Thời điểm cuối năm thường là thời gian để công dân trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự thực lệnh kêu gọi khám nghĩa vụ để chuẩn bị cho đợt tuyển quân nhân vào đầu năm tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể đủ điều kiện hoặc thuộc diện nhập ngũ theo quy định nghĩa vụ quân sự. Vậy, trường hợp nào thì công dân được miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự?
1. Đối tượng nhập ngũ nghĩa vụ quân sự
Hiện nay, giới hạn độ tuổi gọi nhập ngũ cụ thể đối với công dân được quy định cụ thể tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
- Công dân đủ 18 tuổi - hết 25 tuổi thì được gọi nhập ngũ.
- Công dân được đào tạo cao đẳng, đại học được tạm hoãn đến hết 27 tuổi.
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND một lần vào tháng hai hoặc tháng ba.
Theo đó, trường hợp đối với công dân đang trong quá trình học cao đẳng, đại học từ 18 - 27 tuổi thì được miễn gọi nhập ngũ nhằm hoàn tất quá trình học tập.
2. Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Pháp luật về quân sự miễn đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với 04 đối tượng sau đây, bởi vì những người này thuộc trường hợp bệnh, tật không có đủ khả năng về sức khỏe để có thể tham gia. Theo đó, Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các đối tượng sau đây sẽ được miễn đăng ký:
- Người khuyết tật.
- Người mắc bệnh hiểm nghèo.
- Bệnh tâm thần.
- Bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Nhằm đảm bảo chất lượng quân nhân với khả năng sức khỏe loại tốt cũng như không bị các vấn đề khác có liên quan ảnh hưởng đến cá nhân và tập thể trong quá trình thực hiện nghĩa vụ.
3. Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
Bên cạnh việc các đối tượng được miễn gọi nhập ngũ thì theo khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã loại trừ các đối tượng sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự quân sự bao gồm:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích.
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
4. Đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự
Công dân trong các trường hợp thuộc diện có thân nhân, gia đình đã và đang thực hiện nhiệm vụ nghĩa vụ đất nước theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì được miễn gọi nhập ngũ:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
5. Mắc bệnh được miễn nhập ngũ nghĩa vụ quân sự
Người mắc một trong các bệnh được quy định sau đây thì được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Căn cứ Phụ lục (bảng số 3) ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP sẽ có 10 bệnh lý được miễn nhập ngũ bao gồm:
(1) Tâm thần (Mã bệnh F20 - F29).
(2) Động kinh (Mã bệnh G40).
(3) Bệnh Parkinson (Mã bệnh G20).
(4) Mù một mắt (Mã bệnh H54.4).
(5) Điếc (Mã bệnh H90).
(6) Di chứng do lao xương, khớp (Mã bệnh B90.2).
(7) Di chứng do phong (Mã bệnh B92).
(8) Các bệnh lý ác tính (Mã bệnh C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47).
(9) Người nhiễm HIV (Mã bệnh B20 đến B24, Z21)
(10) Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng.
Như vậy, nếu công dân thuộc các trường hợp được quy định nêu trên thì sẽ được miễn gọi nhập ngũ. Qua đó, đảm bảo chất lượng quân nhân gia nhập lực lượng quân đội phải tốt về mặt sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ đất nước. Ngoài ra, việc miễn gọi nhập ngũ cũng thể hiện được sự nhân văn đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.