Chào bạn tranhuuan!
Nội dung bạn nêu có thể rơi vào các trường hợp như sau:
- Người nhận chạy án đó không có thẩm quyền giải quyết, không liên quan đến các cơ quan tố tụng sau khi nhận tiền chạy án đó đã không trả lại, họ có lời nói làm cho người nhà của người phạm tội tưởng họ có chức vụ, quyền hạn hoặc làm việc trong cơ quan giải quyết, có quan hệ với người trực tiếp giải quyết án và tưởng rằng họ có khả năng "chạy án".
Như vậy họ đã phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", còn khi họ có quan hệ, có khả năng "chạy án" nhưng sau khi nhận tiền mà không thực hiện công việc như yêu cầu, cũng không trả lại số tiền đó thì phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Đây là chúng tôi giả định vì bạn hỏi có khả năng đòi không thì chúng tôi tự đặt ra như vậy, còn thực chất sau khi nhận tiền, người đó cũng đã thực hiện những việc mà họ cho rằng có thể giúp được gia đình người phạm tội thì lại là chuyện khác.
Bạn nói từ chạy án là từ không chính thống trong thuật ngữ pháp lý nên cũng khó mà xác định hành vi đó là thế nào. Còn trường hợp mà gia đình người phạm tội chỉ có ý muốn nộp tiền để khắc phục hậu quả do người phạm tội gây ra để hành vi phạm tội của người thân được khắc phục, tội phạm được giảm nhẹ TNHS, không nhờ người giải quyết vụ án làm sai lệch hồ sơ thì không có lỗi gì.
Đối với bạn, nếu biết rõ người nhận chạy án đó không có khả năng giải quyết mà dẫn mối để người nhận chạy án thu lợi một cách bất hợp pháp, kể cả khi bạn không nhận tiền thì bạn cũng trở thành người phạm tội.
Vậy đó, cần có câu trả lời xác đáng thì bạn có thể gọi điện, gặp trực tiếp hoặc thông tin đầy đủ nội dung vụ việc chúng tôi mới có câu trả lời chính xác hỗ trợ bạn được.
Trân trọng.
Cập nhật bởi luatducphuong ngày 01/08/2013 01:26:10 CH
DUC PHUONG LAW là sản phẩm do tập hợp nhóm các Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình tiến hành tố tụng.
Website: www.luatducphuong.com
Email: luatducphuong@gmail.com - DĐ: 0836893789.
DUC PHUONG LAW - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH TIN CẬY CỦA BẠN.