Tội phạm đang trẻ hóa - Kỳ 2: Em tôi thành tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #128660 07/09/2011

    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Tội phạm đang trẻ hóa - Kỳ 2: Em tôi thành tội phạm

    TT - Tự sự của một người anh trong gia đình có người em phạm tội giết người cướp của và chặt xác thành nhiều mảnh. Câu chuyện phần nào giúp chúng ta hình dung thêm: tội phạm được hình thành từ đâu, lúc nào, tại sao?...

    >> Lê Văn Luyện là hung thủ duy nhất trong vụ thảm sát tiệm vàng

    >> Tội phạm đang trẻ hóa

    Hồi em tôi còn đang học cấp II (sau năm 2002) gia đình sắm cho nó máy vi tính. Nó dùng chơi game nhiều hơn là để học. Thời gian sau có game online nên em tôi lại càng lao vào và chơi mê mẩn.

    Được nuông chiều


    Năm 2006, khi em tôi đi thi đại học, nó bán chiếc xe máy ba má vừa mới mua cho, về nhà ậm ừ nói bị mất. Lên đại học, ba má mua lại cho nó một chiếc xe tay ga. Không lâu sau em tôi lại bán chiếc xe này. Mọi người quen biết em tôi đều nói em tôi vào thành phố chơi bời nhiều hơn học. Ba má tôi không tin mà nghĩ người ta nói xấu con mình.

    Tôi làm việc ở cùng thành phố với em tôi. Tôi biết những chuyện không hay nó đang làm và gặp nhau là tôi lại to tiếng trách móc, còn em tôi cười xuề xòa như không có chuyện gì. Ba má tôi cũng nghĩ tôi ghét em mình.

    Khi hay tin em tôi nợ gần 100 triệu đồng cá độ bóng đá, giang hồ đòi chém thì ba tôi tức tốc gom tiền vào thành phố trả nợ cho con. Mỗi lần xảy ra sự cố, ba má tôi đều đứng ra giải quyết hậu quả và không cho ai biết chuyện gì đang xảy ra, kể cả tôi.

    Mỗi lần tôi nói với ba má rằng hãy gửi tiền cho em tôi ít lại, để nó không thể đua đòi ăn chơi, để em biết giá trị của đồng tiền do lao động cực nhọc mà có thì ba má tôi chỉ ậm ừ, rồi đâu vẫn vào đấy. Lâu dần tôi không nói nữa.

    Học đại học giữa chừng em tôi nghỉ ngang. Ba tôi liền mở một cửa hàng cho em kinh doanh tại thành phố. Em tôi trở thành ông chủ khi mới 21 tuổi. Em tôi luôn bảo với mọi người công việc kinh doanh rất ổn định. Tôi thì không tin vì đôi lúc ghé qua cửa hàng thấy gần trưa vẫn chưa mở cửa.

    Tôi và ba đã to tiếng kịch liệt với nhau về chuyện này, tưởng chừng như không bao giờ có thể nói chuyện với nhau được nữa. Tôi chán nản và chỉ lo công việc của mình, để mọi chuyện đến đâu thì đến.

    Phạm tội

    Tháng 4-2010, gia đình chúng tôi bàng hoàng khi biết tin cơ quan công an phát lệnh truy nã đặc biệt em trai tôi về tội giết người, cướp tài sản. Vụ án chấn động cả nước. Ở quê tôi mọi người bàn tán xôn xao về chuyện động trời này. Một thanh niên tính tình ít nói, đang có công ăn việc làm không hiểu vì sao lại gây ra chuyện như vậy.

    Ba tôi đổi số điện thoại vì có quá nhiều người gọi đến hỏi chuyện. Gương mặt ông lúc nào cũng bần thần và không muốn gặp ai. Má tôi đêm đêm cứ nằm khóc. Hai ông bà tuổi gần 60 hằng ngày vẫn bán buôn ngoài chợ. Khi thấy ai đó nhỏ to với nhau chuyện gì ba má tôi đều có cảm giác họ nói về chuyện con trai mình.

    Em tôi gửi cho ba tôi một tin nhắn: “Con xin lỗi ba má. Ba má xem như con đã chết”. Từ đó, không ai có thể liên lạc được với em tôi nữa.

    Báo chí viết về vụ án của em tôi với những từ được dùng là chủ tiệm trẻ tuổi, sát nhân máu lạnh, giết người, cướp của, cá độ bóng đá, mê game, giang hồ đòi chém, do nợ nần... Mới ngày nào tôi với nó đùa giỡn, đánh nhau chạy khắp sân nhà, cãi nhau ầm ĩ rồi nhanh chóng cười đùa lại với nhau. Vậy mà tôi không hiểu sao cuộc sống lại đưa tôi và nó rẽ sang những con đường khác biệt một cách chóng vánh như vậy.

    Một thời gian dài trong đầu tôi lởn vởn chuyện em tôi đã giết người. Khi có ai đó hỏi thăm tình hình thì lòng tôi lại bị giày xéo. Tôi xấu hổ với mọi người xung quanh và luôn mặc cảm.

    Sau bảy tháng lẩn trốn em tôi bị bắt khi nó tiếp tục phạm tội khác. Ba tôi cầm cố tài sản mang tiền vào TP.HCM gặp tôi với ánh mắt buồn rầu. Đi thuê luật sư, đến trại giam, thăm hỏi gia đình nạn nhân, đến đâu tôi và ba cũng đều mang nặng cảm giác tội lỗi trong lòng.

    Con dại cái mang, giờ tôi mới thấm thía câu nói đó của người xưa. Một vụ án mạng nhưng gây nên vô vàn tổn thất cho nhiều người và không gì có thể bù đắp được. Chúng tôi giờ đây chỉ biết an ủi nhau mọi chuyện xảy ra đâu phải đều do mình mong muốn, có những thứ ngoài tầm kiểm soát của tất cả mọi người.

    Ai cũng có thể phạm tội, nếu...

    Nếu ba má tôi chỉ gửi tiền cho em tôi đủ xài, quản lý chặt chẽ mọi chuyện nó làm, nếu tôi nhẹ nhàng khéo léo và dành nhiều thời gian hơn để khuyên bảo em tôi, nếu không có trò chơi game, nếu không có cá độ bóng đá... và hàng trăm tình huống nếu khác.

    Tôi tự đặt câu hỏi cho mình, trách móc và đổ lỗi cho mọi thứ, rồi cuối cùng tôi nhận ra điều đó giờ đây còn nghĩa lý gì khi chuyện đã xảy ra rồi. Tội lỗi không chọn ai mà chỉ có người ta chọn lấy nó, lỡ lầm sa ngã vào nó.

    Mỗi lần đến trại giam gửi quà cho em, nỗi buồn lại ngập trong lòng tôi. Tôi thấy anh em, ông bố, bà mẹ, người yêu, bạn bè của những người đang bị giam giữ mỗi tháng hai lần lặn lội mang quà đến trại giam thăm họ. Mỗi người một nỗi niềm riêng, nhìn nhau bằng ánh mắt ái ngại. Tội lỗi mà ai đó đã gây ra, giờ bị cảnh giam cầm nhưng nỗi đau và cảm giác tội lỗi thì đâu chỉ riêng họ nhận lấy.

    Tôi hi vọng em tôi và nhiều người khác đang bị giam biết được những gì mà người thân mình đang gánh lấy ngoài kia để hối lỗi và sống tốt đẹp hơn trong những ngày còn lại. Tôi mong mọi người hãy quan tâm đúng mực đến con em mình, để không phải sống day dứt như gia đình tôi bây giờ.

    Tôi đã thôi không còn đổ lỗi cho những gì đã xảy ra nữa. Tôi giờ đây không tin mọi chuyện xảy ra theo cách nào đó rất riêng của nó nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi người. Tôi nhận ra mọi chuyện đã xảy ra theo hướng do tổng hợp nhiều yếu tố, tùy theo cách hành xử của mỗi chúng ta đã đẩy nó sang phần ác, hoặc giữ nó về phía thiện vốn có trong cuộc sống này.

    N.H.T.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    6005 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    locthanh (08/09/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #128674   07/09/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Kỳ 1 đâu em ? Tìm cái kì 1 đưa lên luôn để đọc nha .
    Tội phạm đang trẻ hóa là mặt trái của cái xã hội đang phát triển nhanh đến chóng mặt. Buồn!
     
    Báo quản trị |  
  • #128891   08/09/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Em đâu rồi, chị đưa kỳ 1 lên cùng đọc nì:

    Tội phạm đang trẻ hóa



    TT - Hàng loạt vụ phạm tội của một bộ phận người trẻ gần đây đang dấy lên sự lo ngại về tình trạng gia tăng bạo lực trong giới trẻ, tội phạm đang được trẻ hóa.


    Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2007 đến 9-2010, với trên 4.000 phạm nhân đang thụ án tại bốn trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy độ tuổi phạm tội của tội phạm đang trẻ hóa và mức độ ngày càng hung hãn.

    Thượng tá Nguyễn Minh Đức, phó giám đốc trung tâm, khẳng định tình hình tội phạm giết người trong những năm gần đây không tăng, nhưng #00b0f0;">độ tuổi phạm tội đang trẻ hóa và đây là hiện tượng đáng báo động. Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Đức cho biết:

    - Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tội phạm giết người trong độ tuổi thành niên đang tăng. #00b0f0;">Trước kia tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất, nhưng giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).

    Hành vi giết người được chuyển từ mâu thuẫn âm ỉ từ trước sang mâu thuẫn xảy ra tức thì. Khi đối tượng đang bị ức chế, bị stress tích tụ mà không được giải tỏa, nếu gặp phải tình huống xung đột, tức thì đối tượng sẵn sàng thể hiện ra bằng những hành động không kiểm soát được. Chỉ một va chạm nhỏ, do thiếu kiềm chế, không có kỹ năng sống để giải quyết cũng có thể dẫn đến việc giết người.

    * Theo ông, yếu tố gia đình tác động như thế nào đến hành vi phạm tội của người trẻ?

    - Trong xã hội chúng ta, bố mẹ là tấm gương, hình tượng để con cái noi theo học hỏi. Tuy nhiên, khi bố mẹ thường xuyên cãi vã, chửi bới nhau, ẩu đả, thiếu tôn trọng nhau sẽ gây ảnh hưởng xấu trong mắt con cái. Người trẻ, đặc biệt là tuổi dưới 18 là độ tuổi đang hình thành nhân cách nên những tác động xấu từ gia đình, xã hội hay môi trường xung quanh đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em.

    Kết quả của nghiên cứu trên cũng cho thấy có đến 46% đối tượng phạm tội có gia đình phức tạp, trong nhà có người thân dính líu đến các hoạt động phạm pháp, 18% có hoàn cảnh bố mẹ ly dị. Chỉ 4% phạm nhân có xuất thân trong gia đình bình thường.

    * Ông nghĩ gì về tội phạm trẻ hiện nay?

    - Khi một người trẻ không được giáo dục, không còn biết sợ vì bị bố mẹ đánh đập quá nhiều đến mức chai lì thì các em sẽ hành động theo quán tính. Tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, với hành vi bắn giết vô tội vạ trên game được mô tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngoài đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc đang chơi game. Một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc cho biết cách hành xử bị ảnh hưởng nặng bởi game. Khi bị tấn công thực ngoài đời các em tưởng tượng ngay đến cảnh trong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo. Chúng ta thường lên án và kiểm soát chặt chẽ văn hóa phẩm đồi trụy vì nó tác động xấu đến giới trẻ, nhưng những trò chơi, đồ chơi mang tính chất bạo lực không được kiểm tra đúng mức.

    PHI LONG thực hiện

    Những câu chuyện đau lòng

    Chiều 3-9, tại huyện Đức Cơ (Gia Lai), nhiều người dân bàng hoàng khi nghe tin anh Hồ Đình Tân (22 tuổi) bị một học sinh lớp 10 dùng dao đâm nhiều nhát khiến anh Tân tử vong ngay tại chỗ. Nghi can Nguyễn Thanh Long (học sinh Trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ) đã bị Công an huyện Đức Cơ bắt giữ ngay sau đó.

    Theo Công an huyện Đức Cơ, câu chuyện đau lòng này xuất phát từ chuyện rất nhỏ: chiều 3-9, anh Tân tới một quán karaoke hát, uống bia và gặp nhóm của Long tại quán. Anh Tân đã mời Long và các bạn của Long uống bia nhưng Long từ chối khiến hai bên lời qua tiếng lại, giằng co trong quán.

    Vụ việc tưởng như được giải quyết xong, hai bên đã “hạ nhiệt” khi có người vào can ngăn, ai đi đường đó. Rời quán karaoke, anh Tân cùng ba người bạn đi ngang qua Trường THPT Lê Hoàn thì gặp lại Long, tại đây anh Tân hỏi Long: “Sao chú còn nhỏ mà hỗn với anh?”, Long không trả lời, rút dao trong cặp đuổi đâm anh Tân nhiều nhát tới khi anh gục ngã.

    Người dân sống trên đường 17, P.Tân Quy, Q.7 (TP.HCM) còn sợ hãi khi nhắc về câu chuyện xảy ra từ giữa tháng 7, một cô gái mang theo cây xăm gạo gõ cửa nhà ông Phạm Văn Năm (68 tuổi), vừa thấy ông mở cửa cô gái này đâm ông gục ngã ngay tại chỗ.

    Con gái ông Năm thấy vậy la lên kêu cứu rồi chạy ra ngoài hòng trốn thoát, tuy nhiên cô cũng bị hung thủ đâm nhiều nhát cho tới khi nhiều người dân nghe tiếng ập vào khống chế, bắt giữ hung thủ. Người bị bắt là Hồ Thị Bích Phương (25 tuổi, ngụ Q.4). Phương khai chỉ vì có mâu thuẫn trong chuyện tình cảm, quan hệ giữa Phương và con gái ông Năm, Phương đã tức giận, mang theo hung khí tới “xử” cha con ông Năm cho hả giận.

    Theo đánh giá của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an, tội phạm đang có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên phạm tội rất đáng báo động. Theo thống kê của Công an TP.HCM, trong hai tháng 6 và 7-2011 trên địa bàn TP.HCM xảy ra hơn 900 vụ phạm pháp hình sự. Trong số này đối tượng phạm tội ở độ tuổi dưới 18 chiếm khoảng 24%, đối tượng có độ tuổi từ 18-30 chiếm hơn 55%.

    HOA LƯ - GIA MINH


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    locthanh (08/09/2011)
  • #128896   08/09/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Ghét là ra tay, bất cần hậu quả!


    TT - Nghe những phạm nhân trẻ tuổi nói về động cơ ra tay giết người chắc hẳn ai cũng thảng thốt: đơn giản thế sao? Và họ đang trả giá cho những phút giây thiếu suy nghĩ ấy của mình trong trại giam.

    >> Kỳ 1: Gia đình và nguồn gốc tội ác
    >> Kỳ 2: Em tôi thành tội phạm

    Một số phạm nhân trẻ, tuổi đời chỉ hơn 20 mà chúng tôi gặp tại trại giam Thủ Đức đều gây án chỉ vì ganh ghét, cần tiền đi vũ trường, bị “cướp bồ”... Phần lớn cho biết lúc đó chẳng hề suy nghĩ gì, chỉ làm cho bõ tức.

    Giết cả bạn thân

    “Lúc cầm dao đâm bạn, em chỉ nghĩ cho bõ tức chứ không hề lo hậu quả về sau. Bây giờ em hối hận, muốn làm lại từ đâu nhưng khi nghĩ đến chuyện ra tù quay trở lại cuộc sống bình thường sao thấy khó quá” - H.T.T., nữ phạm nhân quê Đồng Nai, đang thụ án tại trại giam Thủ Đức (Bình Thuận), vừa nói vừa nức nở.

    Chuyện của H.T.T. khiến nhiều người lạnh lưng vì mức độ dã man của hành vi phạm tội. Cả hai chơi với nhau từ nhỏ, coi nhau như chị em dù “mẹ cấm em chơi với bạn đó vì sợ em bị lôi kéo, dụ dỗ vào việc ăn chơi, đua đòi rồi hư hỏng”. H.T.T. kể: “Trong nhóm chơi có bạn bỏ học rồi hút chích nhưng em thấy không sao. Mẹ càng cấm đoán em càng muốn bung khỏi gia đình để theo bạn bè” - H.T.T. cho biết. Cho đến một ngày T. phát hiện người bạn thân thường xuyên “cướp” người yêu của mình, lại hay đi nói xấu mình với bạn bè nhưng rồi cũng bỏ qua, “thôi kệ”.

    Tới lúc “chịu hết nổi”, trong một lần nạn nhân đến nhà T. chơi, T. bỗng dưng uất ức, sẵn dao đâm hàng chục nhát vào người bạn. Sau khi giết bạn, T. nói mình không sợ gì cả, bình tĩnh tìm cách phi tang. “Lúc đó em thấy nó chết là đáng. Phải mất một năm sau đó em mới thấy ghê tởm hành vi của mình”, T. cho biết. T. bị kết án 18 năm tù giam và mới vào trại giam hơn ba năm.

    Cũng giống T., N.T.P. (TP.HCM) bị kết án 18 năm tù vì tội giết người và nạn nhân chính là bạn thân chung lớp, chung nhóm. Gặp chúng tôi, P. mang cặp kính cận, ngồi thu mình lại, tiếng nói xen lẫn tiếng nấc khi nói về câu chuyện của mình dù đã xảy ra chín năm. “Em luôn đạt học lực khá, chưa bao giờ bỏ học nhưng chỉ ham chơi, tối nào cũng đi chơi với bạn bè dù bố mẹ ngăn cấm. Đặc biệt em thích được đi vũ trường”, P. kể.

    Mỗi đêm ở vũ trường, cả nhóm đốt tiền triệu và đến khi không còn tiền để tiêu xài vì bố mẹ không cho thì P. nghĩ đến chuyện cướp xe. Cộng thêm với việc ghét nạn nhân học giỏi hơn và có vài lần xích mích nên P. chủ động đến nhà nạn nhân, giết người với ý định cướp xe bán lấy tiền tiêu xài. Giết bạn xong P. bị phát hiện và bị bắt ngay sau đó. “Lúc giết bạn em chỉ nghĩ để cướp xe và vì ghét con nhỏ đó nên ra tay. Nhưng sau đó em thấy mình đã sai, đã đi quá giới hạn và phải trả giá cho hành vi của mình” - P. vừa nói vừa khóc.

    Mở lối trở về

    Có hàng chục phạm nhân trẻ tuổi đang thụ án tại trại giam Thủ Đức với nhiều hành vi phạm tội khác nhau, từ giết người, cướp của, trộm cắp, cố ý gây thương tích... Trong đó, những phạm nhân phạm tội giết người hay cố ý gây thương tích thường xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, lặt vặt như ghen ghét nhưng lại thực hiện hành vi dã man khi giết nạn nhân.

    Trung tá Lê Văn Thương - đội trưởng đội giáo dục trại giam - cho biết: “Phần lớn các em có hoàn cảnh giống nhau: bố mẹ không quan tâm con cái vì chỉ lo làm ăn hoặc bố mẹ ly hôn, các em thiếu tình thương gia đình. Các phạm nhân hay ăn chơi đua đòi với bạn bè, đến khi thiếu tiền bạc nghĩ đến chuyện phạm tội để kiếm tiền là hai nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm pháp của người trẻ.

    Vào đây các phạm nhân trẻ cũng đã nhận lỗi, ân hận về những việc mình đã làm, nhưng điều quan trọng hơn là sau khi hết án, về hòa nhập sẽ rất khó khăn nếu gia đình không gần gũi, động viên, xã hội xa lánh, kỳ thị. Tránh được những điều đó thì các em mới có thể hòa nhập tốt với cộng đồng”.

    Ở trong trại, việc N.T.P. thích nhất là đọc sách. Mỗi lần được phép lên thư viện, P. lại mượn thật nhiều sách mang về đọc, những câu chuyện có ý nghĩa, những lời hay ý đẹp P. đều ghi chép đầy đủ trong cuốn sổ tay của mình. “Em biết mình đã sai, biết sai ngay sau khi giết người. Nhưng em còn có gia đình, có tương lai phía trước. Em xem cuốn sổ tay và những ghi chép ở đây như vốn liếng để mình làm lại cuộc đời, sống thật có ích sau những ngày tháng lầm lỗi” - P. bộc bạch.

    Một số phạm nhân trẻ khác cho biết đang cố gắng học nghề may, mộc, xây dựng và cả học văn hóa để chuẩn bị hòa nhập lại cộng đồng, cho dù ngày đó gần hay còn xa.

    PHI LONG

    -----------------------------------------------

    Tôi ghê tởm chính mình

    H.T.N., sinh năm 1986 (quê Đồng Nai), bị kết án 18 năm tù cho ba tội hiếp dâm, giết người và cướp tài sản. Lúc phạm tội N. chưa đến 18 tuổi.

    N. nói: “Đến bây giờ tôi cũng không biết vì sao mình hành động như vậy. Nạn nhân của tôi chỉ là một đứa em 11 tuổi ở gần nhà, khi thực hiện xong hành vi dã man tôi hoảng sợ và ghê tởm chính bản thân mình. Tôi thấy mình có tội với nạn nhân, gia đình nạn nhân và gia đình mình”. N. nói mình thường xem phim đồi trụy từ những ngày tháng theo bạn bè bỏ học đi chơi và rồi bị ám ảnh bởi những hình ảnh đó, “đến khi nó bộc phát thì không thể nào kiềm chế được”. Đến nay N. đã thụ án được 8 năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #128973   08/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    hihi
    Em đâu dám cầm đèn chạy trước xe xich lô đâu chị hai

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #128988   08/09/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    caythongnoel viết:
    hihi
    Em đâu dám cầm đèn chạy trước xe xich lô đâu chị hai


    Ack, có kỳ 2 thì phải có kỳ 1 chứ  hay là đang ám chỉ điều j ấy nhẩy   nguy hiểm wa, sau khi đọc mấy bài trên cũng phải đề phòng hắn "ghét là ra tay, bất cần hậu quả", nhok này cũng đang ở tuổi teen nên ... (mà nghe đâu cũng bốc đồng lém, hjx, phải ola cho người mới bỏ hắn mà đi mới được )
    Cập nhật bởi Ketoansk ngày 08/09/2011 01:17:34 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #129001   08/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    hehe Cái trứng dã bị ốp la và nằm im trong ổ bánh mì chờ người ta nhai thì sao hả chị  hai?

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |