Chào
#edf5f9;">#ca0002;">kajnodo92!
Trao đổi với em về chủ đề này như sau nhé.
1/ Tội giết người nói chung và cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người có điểm khác nhau nổi bật thể hiện ở mặt chủ quan của tội phạm (cái này anh #fff8df;">#ca0002;">nguyenkhanhchinh cũng đã nếu rõ ở trên). Đó là:
- Ở tội giết người, người phạm tội mong muốn/hoặc để mặc cho hậu quả chết người xảy ra.
- Ở tội cố ý gây thương tích, người phạm tội không có ý định tước đoạt tính mạng mà chỉ mong muốn/hoặc để mặc cho thương tích xảy ra. Tức là người phạm tội vô ý đối với cái chết của nạn nhân.
Còn để phân biệt giữa giết người (với lỗi cố ý gián tiếp) với cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, thì cần xác định rõ người phạm tội có thấy rõ được hành vi của mình có khả năng làm chết người hay không. Cụ thể:
- Nếu người phạm tội có thấy rõ được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn thực hiện thì đó là hành vi giết người.
Ví dụ như trong lúc ngồi nhậu, A và B có xích mích dẫn đến cãi nhau. Bạn bè đã can ngăn nhưng B vẫn chửi A. A tức mình nên cầm một chai bia phang mạnh vào đầu B làm B chết trên đường đi cấp cứu. Trường hợp này phải xác định hành vi của A là hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp. Vì tuy A thực hiện hành vi trong lúc có nóng giận, nhưng với nhận thức của một người bình thường thì A hoàn toàn có khả năng nhận thức được cú đánh mạnh của mình có khả năng làm B bị chết, nhưng A vẫn thực hiện. Mặc dù không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng A đã để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Nếu người phạm tội không thấy được hành vi của mình có khả năng làm chết người thì đó là hành vi cố ý gây thương tích.
Ví dụ như cũng trường hợp trên, nhưng A không dùng chai bia đánh B mà chỉ dùng tay đấm vào mặt B làm cho B bị ngã ra phía sau đập đầu vào vật cứng dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này, A chỉ mong muốn làm cho B bị đauvà không thấy được cú đấm của mình có khả năng làm cho B bị chết. Do đó A phạm tội cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người).
2/ Em viết: "#edf5f6; font-family: arial;">Việc khi định tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp, hậu quả đến đâu thì xử lý đến đó".
Cái này chẳng có một văn bản nào hướng dẫn cả, mà đó là lý luận của khoa học luật hình sự thôi.
Theo quy định tại Điều 9 BLHS thì cố ý gián tiếp là trường hợp "Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra".
Từ quy định chung trên có thể thấy cố ý gián tiếp trong tội giết người là trường hợp người có hành vi phạm tội thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người khác, mặc dù họ không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và để mặc cho hậu quả xảy ra.
Điều đó có nghĩa là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến. Vậy thì hậu quả xảy ra đến đâu thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm đến đó thôi.
Thân ái!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!