Xin cho tôi hỏi: cụm từ "tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ sách kế toán của công ty" nên hiểu như thế nào cho đúng luật, vì cụm từ này xuất hiện rất nhiều trong các loại văn bản quy phạm pháp luật, hiện tôi đang lấn cấn giữa hai giá trị sau: 1/ Giá trị của khoản: Vốn chủ sở hữu (tài khoản 411). Lấy giá trị này có vẻ hợp lý hơn vì chỉ giá trị của vốn chủ sở hữu mới quyết định được lực thực tế của công ty; nhưng nếu nói ngược lại: Giá trị tài sản của công ty là tổng giá trị tài sản trên Bảng cân đối kế toán, tại sao lấy giá trị vốn chủ sở hữu.2/ Cân số tài sản trên bảng cân đối kế toán (đương nhiên sẽ bằng tổng nợ). Nếu lấy giá trị này sẽ có ý kiến ngược lại cho rằng: bản chất tổng tài sản đồng thời cũng là tổng nợ (bao gồm vốn chủ sở hữu + công nợ phải trả + đi vay + các khoản nợ khác). Hiện nay không có quy định nào buộc tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của công ty là bao nhiêu, từ đó dẫn đến khả năng một công ty có vốn chủ sở hữu 1 đồng có thể nợ rất nhiều lần (vài chục lần, ví dụ 49 đồng); như vậy nếu lấy 30% nhân với tổng tài sản (bằng với tổng nợ 50 đồng) thì giá trị hợp đồng sẽ ký sẽ rất lớn so với vốn chủ sở hữu (1 đồng), sẽ làm mất ý nghĩa của việc khống chế tỷ lệ 30% nêu trên tại Luật Doanh nghiệp.Xin giải đáp.Xin cảm ơn