Tội phạm nước ngoài đang 'tấn công' Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #143854 29/10/2011

    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


    Tội phạm nước ngoài đang 'tấn công' Việt Nam

    Tội phạm nước ngoài đang 'tấn công' Việt Nam

    Theo Chánh văn phòng Interpol Việt Nam Đặng Xuân Khang, tội phạm công nghệ và hình sự đang "tấn công" Việt Nam, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để chiếm đoạt tài sản hoặc làm nơi gây án với nạn nhân đang sống tại các quốc gia khác.
    >> Chưa nên xây thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
    >> “Chạy” bệnh tay chân miệng theo dòng nước lũ

    - Cơ quan chức năng vừa phát hiện khá nhiều vụ người nước ngoài hoạt động phạm pháp ở Việt Nam. Ông nhìn nhận tình trạng này thế nào?

    - Không riêng ở Việt Nam, ngay với những nước phát triển, các băng nhóm, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia khi phát hiện những kẽ hở pháp luật chúng sẽ thâm nhập.

    Chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn rằng khi mở cửa hội nhập, ngoài những cái được thì không thể tránh khỏi cái xấu. Do đó, ở các nước phát triển họ có loại tội phạm nào thì Việt Nam cũng xuất hiện loại tội phạm đó. Điều quan trọng là chúng ta nắm bắt ra sao để phòng ngừa và chủ động phòng chống.

    - Tội phạm nước ngoài vào Việt Nam bằng con đường nào, thưa ông?Tội phạm nước ngoài đang 'tấn công' Việt Nam

    Tội phạm nước ngoài đang 'tấn công' Việt Nam


    - Thời gian qua, tội phạm người nước ngoài lợi dụng con đường thăm thân, du lịch đã vào Việt Nam để lẩn trốn và vi phạm pháp luật. Xu hướng này ngày càng có chiều hướng gia tăng.

    Song, bên cạnh đó, người Việt Nam phạm tội rồi trốn ra nước ngoài cũng không phải là nhỏ.

    - Những loại tội phạm xuyên quốc gia nào thường đến Việt Nam?

    - Nổi lên trong những năm qua là vận chuyển trái phép chất ma túy từ các nước trong khu vực vào Việt Nam. Cạnh đó là hoạt động mua bán người thông qua các tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp.

    Thứ 3 là tội phạm liên quan đến hình sự như trộm cắp tài sản, lừa đảo xuyên quốc gia. Họ vào Việt Nam lợi dụng sự thiếu hiểu biết và kiến thức của người dân để chiếm đoạt tài sản. Đã có không ít các vụ sử dụng thẻ thanh toán, tín dụng giả để mua bán hay rút tiền tại các ngân hàng, cây ATM.

    Đặc biệt, xu thế tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng "tấn công" vào nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Một số người gốc Hoa lợi dụng vào Việt tìm kiếm việc làm, đi du lịch song trên thực tế đã cấu kết với nhau để tổ chức các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt phí viễn thông, trộm cắp các số tài khoản tín dụng của những người ở nước ngoài.

    - Văn phòng Interpol Việt Nam có chiến lược gì để ngăn chặn, đặc biệt với tội phạm sử dụng công nghệ cao?Tội phạm nước ngoài đang 'tấn công' Việt NamPhóng to hình

    Tội phạm nước ngoài đang 'tấn công' Việt Nam


    - Văn phòng Interpol đã chia sẻ nhiều cơ sở dữ liệu, thông tin khai thác được từ nước ngoài hỗ trợ các cơ quan trong nước nghiên cứu vận dụng trong công tác thực tế để phòng ngừa các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao. Qua kế hoạch này, chúng tôi đã hỗ trợ lẫn nhau trong việc huấn luyện đào tạo. Đã có nhiều cán bộ chiến sĩ Cục cảnh sát truy nã được đưa ra nước ngoài để đào tạo trong khuôn khổ hợp tác Interpol Việt Nam với các nước thành viên.

    Hiện nay, nhiều nước bỏ visa nên đây là cơ hội để những người phạm tội người Việt trốn ra nước ngoài và ngược lại qua con đường tiểu ngạch như biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia cũng như Trung Quốc. Việc sử dụng hộ chiếu giả cũng được nhiều tội phạm sử dụng. Thế nên trong thông qua khuôn khổ hợp tác ASEM, chúng tôi đã tranh thủ được sự hỗ trợ về việc tăng cường hợp tác kiểm soát biên giới để có dự án đầu tư vào một số cửa khẩu dọc biên giới Việt Nam. Đây được xem là cơ hội để chúng tôi tăng cường kiểm soát việc sử dụng giấy thông hành qua biên giới, sân bay của công dân Việt Nam qua nước ngoài và ngược lại để ngăn chặn những đường dây mua bán người, vận chuyển hàng lậu, ma túy... Chắc chắn trong tương lai, việc này sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

    - Từ ngày31/10-3/11, Việt Nam đăng cai Đại hội đồng Interpol lần thứ 80. Xin ông cho biết điểm nhấn ở sự kiện này là gì?

    - Ở sự kiện quan trọng này Interpol Việt Nam đưa ra khẩu hiệu: "Kết nối cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình hơn. Tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới". Kỳ họp thể hiện được tính chiến lược của tổ chức Interpol cũng như xu thế hợp tác cảnh sát toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập các quốc gia. Đến năm 2014, ở Singapore sẽ có một tổ hợp toàn cầu hỗ trợ cho các sĩ quan cảnh sát tiếp cận các thông tin hiện đại.

    Những chủ đề trong hội nghị tập trung vào hoạt động chia sẻ, mở rộng hợp tác giữa tổ chức Interpol với các tổ chức quốc tế có chức năng về phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự. Đồng thời tăng cường năng lực cho Interpol các nước thành viên để họ phát triển đồng đều hơn, đáp ứng yêu cầu mới trong tình hình xu thế tội phạm mang tính xuyên quốc gia ngày càng gia tăng.

    - Ông đánh giá gì sau 20 năm Việt Nam gia nhập Interpol quốc tế?

    - Suốt 20 năm qua Interpol Việt Nam được xem là địa chỉ đáng tin cậy của các lực lượng nghiệp vụ trong và ngoài nước. Mối quan hệ hợp tác giữa cảnh sát Việt Nam với cảnh sát nước ngoài ngày càng được tăng cường và quan hệ sâu rộng hơn. Thực tế, chúng tôi như một cánh tay nối dài cho các đơn vị trong nước vươn ra thế giới khi điều tra, phòng ngừa các đường dây phạm tội xuyên quốc gia như ma túy, mua bán người, lừa đảo kinh tế.

    Thời gian qua, đã có hàng trăm người nước ngoài phạm pháp bị Interpol Việt Nam phối hợp với các đơn vị bắt giữ. Cạnh đó, gần 100 người Việt mang lệnh truy nã cũng được cảnh sát các nước giúp đỡ trong quá trình truy bắt.

    Những năm đầu của thế kỷ 20, hoạt động các loại tội phạm mang tính xuyên biên giới ở một số nước thuộc châu Âu, châu Mỹ diễn ra phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Trước tình hình đó, lực lượng cảnh sát một số nước đã liên kết nhằm giải quyết trước mắt những vấn đề liên quan truy bắt tội phạm bỏ trốn từ nước này sang nước khác.

    Năm 1923, "Ủy ban cảnh sát hình sự quốc tế" được ra đời. Sau 33 năm, tổ chức này đổi tên là "Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế - Interpol". Đến nay, Interpol quy tụ 188 thành viên, trong đó có Việt Nam.

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    7555 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luanls89 vì bài viết hữu ích
    AOMOI (14/11/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #159548   06/01/2012

    giakhanh1809
    giakhanh1809

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2011
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Thủ đoạn mới của tội phạm người nước ngoài

    Theo ước tính, trong năm 2011, cả nước đã xảy ra hơn 30 vụ phạm pháp hình sự liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam. Đáng chú ý, trong số đó nổi lên một loại thủ đoạn mới, khá tinh vi để lừa đảo và cướp giật tài sản của người Việt Nam, nhất là các vùng nông thôn.

    Thuê xe đắt tiền đi…cướp!

    Xin visa vào Việt Nam với mục đích du lịch, nhưng lại chuyển sang cư trú bất hợp pháp và bàn nhau đi… lừa đảo và cướp giật tài sản, đây là một trong số các thủ đoạn của các đối tượng đến từ Châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Ngày 22-11-2011, 4 đối tượng đều mang quốc tịch Iran là Mokhtari Reza (SN 1992), Naseri Houman (SN 1985), Lalian Mostafa (SN 1987) và Farhad Hosseninarabadi (SN 1984) đã thuê xe du lịch 4 chỗ hiệu Camry, BKS 51A-125.73 của một doanh nghiệp tại quận Tân Bình với mục đích đi du lịch, nhưng thực chất là tìm con mồi để lừa đảo và cướp giật tài sản. Đến lò sấy lúa của bà Phạm Thị Phượng ở xã Tân Bình (Phụng Hiệp, Hậu Giang), 4 đối tượng đặt vấn đề mua… 4 kg lúa với giá 50.000 đồng, nhưng đưa tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng thanh toán. Khi bà Phượng thối tiền thì các đối tượng đòi lấy loại mệnh giá như ý chúng, sau đó theo bà Phượng vào tìm tiền thối rồi bỏ đi. Nghi ngờ, bà Phượng kiểm tra lại tài sản thì phát hiện bị mất 7 triệu đồng trong tủ tiền và túi đựng 24 triệu đồng.

    Nghe tiếng tri hô, người dân lấy xe mô tô đuổi bắt thì bị các đối tượng chèn ép, đánh võng và gây tai nạn với 2 xe mô tô truy đuổi. Phòng PC45 Công an Hậu Giang đã kịp thời liên hệ với Công an Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang truy bắt được 4 đối tượng. Tuy nhiên, kiểm tra xe thì không phát hiện tang vật. Do bất đồng ngôn ngữ, các đối tượng chỉ nói tiếng Ả rập nên việc điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn. Việc xử lý tạm thời chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính các đối tượng về hành vi gây tai nạn giao thông, buộc bồi thường thiệt hại cho 2 chủ xe mô tô bị va quệt.

    #ad0007;margin-bottom:10px;display:block;" />

    1 trong số 3 đối tượng đang bị tạm giam, điều tra tại CA Quảng Nam

    Trong khi các cơ quan chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý thì chỉ sau đó vài ngày, vào trưa 1-12 các đối tượng Lalian, Farhad tiếp tục sử dụng chiếc xe Camry trên, cùng 1 đồng bọn khác là Setoodeh Mohamad Shiraz (SN 1983, cùng quốc tịch Iran) gây ra vụ cướp giật tại Quảng Nam. Nạn nhân là ông Trần Văn Bán, chủ cây xăng Sông Lai, xã Điện Nam Đông (Điện Bàn, Quảng Nam). Tại đây, các đối tượng vờ mua 1 lon nhớt, cũng đưa tờ 500.000 đồng trả tiền và đòi thối lại loại mệnh giá 200.000 đồng. Bọn chúng đã nhanh chân theo người bán xăng vào bên trong để tìm tiền thối. Khi ông Bán đang cầm tập tiền trong tay thì bọn chúng giật lấy khoảng 25 triệu đồng bỏ chạy ra xe đồng bọn chờ sẵn để tẩu thoát. Đến chiều cùng ngày, bọn chúng đã bị Công an Thừa Thiên-Huế bắt giữ trên địa phận huyện Hương Thủy. Mặc dù không tìm thấy tang vật trên xe và người các đối tượng, nhưng kết hợp các nguồn tin và chứng cứ khác, cơ quan CSĐT CA Quảng Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng về hành vi cướp giật tài sản.

    Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng đã thừa nhận đã gây ra vụ lừa đảo tại Hậu Giang, ngoài ra còn thực hiện trót lọt 1 vụ cướp giật khác tại Đắc Lắc với tài sản hơn 60 triệu đồng.

    Tương tự, chiều 2-12-2011 tại chợ Cầu Hai (Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), một nhóm 4 người nhìn bề ngoài giống người Trung Đông vào quầy của chị Bạch Thị Kim Chi hỏi mua một ít đồ gồm muối, bột ngọt… Chọn hàng xong, bọn chúng đưa tờ 500.000 đồng để thanh toán và đòi thối lại. Khi chị Chi đang tìm tiền, lợi dụng sơ hở bọn chúng đã giật túi xách bỏ chạy vào đám đông và ra xe chờ sẵn tẩu thoát.

    Cảnh giác với… người ngoại quốc và xe đẹp về nông thôn

    Đến nay, trong số các vụ án do các đối tượng người nước ngoài gây ra, đã có một số vụ với nhiều đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam. Tuy nhiên, một số trường hợp được giải quyết theo con đường ngoại giao, xử phạt hành chính và Cục Quản lý XNC buộc xuất cảnh, đưa vào diện cấm nhập.

    Xâu chuỗi một số vụ án trên, có thể thấy hầu hết địa bàn gây án đều nằm ở vùng nông thôn, nơi hạn chế nhiều về điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, địa thế và đường vắng vẻ, nhất là người dân ít biết ngoại ngữ. Đây là mảnh đất lý tưởng để các đối tượng hành sự, nếu có bị truy đuổi cũng dễ tẩu thoát do đường vắng.

    Theo Thượng tá Phạm Tất Hưng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục QLXNC (A72), hiện nay có tình trạng khá phổ biến các đối tượng lang thang, thất nghiệp ở các nước thuộc khu vực Bắc Phi, Trung Đông, Nam Á đã lựa chọn Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động phạm pháp của chúng. Đến Việt Nam thông qua danh nghĩa rất hào nhoáng như đại diện của các công ty đa quốc gia, hay đến VN du lịch và tìm cơ hội đầu tư… để được cấp visa nhập cảnh, thông qua một số công ty du lịch. Thực chất là móc nối với đồng bọn khác để lừa đảo, cướp giật tài sản.

    Thủ đoạn chính của chúng là thuê xe đắt tiền, ăn mặc sang trọng, hào nhoáng, đến các vùng nông thôn xa xôi vờ mua hàng hóa, lợi dụng sơ hở để lừa đảo hoặc cướp giật. Chúng lợi dụng tâm lý của người dân VN ở vùng nông thôn khá nể trọng người nước ngoài, nhất là có vẻ bề ngoài sang trọng, sử dụng tài sản đắt tiền, lại hạn chế về ngôn ngữ, lại đi nhóm đông người cùng xúm vào “quây” 1 người, nên khi giao dịch đã mất cảnh giác, thiếu kiểm soát tình huống… nên đã rơi vào bẫy của chúng.

    Để hạn chế tình trạng trên, Thượng tá Hưng khuyến cáo người dân, nhất là ở vùng nông thôn rất cần cảnh giác khi tham gia giao dịch mua bán với người nước ngoài, nhất là các đối tượng có hình dáng đến từ một số vùng nêu trên, sử dụng xe sang trọng, nhưng mua tài sản giá trị nhỏ mà dùng tiền Việt mệnh giá cao hoặc ngoại tệ để trả, rồi đòi tiền thừa theo ý chúng. Khi phát hiện nghi vấn, cần bí mật thông báo với cơ quan chức năng để phối hợp xử lý. Về phía cơ quan Công an, sẽ tiếp tục thắt chặt công tác quản lý xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài, từ ở khâu xét duyệt nhân sự cấp visa và kiểm soát nhập cảnh.



    Xem các tin khác ở đây

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn giakhanh1809 vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (20/09/2012) AOMOI (14/11/2014)
  • #349475   10/10/2014

    tuvietnam
    tuvietnam

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2014
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 141
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Những tội phạm nước ngoài này cực kỳ tinh vi,xảo quuyệt ,chỉ sợ cho nhân dân mình kiến thức hạn hẹp dễ bị chúng nó lừa thôi .Đề nghị công an đẩy mạnh trong công tác điều tra loại tội phạm này.

    Thân !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuvietnam vì bài viết hữu ích
    AOMOI (14/11/2014)
  • #349476   10/10/2014

    tuvietnam
    tuvietnam

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2014
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 141
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Những tội phạm nước ngoài này cực kỳ tinh vi,xảo quyệt ,chỉ sợ cho nhân dân mình kiến thức hạn hẹp dễ bị chúng nó lừa thôi .Đề nghị công an đẩy mạnh trong công tác điều tra loại tội phạm này.

    Thân !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuvietnam vì bài viết hữu ích
    AOMOI (14/11/2014)
  • #522720   03/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Các nhóm tội phạm người nước ngoài thường vào Việt Nam qua con đường tiểu ngạch hoặc du lịch. Chúng tách nhỏ và hẹn trước một tỉnh, thành để nhập nhóm. Sau khi ổn định địa điểm thuê biệt lập, nhóm tội phạm bắt đầu sử dụng công nghệ cao để phạm tội và nhanh chóng tẩu thoát chỉ trong một thời gian ngắn.

         Cơ quan công an đang không ngừng đấu tranh, triệt phá loại hình tội phạm công nghệ cao đang nổi lên với dấu hiệu phức tạp. Cùng đó, người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cần phải có phương án tự bảo vệ mình, không để lộ, lọt thông tin cá nhân, tránh là nạn nhân của loại hình phạm tội nguy hiểm này.

     
    Báo quản trị |  
  • #579746   27/01/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1162)
    Số điểm: 8450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Vấn đề về tội phạm người nước ngoài lợi dụng con đường thăm thân, du lịch đã vào Việt Nam để lẩn trốn và vi phạm pháp luật. Xu hướng này ngày càng có chiều hướng gia tăng, không chỉ ở việt nam mà còn nhiều nước khác trên thế giới, thực sự giải pháp vẫn chưa hoàn thiện.

     

     
    Báo quản trị |