TỘI PHẠM NHÍ GIA TĂNG, LỖI DO AI?

Chủ đề   RSS   
  • #207395 15/08/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    TỘI PHẠM NHÍ GIA TĂNG, LỖI DO AI?

     

    Cái tên Lê Văn Luyện chưa kịp đi vào lãng quên thì Lê Tuấn Anh (Gây ra vụ việc Giết, hiếp vào ngày 11/8 vừa qua) lại xuất hiện. Hắn còn hồn nhiên bảo “Cháu có họ hàng với anh Lê Văn Luyện nên cháu phải làm một điều gì đấy giống anh ấy”. Đây chỉ là ví dụ điển hình minh chứng cho tình trạng tội phạm nhí gia tăng hiện nay. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây: Tội phạm nhí gia tăng, lỗi do ai?

    Ba trụ cột hình thành nên nhân cách của mỗi con người là gia đình, nhà trường và xã hội. Khi mối quan hệ của ba trụ cột này bị rạn nứt thì nhân cách của con người bị phá vỡ. Hiện nay sự quan tâm của gia đình với con cái của họ, sự quan tâm của nhà trường với học trò của họ đang trên đà xuống dốc nghiêm trọng. Nhiều bậc phụ huynh chỉ biết cho tiền và ra chỉ tiêu để con thực hiện (đạt loại khá sẽ được thứ này, nếu giỏi sẽ được thứ kia). Còn nhà trường chỉ quan tâm đến việc truyền tải kiến thức và thu tiền, ít khi quan tâm đến việc giáo dục ý thức sống. Đó không phải là sự quan tâm mà là một bản hợp đồng “nhạt nhẽo” của cuộc sống này, mà một bên là “trẻ thơ” bên còn lại là người lớn. Như thế người lớn đã làm rạn nứt thuyết tam trụ hình thành nhân cách con người.

    Có nhiều người loay hoay trong việc hạn chế sự gia tăng tội phạm nhí bằng cách nghiêm trị, dùng biện pháp nặng, và có ý kiến giảm độ tuổi chịu mọi trách nhiệm hình sự xuống. Như vậy, án tử hình sẽ được “trao” cho những tội phạm nhí này. Tuy nhiên, đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà đôi khi đây là cách nghĩ phản khoa học. Chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đối với trẻ thơ, đặc biệt là từ phía gia đình, nhà trường. Phải giáo dục ý thức từng cá nhân khi còn trên ghế nhà trường, để họ biết ý nghĩa của cuộc sống này, họ cần phải làm gì, không nên làm gì, thì khi đó tội phạm nhí sẽ giảm. Còn chế tài Hình sự chỉ áp dụng trong trường hợp bẩt đắc dĩ mà thôi.

    Một điều cần lưu ý: trong suy nghĩ chủ quan của người phạm tội, thông thường họ cho rằng hành vi phạm tội của mình không ai có thể phát hiện được nên họ mới thực hiện tội phạm. Bởi vậy, việc phạm tội của họ xuất phát từ ý thức của họ quá kém. Nên việc nâng cao ý thức cho mỗi cá nhân là điều cần thiết. 

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 15/08/2012 04:05:06 CH
     
    5855 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    nhuquynhlaw (22/08/2012) admin (15/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #207415   15/08/2012

    MaiDucDong
    MaiDucDong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 114
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo tôi tại thời điểm này nên phải sửa đổi luật hình sự để tăng hình phạt đối với tội xâm phạm tính mạng sức khỏe con người đối với người thành niên phạm tội, chứ để tâm lý không sợ như Lê Tuấn Anh thì nguy hiểm quá.

     
    Báo quản trị |  
  • #207458   15/08/2012

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    phamthanhhuu viết:
    Có nhiều người loay hoay trong việc hạn chế sự gia tăng tội phạm nhí bằng cách nghiêm trị, dùng biện pháp nặng, và có ý kiến giảm độ tuổi chịu mọi trách nhiệm hình sự xuống. Như vậy, án tử hình sẽ được “trao” cho những tội phạm nhí này. Tuy nhiên, đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà đôi khi đây là cách nghĩ phản khoa học. Chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đối với trẻ thơ, đặc biệt là từ phía gia đình, nhà trường. Phải giáo dục ý thức từng cá nhân khi còn trên ghế nhà trường, để họ biết ý nghĩa của cuộc sống này, họ cần phải làm gì, không nên làm gì, thì khi đó tội phạm nhí sẽ giảm. Còn chế tài Hình sự chỉ áp dụng trong trường hợp bẩt đắc dĩ mà thôi.

     

     

    Tôi thì nghĩ ngược lại, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần phải xét lại bộ luật hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Luật pháp phải theo kịp với xã hội. Điều kiện xã hội ngày nay đã phát triển hơn xưa, nhận thức của trẻ em cũng đã nâng cao hơn. Sự phát triển về Tâm-Sinh lý của chúng cũng đã cao hơn xưa. Bởi thế, nếu cứ áp đặt suy nghĩ về những đứa trẻ của 2-30 năm trước vào chúng thì luật pháp lạc hậu mất. Cần phải nhìn nhận một thực tế rằng lứa tuổi 15-16 của xã hội ngày nay đã đủ sức khỏe và tư tưởng để thực hiện những việc mà 2-30 năm trước, chúng ta nghĩ rằng chỉ có "người lớn" mới làm được. Mà làm được thì phải chịu được. Cho nên tôi nghĩ hiện nay đã đến lúc để xem xét việc xử phạt "tử hình" rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #207471   16/08/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


     

    Chào bạn!

    Trước hết xin chân thành cảm ơn ý kiến góp ý của bạn!

    Mình có 2 lập luận như sau:

    Một là, ngay ở các nước phát triển như phương Tây thì độ tuổi chịu mọi trách nhiệm hình sự cũng không phải 15 hay 16 mà thậm chí là 20 tuổi.

    Hai là, những người như tôi và bạn, nếu pháp luật hình sự quy định "giết người sẽ ở tù 5 năm, hoặc ít hơn" thì tôi và bạn cũng không dám giết người đâu bạn ạ! 

    Điều đấy minh chứng rằng, khả năng nhận thức của người phạm tội còn khá thấp, họ cứ nghĩ hành vi phạm tội của mình sẽ không ai phát hiện được nên họ mới quyết định thực hiện tội phạm. Vã lại, mục đích chính của pháp luật hình sự là giáo dục người phạm tội trở thành công dân tốt chứ không phải là trừng phạt. 

    "Để loại bỏ 1 con người rời xa vĩnh viễn cuộc sống này là chuyện vô cùng đơn giản, nhưng loại bỏ họ xong thì có được gì không, thay vào đó chúng ta có biện pháp giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội này thì tốt hơn, ai là không có sai lầm, sai thì hãy cho họ cơ hội sửa chữa chứ."

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 16/08/2012 07:54:44 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    nhuquynhlaw (22/08/2012)
  • #208482   21/08/2012

    buigiabaoviet
    buigiabaoviet
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (197)
    Số điểm: 2774
    Cảm ơn: 91
    Được cảm ơn 180 lần


    -Lỗi ở Luật chưa phù hơp: Luật nặng  quá hay nhẹ quá cũng đều phản tác dụng. Hình phạt năng không làm tội phạm giảm hơn mà còn có thể gia tăng mức độ phạm tội. Luật đặt ra phải phù hợp với sự phát triễn của XH. Luật là bờ đê là thành vách... trong khi XH phát triễn như cơn lủ phủ tràn?!

    -Lỗi ở Giáo duc học đường: Sai lầm ở GD là bỏ môn ĐẠO ĐỨC để bù vào đó là việc giáo duc giới tính và TÌNH DỤC cho trẻ mới lớn. Thầy giáo chỉ đường cho hưu chạy; hưu chạy ra gặp hàng rào kẻm gai quá ngặt của Luật pháp. Hưu hoản loạn và từ việc quan hệ tình dục hưu tiến tới giết người phi tan như Lê tuấn Anh.

    Hành động của LTA cần phạt chung thân hoặc tử hình vì hình phat của của LVL không mang tính răn đe, ko ngăn chăn đươc tội phạm mà còn làm nhiều trẻ noi theo sau nó. Đó cũng là điểm  nhược của luật vn. Luật đã ko công băng với mức án 18 năm tù của kẻ sát hại 3 mạng người để cướp của so với 18 năm tù của  cậu thanh niên  hiền lành chất phát dẫn cô chủ nhỏ đi xây tổ uyên ương  cưng như người vợ quý vậy mà có tội hay sao? Vô lý quá Luật ơi!!!...

    Nếu nói rằng :"Khôn đâu đến trẻ..." hay "xâm hại tình dục của trẻ là làm tổn hại đến thuần phong mỹ tuc của vn..." thì nên xem lại điều đó có còn thich hợp với XH vn hiện nay ko? Nếu muốn duy trì những tốt đẹp ấy thì hãy tăng cường giáo dục và bày trừ mọi tệ nạn, chận đứng sự xâm nhập phim ảnh đồi bại.Ngay cả vn cũng đang phat triễn mạnh nhưng bộ fim "nóng bỏng", đã làm gia tăng tội phạm về Hiếp dâm. Những hình ảnh bắt chước vụn về mà cũng cho là nghệ thuật cao...

    Đó là lỗi do ai? Người có trách nhiệm nên tự hỏi, đừng bắt trẻ phải ngồi tù khi thủ phạm chính là mình. Đó cũng là lý do mà các bậc cha mẹ đã muốn gánh thay tôi của con minh. Còn người làm Luật thì suy nghĩ gì??? Và người cầm cân công lý có thật sự vì Công lý chưa?

    Đôi điều chia sẻ.

     

    Email: buigiabaoviet@gmail.com

    DĐ: 01689.612.479

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buigiabaoviet vì bài viết hữu ích
    nhuquynhlaw (22/08/2012)