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy thì gọi là dải phân cách giữa; khi dải phân cách sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông thì gọi là dải phân cách bên.

    - Dải phân cách có hai loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động.

    + Dải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:

    a) Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;

    b) Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;

    c) Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và phải được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này.

    + Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m - 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Ø40 - Ø50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.

    - Điều kiện đặt dải phân cách cố định và di động:

    + Dải phân cách cố định nên sử dụng khi đường có từ 4 làn xe trở lên để phân làn đường đi theo hai hướng riêng biệt.

    + Dải phân cách di động chỉ dùng ở những nơi mặt đường chỉ đủ 2 hay 3 làn xe, cần chia tạm thời hai chiều hoặc hai làn xe riêng biệt.

    (Căn cứ Điều 85 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    92. Lan can phòng hộ

    Đây là quy định hoàn toàn mới, do vậy mới các bạn xem chi tiết tại đây.

    (Còn nữa...)

     
    Báo quản trị |  
  • #492320   22/05/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Phần 3: Quy định về quản lý

    93. Nguyên tắc quản lý

    - Các tuyến đường bộ khi đưa vào khai thác phải bố trí, lắp đặt đầy đủ báo hiệu theo quy định của Quy chuẩn này;

    - Lộ trình thay thế, điều chỉnh đối với báo hiệu đường bộ:

    + Báo hiệu đường bộ thay thế, bổ sung mới phải tuân thủ theo quy định của Quy chuẩn này.

    + Biển báo có nội dung và ý nghĩa sai khác, không đúng với Quy chuẩn này phải được thay thế, điều chỉnh ngay.

    + Báo hiệu đường bộ không thuộc trường hợp có nội dung và ý nghĩa sai khác, không đúng và có nội dung chưa hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này nhưng không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác so với quy định tại Quy chuẩn này và còn sử dụng tốt sẽ được thay thế dần, hoàn thành trước ngày 20/8/2019.

    + Báo hiệu đường bộ ngoài trường hợp nêu trên mà có biểu tượng, ký hiệu, kích thước chưa hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này nhưng không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác so với quy định tại Quy chuẩn này sẽ được thay thế dần, hoàn thành trước ngày 20/8/2025.

    - Đối với dự án công trình đường bộ, nếu hệ thống báo hiệu đường bộ chưa thi công thì phải điều chỉnh theo Quy chuẩn này; Hệ thống báo hiệu đường bộ là hạng mục công trình phải hoàn thành trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng.

    (Căn cứ Điều 89 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT)

    Hết

     
    Báo quản trị |