Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #194887 19/06/2012

    hoangphuong140283

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Xin chào luật sư.

    Luật sư cho tôi hỏi trước đây tôi có cho một người vay tiền có giấy tờ hiện tại khi tôi đòi lại họ đã trốn và ko trả lại. Tôi muốn viết đơn tố cáo thì viết như thế nào? Gửi về toà án nào hay thông qua luật sư? Vậy người đó có bị khép vào tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay ko?

     
    15140 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #194967   19/06/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    - Nếu đúng là người vay tiền của bạn đã bỏ trốn để nhằm chiếm đoạt tiền của bạn, thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi Công an cấp huyện nơi người đó cư trú trước khi bỏ trốn.

    - Nếu qua điều tra, có đủ căn cứ chứng minh mục đích chiếm đoạt tài sản của người vay, thì người vay có thể truy cứu TNHS về một trong hai tội sau:

    1/ Nếu người vay có ý định chiếm đoạt từ trước khi vay được tiền của bạn, và số tiền vay từ 2 triệu đồng trở lên, thì bị truy cứu về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

    2/ Nếu người vay sau khi đã vay được tiền của bạn mới nảy sinh ý định chiếm đoạt, thì bị truy cứu về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

    Bạn tham khảo 2 điều luật sau:

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 140.  Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #195358   21/06/2012

    hoangphuong140283
    hoangphuong140283

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trân trọng cảm ơn luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #195366   21/06/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


          Chào bạn!  Trường hợp của bạn mời bạn tham khảo ý kiến của BachThanhDC. Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

         Bạn viết đơn tố cáo ra cơ quan điều tra (Công an quận huyện) nơi bạn cho vay số tiền trên yêu cầu cơ điều tra tiến hành thu thập chứng cứ, điều tra xác minh, các tài liệu liên quan đến vụ án, lấy lời khai của người làm chứng nếu có dấu hiệu của một trong hai tội như theo quy định tại Điều 139, 140 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 như BachThanhDC tư vấn ở trên. Thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can:

         Hồ sơ tố cáo gồm có:

         - Đơn tố cáo

         - Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bạn

         - Bản sao giấy vay tiền

         - Người làm chứng (nếu có)

         - Một số giấy tờ khác (nếu có)

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #312321   04/03/2014

    vuquan_ly
    vuquan_ly

    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa luật sư !

    Tôi vừa mới ra trường, xin việc gặp nhiều khó khăn. Nắm bắt được tâm lý này, kẻ gian đã lừa đảo tiền của tôi với số tiền là 60000VND. Khi giao tiền tôi có viết giấy nhận tiền có chữ ký của hai bên. Hiện giờ, tôi không liên lạc được với y. Khi tôi giao tiền thì ở nơi tôi sống, còn y ở tỉnh khác. Vậy nếu tôi muốn làm đơn kiện thì sẽ phải gửi đơn ở đâu ? Nếu cơ quan chức năng chứng minh được tôi bị y lừa đảo thì tôi có được trả lại số tiền đó hay không ?

    Căm ơn luật sư !

     
    Báo quản trị |