Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo BLHS 1999 và BLHS 2015

Chủ đề   RSS   
  • #435747 13/09/2016

    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo BLHS 1999 và BLHS 2015

    BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
     
    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
     a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
     b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
     
    BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
     
    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
    1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
     
    Như vậy, sự khác nhau cơ bản đó là:
     
    - BLHS 1999: Từ 1 triệu đồng
    - BLHS 2015: Từ 4 triệu đồng
     
    - BLHS 1999: Có thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn
    - BLHS 2015: Có thủ đoạn gian dối hoặc đến thời hạn trả lại và có điều kiện, khả năng nhưng cố tính không trả
     
    Theo đó, quy định đã nâng mức tiền cấu thành tội từ 1 triệu đồng đến 4 triệu đồng, đồng thời không cần có hành vi bỏ trốn thay vào đó là hành vi cố tính không trả khi đến thời hạn trả lại tài sản (mặc dù có điều kiện, khả năng trả).
     
    1. Còn gì khác nhau cơ bản nữa k nhỉ các luật gia ơi.
    2. Theo Nghị quyết lùi hiệu lực thì Luật 2015 phải chờ đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung có hiệu lực, Nhưng lại không lùi đối với "các quy định có lợi cho người phạm tội". Vậy trong trường hợp này quy định có lợi cho người phạm tội là gì, và tóm lại là hiện tại áp điều luật 1999 hay điều luật 2015 cho "Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" ạ các luật gia em cám ơn trước
     
    8154 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mickeycute vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (13/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #435843   13/09/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Không ai giúp đỡ cho em à :-??

     
    Báo quản trị |  
  • #435855   14/09/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Chào em,

    Tuy cách hành văn của em có thể gây khó chịu cho một vài người khó tính nhưng vấn đề em muốn trao đổi tôi đánh giá là có ý nghĩa và không phải dễ. Bây giờ đã khuya, tôi hẹn em vào giờ nghĩ trưa ngày 14/9/2016 tôi sẽ tranh thủ trao đổi với em về vấn đề này.

    Tạm biệt.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    Mickeycute (14/09/2016)
  • #435870   14/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Mickeycute viết:

    Như vậy, sự khác nhau cơ bản đó là:
     
    - BLHS 1999: Từ 1 triệu đồng (1)
    - BLHS 2015: Từ 4 triệu đồng
     
    - BLHS 1999: Có thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn (2)
    - BLHS 2015: Có thủ đoạn gian dối hoặc đến thời hạn trả lại và có điều kiện, khả năng nhưng cố tính không trả
     
    Theo đó, quy định đã nâng mức tiền cấu thành tội từ 1 triệu đồng đến 4 triệu đồng, đồng thời không cần có hành vi bỏ trốn thay vào đó là hành vi cố tính không trả khi đến thời hạn trả lại tài sản (mặc dù có điều kiện, khả năng trả).
     
    1. Còn gì khác nhau cơ bản nữa k nhỉ các luật gia ơi.(3)
    2. Theo Nghị quyết lùi hiệu lực thì Luật 2015 phải chờ đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung có hiệu lực, Nhưng lại không lùi đối với "các quy định có lợi cho người phạm tội". Vậy trong trường hợp này quy định có lợi cho người phạm tội là gì, và tóm lại là hiện tại áp điều luật 1999 hay điều luật 2015 cho "Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" ạ các luật gia em cám ơn trước (4)

    Chào bạn.

    (1) là có nhầm lẫn do đã được sửa đổi:

    LUẬT số 37/2009/QH12, ngày 19 tháng 06 năm 2009 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ :

    2. Sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 của một số điều như sau:

    a) Sửa đổi cụm từ ”năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291;

    b) Sửa đổi cụm từ “một triệu đồng” thành cụm từ “bốn triệu đồng” tại khoản 1 và bỏ từ “trên” tại điểm d khoản 2 Điều 140;

    c) Sửa đổi cụm từ “năm triệu đồng” thành cụm từ “mười triệu đồng” tại khoản 1 Điều 141.

    Như vậy luật hình sự 2015 không có gì khác về phần số tiền chiếm đoạt.

    (2) dấu hiệu "bỏ trốn" thường được sử dụng làm dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm nhưng không phải mọi trường hợp bỏ trốn đều nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ : có thể chỉ trốn tránh sự hành hung của các chủ nợ khác.

    Do đó, cũng là "bỏ trốn nhưng khi thì bị khởi tố, khi thì không nên gây bức xúc, nghi ngờ...

    Mặc khác, có trường hợp thiếu nợ nhưng không bỏ trốn dù có khả năng trả thì chỉ giải quyết bằng con đường tố tụng dân sự rất dài và gian nan cho người bị thiệt hại.

    Việc quy định của luật hình sự 2015 thì hợp lý hơn và thuyết phục hơn : có điều kiện, khả năng nhưng cố tính không trả.

    (3) Còn gì khác nhau :

    "dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại"

    dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại thì vẫn (có thể) bị khởi tố.

     tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại vẫn (có thể) bị khởi tố nên những người trộm chó nhiều khả năng sẽ bị khởi tố.

    (4) quy định có lợi : bỏ trốn nhưng KHÔNG có điều kiện, khả năng trả nợ thì không phạm tội

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Mickeycute (14/09/2016)
  • #435907   14/09/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Bạn Mickeycute mến,

    Câu hỏi 1 của bạn không khó, cứ đọc kỹ nội dung qui định của 2 điều luật ở 2 luật là biết rõ.

    Câu 2 rất thú vị. Muốn biết phải áp dụng Luật như thế nào trong trường hợp này thì phải xác định điểm a khoản 1 điều 175 BLHS 2015 (dưới đây gọi tắt là Luật mới)  có những điểm nào có lợi cho người phạm tội so với điểm a khoản 1 điều 140 BLHS cũ (dưới đây gọi tắt là Luật cũ)  :

    1/- Luật cũ qui định chiếm đoạt từ 1 triệu tới dưới 50 triệu, Luật mới qui định phải chiếm đoạt từ 4 triệu tới dưới 50 triệu => Điểm này Luật mới có lợi hơn cho người phạm tội => từ 01/7/2016 hành vi chiếm đoạt từ 1 triệu tới dưới 4 triệu thì áp dụng khoản 1 điều 175 Luật mới không truy cứu tội cưỡng đoạt tài sản.

    2/- Luật cũ qui định : "nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính", Luật mới qui định : "nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính" tức đã bỏ trường hợp "gây hậu quả nghiêm trọng" => điểm này Luật mới có lợi hơn => từ 01/7/2016 hành vi chiếm đoạt tài sản dưới 4 triệu có gây hậu quả nghiêm trọng thì áp dụng khoản 1 điều 175 Luật mới không truy cứu tội cưỡng đoạt tài sản.

    3/- Luật cũ qui định : "hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản", Luật mới qui định : "hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này" => Luật cũ qui định chung chung, dễ gây nhầm lẫn vì các tội về chức vụ cũng có chiếm đoạt tài sản như tội tham ô chẳng hạn, Luật mới cụ thể, rõ ràng, có lợi hơn cho nên từ 01/7/2016 áp dụng điểm này của khoản 1 điều 175 Luật mới.

    Tóm lại, theo tinh thần của Nghị quyết 144/2016/QH13 (giới Luật quen gọi tắt là Nghị quyết lùi !) thì cứ qui định nào của Luật hình sự mới mà có lợi cho người phạm tội thì áp dụng qui định đó kể từ 01/7/2016 => cái nào không có lợi thì không áp dụng Luật mới mà áp dụng Luật cũ, nghĩa là phải áp dụng đan xen giữa mới và cũ theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội.

    Thân.

     

     

     

     

     
    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 14/09/2016 10:46:59 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    Mickeycute (14/09/2016)