Tổng hợp những vấn đề chính về kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Chủ đề   RSS   
  • #328098 13/06/2014

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Tổng hợp những vấn đề chính về kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

    A. Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiếng Dũng:

    1. Về vấn đề nợ công:

    Bộ trưởng cho biết, trên cơ sở đánh giá các yếu tố, nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, thấp hơn các chỉ tiêu được QH và Chính phủ phê chuẩn, bao gồm chỉ tiêu tỷ lệ nợ công trên GDP, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sách hàng năm, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ...
     
    Tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010); 50,1% (2011); 50,8% (2012) và 54,1% (ước tính 2013) hiện ở dưới mức theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội là 65%. Bộ trưởng cho biết, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng… là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.
     
    Về cơ cấu nợ công, khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là  ưu đãi với thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2-5 năm. Đối với Việt Nam, theo quy định của Luật Quản lý nợ công hiện hành, nợ công đã bao gồm: nợ Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
     
    Giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nợ công, đó là: thực hiện cân đối ngân sách tích cực, từng bước giảm bội chi NSNN so với GDP, bố trí nguồn để trả nợ trong nước, ngoài nước đến hạn hàng năm theo đúng cam kết; Trong quá trình điều hành NSNN phấn đấu tăng thu để sử dụng một phần hợp lý để tăng chi trả nợ; thực hiện cơ cấu lại nợ;  kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các khoản vay về cho vay lại, các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp; định kỳ kiểm tra, xử lý kịp thời những vướng mắc, những vi phạm… 
     
    2. Quản lý, điều hành giá xăng dầu:
     
     Bộ trưởng cho biết, Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Giá xăng dầu được điều hành linh hoạt theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Giá xăng dầu lên xuống, tránh điều hành giật cục, tránh các cú sốc về giá cả đã có tác động tích cực đến chỉ số lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
     
    Vừa qua Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì tham gia việc sửa nghị định 84. Và gần đây nhất, vào ngày 3-6, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nghe lại nghị định 84 sửa đổi và Thủ tướng đã có kết luận.
     
    Bộ Tài chính và Bộ công thương sẽ kết hợp sửa đổi lần cuối nghị định này và trong thời gian ngắn, nghị định 84 sửa đổi sẽ được ban hành, trong đó điều rất quan trọng là rút ngắn chu kỳ tính giá cơ sở, càng ngắn thì càng sát thị trường. Ngày xưa tính giá trong vòng 30 ngày, bây giờ sẽ đề xuất 15 ngày. Giữa 2 lần tăng giá ngày xưa là 15 ngày, bây giờ đề xuất 10 ngày.
     
    Chúng ta mạnh dạn, để doanh nghiệp tự định giá xăng tính giá cơ sở theo hướng dẫn của Nhà nước.
     
    Trong thời gian qua, đã xuất hiện yếu tố cạnh tranh trên thị trường xăng dầu và càng cạnh tranh thì người tiêu dùng càng được hưởng lợi.
     
    Theo Bộ trưởng, việc sửa đổi nghị định 84 là cần thiết và cần mềm dẻo, sát với thị trường càng tốt.

     

    Nguồn: tổng hợp internet

     
    3641 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #328106   13/06/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    B. Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận:

    1. Về việc thành lập mới các trường đại học:

    Bộ trưởng  trả lời:
     
    Giai đoạn trước đây theo mô hình ưu tiên về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn nặng về chữ, nhẹ về dạy nghề và dạy người, nặng về lý thuyết, khả năng thực hành yếu, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể chưa cao.
     
    Trong quá trình chuyển đổi, chúng tôi đã chỉ đạo các trường đại học phải đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, hướng vào việc hình thành phát triển năng lực.
     
    Thứ hai, tranh thủ hợp tác quốc tế để cập nhất các chương trình đào tạo, nhất là những chương trình đào tạo liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, những ngành nghề các nước có thế mạnh mà chúng ta cần.
     
    Thứ ba, tăng cường hoạt động kiểm định.
     
    Giai đoạn 2006 - 2010, chúng ta thành lập số lượng trường đại học tương đối lớn với hơn 180 trường; bình quân 1 năm hơn 30 trường.
     
    Từ năm 2011 đến nay, số lượng thành lập trường giảm đi đáng kể, 7 trường/1 năm; trong đó, một số trường của quốc phòng an ninh là do nhu cầu cần phải thành lập, khối dân sự rất ít.
     
    Theo quy hoạch mới Thủ tướng đã phê duyệt, điều chỉnh, về cơ bản sẽ không thành lập mới thêm các trường, trừ một số trường đã có chủ trương và trường hợp đặc biệt.
     
    Còn lại chỉ rà soát quy hoạch, những trường nào đã được cấp phép nhưng chưa triển khai, chưa hoạt động sẽ thu hồi giấy phép; những vùng có nhu cầu về đào tạo và có ý nghĩa quốc phòng an ninh cùng các ý nghĩa khác, vẫn cho thành lập trường nhưng sẽ rất hạn chế. Về cơ bản, quy hoạch mà Thủ tướng phê duyệt đến nay sẽ không có thay đổi.
     
    Hiện nay, chúng tôi đã thông báo tạm dừng năm 2015 không nhận các hồ sơ mới xin thành lập trường. Tiến tới sẽ có rà soát và bổ sung…
     
    UBND các tỉnh luôn trình bày với Chính phủ, với Thủ tướng Chính phủ, với Bộ GD&ĐT nguyện vọng cháy bỏng - được thể hiện trong Nghị quyết của tỉnh ủy không phải một khóa mà nhiều khóa - về việc thành lập các trường ĐH.
     
    2. Về đạo đức, ý thức của học sinh, sinh viên:
     
    Giáo dục toàn diện đối với học sinh sinh viên đang là vấn đề ngành Giáo dục đang tập trung chú ý. Bộ GD&ĐT đã có một số thay đổi trong chỉ đạo, cố gắng thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh:
     
    Cụ thể: Hướng các cháu có những hoạt động trải nghiệm; bằng các giải pháp gắn nhà trường với xã hội, ngoài việc dạy của giáo viên ở trên lớp có sự phối hợp giáo dục các chủ thể khác như đoàn, hội cựu chiến binh, hội cựu giáo chức, hội phụ nữ,… để giáo dục truyền thống, giáo dục lịch sử cho các cháu.
     
    Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo và xây dựng kế hoạch cụ thể đổi mới phương pháp, cách dạy và học các môn học liên quan đến đạo đức trong nhà trường như môn giáo dục công dân, chính trị, lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên vào các hoạt động trong thời gian tập huấn đầu năm, đầu khóa học, phối hợp với trung ương Đoàn để thực hiện …
     
    So sánh tỷ lệ giữa tuổi và đạo đức – “tuổi càng nhỏ thì đạo đức tốt hơn khi lớn tuổi” - sẽ là khiên cưỡng. Vì đạo đức của học sinh ở bậc học trên được đánh giá với 50% là kết quả học tập: Phải học giỏi hoặc khá thì mới được đánh giá đạo đức tốt, còn nếu học kém thì đạo đức không thể được xếp loại tốt. Vì phải “vừa hồng vừa chuyên” nên mức độ đánh giá khắt khe hơn rất nhiều đối với học sinh lứa tuổi lớn hơn.
     
    Qua theo dõi phong trào HS - SV thông qua phối hợp với với các tỉnh, thành phố (đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) đối với các phong trào liên quan đến những sự kiện lớn của đất nước trong thời gian vừa qua cho thấy: Ý thức của học sinh, sinh viên của chúng ta cơ bản rất tốt, đúng đắn.
     
    3. Về vần đề dạy ngoại ngữ trong trường học:
     
    Khi tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, chúng tôi đã tiến hành các đợt khảo sát ở các môn học, các bậc học có dạy Ngoại ngữ và thấy rằng, cách dạy, cách học ngoại ngữ của chúng ta hiện nay không giống với cách dạy - học ngoại ngữ trên thế giới.
     
    Chúng ta chủ yếu dạy ngữ pháp, bởi vậy học sinh dù đã học hết phổ thông nhưng cả nói và nghe đều kém. Đội ngũ thầy cô giáo dạy ngoại ngữ của chúng ta cũng chưa đạt chuẩn. Thậm chí, có những học sinh Hà Nội, học sinh thành phố lớn, có đi học thêm tại các trung tâm, các em học giỏi, phát âm chuẩn lại bị cô giáo chê.
     
    Từ thực thế đó, dứt khoát phải chấm dứt tình trạng dạy học như hiện tại.
     
    Xin nói thêm, trước đây, khi chúng ta nói thi ngoại ngữ bắt buộc nhưng thực sự không hẳn là như vậy. Vì những nơi chưa đủ điều kiện dạy ngoại ngữ vẫn được thi môn thay thế.
     
    Bởi vậy, tinh thần với môn Ngoại ngữ sẽ có sự điều chỉnh và hiện nay tập trung vào khâu đào tạo lại đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngoại ngữ tại các nhà trường và làm thật tốt khâu này.
     
    Thứ hai, sẽ có một chương trình, bộ sách giáo khoa mới, cùng với đó là cách dạy, cách học mới ... Đẩy mạnh theo hướng như vậy và lúc đó chúng ta sẽ tổ chức việc có thể bắt buộc thi môn tiếng Anh, đảm bảo đi đúng hướng, đảm bảo đúng hiệu quả của chương trình.
     
    Sau khi chúng ta hoàn tất việc đào tạo lại, chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên, có bộ sách mới, cách học mới thì lúc đó mới có thể tổ chức ngoại ngữ bắt buộc, đảm bảo đúng hiệu quả của Đề án ngoại ngữ quốc gia.

    4. Vấn đề việc làm cho sinh viên:

    Vấn đề việc làm của học sinh - sinh viên nói riêng và vấn đề việc làm nói chung là bàn về thị trường lao động với các yếu tố cung - cầu về nhân lực về các thể chế và các tổ chức tham gia vào thị trường này.
     
    Bộ GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ là một bộ phận nằm ở phần cung của thị trường lao động. Trách nhiệm của Bộ trong việc để một số lượng học sinh sinh viên sau tốt nghiệp đại học cao đẳng chưa có việc làm, chúng tôi kiểm điểm và thấy có những khuyết điểm sau đây:
     
    Thứ nhất là trong một thời gian dài, mô hình phát triển giáo dục trong đó có giáo dục đại học của chúng ta chú trọng quy mô, số lượng mà chưa chú ý đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng.
     
    Thứ hai, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học thi cử của các trường đại học chủ yếu xuất phát tử khả năng hiện có của các nhà trường tổ chức đào tạo theo khả năng mình có. Chưa chú ý, chưa có hoạt động thiết thực để tổ chức hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
     
    Thứ ba, quy trình mở trường, cấp phép hoạt động cho các trường ĐH, CĐ còn thiếu các quy định chặt chẽ, chưa chú trọng đến nhu cầu thực tế của xã hội, của địa phương. Các chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, trong nước và thế giới.
     
    Nội dung đào tạo nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, nhẹ thực hành, chưa chú trọng đến rèn luyện các kĩ năng mềm về khả năng làm việc nhóm, ví dụ công nghệ thông tin, ngoại ngữ và hoạt động xã hội.
     
    Trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có các giải pháp để cải thiện tình hình theo hướng:
     
    Hạn chế việc thành lập các trường ĐH, CĐ. Cải tiến, thay đổi quy trình cấp phép thành lập, hoạt động. Khắc phục tình trạng có trường ĐH được thành lập nhưng chưa có cơ sở vật chất, chưa có thầy cô giáo mà đã có chỉ tiêu tuyển sinh, đã đào tạo.
     
    Gần đây chúng tôi đã quy định là các trường ĐH khi có dự án phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH thì được xem xét thành lập. Sau khi có dự án thành lập, để được phép hoạt động thì phải triển khai thực hiện được các cam kết trong dự án, phải có cơ sở vật chất, phải có đội ngũ giáo viên cơ hữu của nhà trường thì mới được xem xét để cấp phép đào tạo các chuyên ngành.
     
    Cùng đó, khi mở các chuyên ngành, có cảnh báo với những ngành nghề, những lĩnh vực đã có quy mô đào tạo lớn rồi thì không cho mở nữa.
     
    Ví dụ, khối kinh tế quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kể cả khối sư phạm trong ngành giáo dục - Bộ GD&ĐT đã có thông báo về sự bão hòa của thị trường và cũng có những thông báo ưu tiên mở các ngành nghề và nhu cầu phát triển KT - XH của cả nước cũng như của các địa phương có đòi hỏi.
     
     
    Chúng tôi cũng đã chủ động rà soát và kiến nghị với Thủ tướng chính phủ cho điều chỉnh mạng lưới các cơ sở GD ĐH phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực và định hướng phát triển KTXH. Kiến nghị với Thủ tướng và Thủ tướng đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu 450 SV/ 10.000 dân trước đây xuống còn trên 200 SV/ 10.000 dân.
     
    Chúng tôi đã cùng các Bộ, ngành các địa phương rà soát lại mạng lưới các cơ sở GD ĐH; dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp thành lập mới các cơ sở giáo dục; tạm dừng bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp cử nhân muốn trở thành giáo viên THPT; chỉ đạo các trường đổi mới phương pháp nghiệp vụ sư phạm với sự tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp, của các nhà sử dụng lao động và công bố các chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành;
     
    Cùng đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng lên các phương tiện đại chúng để HSSV xem xét lựa chọn, để các nhà sử dụng lao động xem xét cân nhắc chất lượng đầu ra và cả xã hội giám sát.
     
    Bộ cũng đã thành lập 2 Trung tâm kiểm định chất lượng ở 2 ĐHQG Hà Nội và TPHCM tham gia vào mạng lưới kiểm định quốc tế. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, rà soát việc này. Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã thành lập Trung tâm đào tạo hỗ trợ cung ứng nguồn nhân lực.
     
    Về vấn đề cung cấp nhân lực cho thị trường việc làm còn liên quan tới nhiều chủ thể khác. Thị trường lao động cũng giống như thị trường hàng hóa – có người cung ứng, có người cần sản phẩm – những cũng cần các thiết chế, các kênh. Chúng ta hiện nay cũng đã có các sàn giao dịch, có trung tâm giới thiệu việc làm, các hoạt động khác cần củng cố.
     
    Chúng tôi đã cùng Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh Xã hội bàn về việc này để hai bên chuẩn bị nội dung, thống nhất các công việc cùng làm, tổ chức một số hoạt động cần nghiên cứu để thảo luận phối kết hợp trong việc cung ứng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường và có những việc vượt thẩm quyền sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ.
     
    Còn trong các đề án, chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 29 mà Thủ tướng Chính phủ đã kí – có một loạt đề án giao cho các Bộ, ngành – trong đó có Bộ GD&ĐT để xử lí các vấn đề liên quan đến cân đối giữa cung đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của thị trường lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #328108   13/06/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    C. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường:

    1. Lợi ích nhóm trong việc ban hành văn bản:

    Bộ trưởng cho biết:

    "Một trong những nhiệm vụ thẩm định của Bộ Tư pháp là lấy ý kiến xem có phù hợp với lợi ích của Đảng hay không. Vì thế, việc lợi ích nhóm chưa phải là vấn đề được đặt ra. Với quy trình hiện nay, phải xem là đứng từ phía nào thì mới nói được là có lợi ích nhóm hay không”. Mặc dù vậy, ông Cường cũng thừa nhận, việc vừa soạn thảo vừa ban hành chính sách pháp luật “có những vấn đề về kỹ thuật”. “Ở Việt Nam, luật mẹ chưa có nhưng luật con đã có rồi. Đấy là về vĩ mô thôi. Nếu nói về vi mô, hệ thống pháp luật nước ta thuộc diện phức tạp nhất thế giới với rất nhiều chủ thể ban hành văn bản pháp luật, kể cả chủ tịch xã cũng có thể ban hành văn bản loại này”

    Đúng là có chuyện bộ ngành khi xây dựng pháp luật đều mong muốn cài lợi ích của mình vào đó. Thành thật mà nói, có luật không hoàn toàn là lobby hay chạy nhưng cũng có tranh thủ này kia

    2. Xử lý sai phạm trong thi hành án:

    Bộ trưởng nhìn nhận: dù chỉ tiêu chưa đạt về việc và tiền nhưng con số tuyệt đối rất cao. Và đây là những nỗ lực rất lớn của các cơ quan thi hành án dân sự trong bối cảnh năm 2013 kinh tế còn nhiều khó khăn, lượng án dân sự năm 2013 tăng cao, đặc biệt số tiền phải thi hành tăng đột biến. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao, 6 tháng đầu năm kết quả thi hành án dân sự có nhiều triển vọng, dự thảo  Luật thi hành án dân sự sửa đổi được trình Quốc hội ngay tại kỳ họp này có nhiều quy định sẽ góp phần giảm án tồn đọng cho những vụ việc tồn đọng lâu ngày mà chấp hành viên đã dùng mọi biện pháp mà không thể thi hành.
     
    Riêng với tình trạng cán bộ vi phạm năm sau cao hơn năm trước, người đứng đầu ngành Tư pháp thể hiện rõ quan điểm “quyết tâm xử lý nghiêm”.
     
    Đề cập đến nhiều vụ xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng “không nơi nào nhiêu khê, phức tạp, thời gian kéo dài” như ở Việt Nam, ĐB Trần Du Lịch, TP Hồ Chí Minh truy vấn “Bộ trưởng có thấy thực tế này không, xử lý thế nào”. Đáp từ, Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận có tình trạng này tuy nhiên do rất nhiều nguyên nhân. “Đơn cử như ở thời điểm tuyên án, giá cả thị trường nó khác, sau nhiều năm, giá cả biến động, riêng chuyện định giá tài sản đã khó rồi”. Bộ trưởng cũng cho biết, dự thảo Luật thi hành án dân sự sửa đổi sẽ có nhiều quy định khắc phục bất cập này, trong đó có quy định cho phép các Công ty tổ chức định giá thay vì nhà nước làm
     
    Báo quản trị |  
  • #328110   13/06/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    D. Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh:

    1. Về phòng, chống tham nhũng:
     
    Hằng năm, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91.
     
    Qua kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã thu được những kết quả nhất định, cụ thể: Chỉ ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của địa phương, bộ, ngành và doanh nghiệp, đồng thời, kiến nghị chấn chỉnh và có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định; Nâng cao nhận thức của người đứng đầu, cán bộ, công chức về công tác phòng, chống tham nhũng; xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng từ đó nêu cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng…
     
    Về những hạn chế, yếu kém trong công tác này, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra nguyên nhân chính. Đó là, trách nhiệm người đứng đầu trong nhiều trường hợp chưa quyết liệt, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu.
     
    2. Kê khai tài sản của công chức:
     
    Hiện tại chưa có quy định cán bộ về hưu phải kê khai tài sản thu nhập nên vẫn đang nghiên cứu, đề xuất để quản lý đồng bộ cả cán bộ đương chức lẫn về hưu. Dù vậy, ông Tranh cũng khẳng định qua theo dõi việc kê khai tài sản chưa phát hiện dấu hiệu không trung thực.
     
    Đối với tài sản của nguyên Tổng TTCP Trần Văn Truyền, ông Tranh cho rằng, ông Truyền đã nghỉ hưu và chuyển về sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre, TTCP đã trao đổi với Tỉnh ủy Bến Tre để nắm tình hình. Hơn nữa ông Truyền là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý nên UB Kiểm tra T.Ư cũng  đang nắm tình hình và TTCP cũng phối hợp theo dõi khối tài sản này.
     
    Với việc bổ nhiệm 60 cán bộ ngay trước khi về hưu của ông Trần Văn Truyền, ông Huỳnh Phong Tranh khẳng định, thông tin báo chí nêu là chính xác. Tuy nhiên, ông Tranh cho rằng điều đó xuất phát từ nhu cầu bổ nhiệm, chia tách đơn vị, lập đơn vị mới.
     
    Dù vậy, ông Tranh cũng thừa nhận việc bổ nhiệm có sơ suất, thời gian bổ nhiệm chưa đúng, cấp phó nhiều hơn quy định, năng lực, chứng chỉ, điều kiện cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Và TTCP đang xử lý những hệ quả của việc này.

    3. Về vụ án Bầu Kiên:

    Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chỉ trả lời ngắn gọn vụ xử lý Nguyễn Đức Kiên thuộc thẩm quyền của cơ quan truy tố xét xử.
     
    Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã đăng đàn trả lời: Vụ án Nguyễn Đức Kiên đã xét xử sơ thẩm, xét xử theo hình thức tranh tụng để xử lý đúng người, đúng tội. Việc xét xử, kết án với người phạm tội qua Hội đồng xét xử độc lập.
     
    Nguyễn Đức Kiên bị đại diện Viện KS đề nghị 18-24 tháng tù về tội Kinh doanh trái phép, 4-5 năm tù tội Trốn thuế, 16-18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 14-15 tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng. Hội đồng Xét xử đều phạt các mức án cao hơn mức đề nghị.
     
    Tuy nhiên đây là trường hợp phạm nhiều tội, theo Điều 50 của Bộ LHS việc cộng các hình phạt được cộng thành hình phạt chung, hình phạt chung không được vượt quá 30 năm tù đối với phạt tù có thời hạn.
     
    "Như vậy Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã tuyên cao hơn đề nghị của Viện kiểm sát, mức án 30 năm tù so với đời người là không thấp. Bên cạnh đó Tòa còn phạt gấp 3 lần số tiền trốn thuế là 75 tỷ đồng, phạt 100 triệu đồng tội lừa đảo và cấm hành nghề ngân hàng với Nguyễn Đức Kiên", Chánh án Trương Hòa Bình cho biết.
     
    Cũng theo Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội còn khởi tố tiếp 2 vụ án hình sự tại tòa, xem xét trách nhiệm của nhiều người khác.
     
    Báo quản trị |