tội phạm tham nhũng

Chủ đề   RSS   
  • #434522 25/08/2016

    tội phạm tham nhũng

    Ông Nguyễn Văn A, thôn trưởng thôn B nhiệm kỳ 2013 - 2015, đến nhiệm kỳ mới ông nghỉ việc bàn giao công việc cho người kế nhiệm. Trong kiểm kê bàn giao phát hiện ông A có hành vi sau: Thời gian đương nhiệm, ông A khi xây dựng công trình đường bê tông của thôn có hợp đồng mua vật liệu xây dựng của cửa hàng C, nhưng ông đã nâng khống giá thành vật liệu chênh lệch với giá thị trường 25.000.000 đồng để trục lợi; Quá trình làm việc với cơ quan CSĐT ông đã thừa nhận hành vi của mình. Tuy nhiên, số tiền mua vật liệu xây dựng trên thôn đang nợ cửa hàng đến nay chưa thanh toán, do đó ông A vẫn chưa được hưởng số tiền nâng khống chênh lệch trên (thôn B này đang nợ nhiều khoản khác của cửa hàng C với số tiền là 52.000.000 đồng; chủ cửa hàng hiện nay đang đi khỏi địa phương). Vậy xin hỏi luật sư ông A có cấu thành tội phạm hay không?

    Cập nhật bởi hoanganhcath ngày 25/08/2016 10:47:12 CH
     
    3191 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #438233   11/10/2016

    huyenvu.vietkimlaw
    huyenvu.vietkimlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn!

    Dựa vào thông tin bạn cung cấp, tôi có một số góp ý với bạn như sau:

    Về Tội tham ô tài sản, Điều 278 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định: 

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

    c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    c) Phạm tội nhiều lần;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Tội tham ô tài sản có cấu thành tội phạm vật chất, người phạm tội phải chiếm đoạt được tài sản thì tội phạm mới ở giai đoạn hoàn thành. Trong trường hợp này, ông A vẫn chưa được hưởng số tiền nâng khống chênh lệch nên chưa cấu thành tội phạm.

    Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |