Từ “lôgic” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Logos). Logos có rất nhiều nghĩa như: lời nói, trí tuệ, lý lẽ, lập luận, tính quy luật... Ngày nay “lôgic” được hiểu với ba nghĩa cơ bản sau:
- Thứ nhất, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa các sự vật hiện tượng (lôgic khách quan);
- Thứ hai, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người (lôgic chủ quan);
- Thứ ba, dùng để chỉ môn khoa học nghiên cứu về tư duy (lôgic học).
Những điểm lưu ý khi nghiên cứu môn Logic học
- Lôgic học là khoa học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy. Tuy nhiên, tư duy không phải là đối tượng riêng của lôgic học mà còn là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học khác như triết học, tâm lý học, sinh lý học thần kinh...
- Vì vậy, vấn đề quan trọng là chúng ta phải phân định được ranh giới của lôgic học với các khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy.
- Logic học xem xét quá trình nhận thức của con người, chính là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua hoạt động thực tiễn. Quá trình đó gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động); nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng).
- Sự thống nhất giữa Logic và ngôn ngữ: Lôgic chỉ mối quan hệ bên trong giữa các yếu tố cấu thành của tư duy, nó là nội dung của ngôn ngữ, còn ngôn ngữ là cái vỏ vật chất, là hình thức biểu hiện bên ngoài của tư tưởng.
Một số câu hỏi ôn tập môn Logic học (xem file đính kèm bên dưới)