Theo quy định tại Khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
=> Theo đó, chiếc điện thoại Iphone 6 đã bị hư nửa màn hình khi đó có giá trị chưa đến 10 triệu đồng, mà giá trị tối thiểu của tài sản chiếm giữ của người khác để chịu trách nhiệm hình sự là 10 triệu đồng. Như vậy, hành vi chiếm giữ tài sản của bạn chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự.
Còn về “Uy hiếp” luật ta không quy dịnh tội uy hiếp người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm, mà hành vi uy hiếp chỉ đi kèm làm tình tiết tăng nặng tội. Ví dụ:
Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
1. Người nào đủ 18 tuổi mà thực hiện một trong các hành vi sau đây đối với người dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
...b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội;
=> Như vậy hành vi của bạn không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên về dân sự thì mình cần phải làm rõ vấn đề: Bởi bạn kia đã lấy tài sản của shop buộc bạn đã dùng tiền của mình để bù lại, và bạn thì đã giữ trái phép tài sản của bạn kia. Như vậy, về dân sự thì các bạn nên ngồi lại nếu thỏa thuận được thì càng tốt, không thỏa thuận được phải đi đến tòa án thì không đáng, bởi phải chịu thêm nhiều nhiều phí khác.