Chào bạn
Qua trường hợp bạn đưa ta tôi có một vài quan điểm ý kiến như sau:
Thứ nhất: Đối với C hành vi của C là tội trộm cắp ta miễn bàn
Thứ hai: Đối với B có cấu thành tội trộm cắp hay không?
Xét về mặt khách quan của tội trộm cắp:
Người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản của “người khác” một cách lén lút, bí mật. Nét đặc trưng của tội phạm này là hành vi lấy tài sản một cách lén lút, bí mật, tránh sự phát hiện của người quản lý tài sản hay bất cứ người nào khác mà người phạm tội cho là có thể ngăn cản y phạm tội.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là: Tài sản chiếc xe Sh là tài sản chung của A và B chứ không phải là tài sản riêng của A theo quy định tại điều 27 Luật hôn nhân gia đình.Đồng thời theo điều 28 Luật HNGD quy định “khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Trong trường hợp này B và A là chủ sở hữu chiếc xe. B định đoạt chiếc xe thông qua việc cấu kết với C để chiếm đoạt tài sản, trong tổng số tài sản của A và B chứ không thông qua A.
Chiếc xe SH là vật phân chia được theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 vì thế có hai giả thiết đặt ra:
Giả thiết 1: Nếu chiếc xe định giá trên số tiền mà B được phân chia tức là vượt quá số tiền là tài sản chung của A và B thì A có thể phạm tội trộm cắp tài sản
Giả thiết 2: Ngược lại, nếu chiếc xe định giá bằng hoặc thấp hơn trong tổng số tiền mà C và B phân chia thì B không phạm tội trộm cắp vì đó là tài sản của C
Thực tiễn đối với những vụ án như thế này, theo mình tòa án sẽ tuyên B phạm tội trộm cắp.
Trân trọng!
Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.
Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: http://lamchuphapluat.vn/
Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/