tội giết người thuộc loại cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Tại sao

Chủ đề   RSS   
  • #177322 10/04/2012

    thuyvan93

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    tội giết người thuộc loại cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Tại sao

    tội giết người là tôi có cấu thành hình thức phải ko mọi người? nhưng mà tại sao thì mình vẫn chứa giải thích xác đáng được
     
    61958 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuyvan93 vì bài viết hữu ích
    HocVienTuPhap (01/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #177355   10/04/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Có gì mừ khó đâu bạn. Đối với CTHT thì mặt khách quan chỉ cần có hành vi khách quan, ko cần dấu hiệu hậu quả, tức không cần hậu quả xảy ra.
    Đối với tội giết người thì theo mình không chỉ có cấu thành tội phạm hình thức mà có cả cấu thành vật chất nữa. Cụ thể:
    CTHT khi lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
    CTVC khi lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp (chỉ khi có hậu quả chết người xảy ra mới bị truy cứu TNHS về tội giết người)

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    tianmimi (25/10/2012)
  • #177463   10/04/2012

    thuyvan93
    thuyvan93

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    mình biết là thế nhưng bạn có thể trả lời cụ thể hơn được ko? vì đây là câu hỏi bài tập nên mình cứ thấy băn khoăn sao ấy?
     
    Báo quản trị |  
  • #177522   11/04/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    thuyvan93 viết:
    mình biết là thế nhưng bạn có thể trả lời cụ thể hơn được ko? vì đây là câu hỏi bài tập nên mình cứ thấy băn khoăn sao ấy?


    Bạn thấy băn khoăn ở đâu? Tôi mà cụ thể ra thì khác gì làm thành bài cho bạn. Đây không phải là một bài tập khó. Tôi chỉ có thể gợi ý cho bạn vì về nguyên tắc là không làm hộ sinh viên bài tập.
    Để trả lời cụ thể câu hỏi, trước tiên bạn phải phân tích được 2 dạng cấu thành tội phạm của tội này theo các tiêu chí Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.
    Mô hình 1:
    + Khách thể: xâm phạm quyền sống của con người.
    + Mặt khách quan: hành vi tước đoạt trái phép sinh mạng người khác.
    + Chủ thể: Chủ thể thường.
    + Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
    Với trường hợp này, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS về tội giết người ở giai đoạn chưa đạt.
    Ví dụ: A có ý định giết B, A cầm dao đâm vào ngực B, thấy B gục xuống, tưởng B chết, A bỏ chạy. B được cứu chữa kịp thời không chết. Như vậy, trường hợp này A đã phạm tội giết người ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành.
    Mô hình 2:
    + Khách thể: tương tự trên.
    + Mặt khách quan: hành vi tước đoạt trái phép sinh mạng người khác
    Hậu quả: Hậu quả chết người xảy ra.
    + Chủ thể: như trên.
    + Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp.
    Với trường hợp này, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS về tội giết người. Mà hậu quả tới đâu TNHS tới đó (tức là hậu quả thương tích thì chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích).
    Ví dụ: A và B do mẫu thuẫn với nhau mà có lời qua tiếng lại. Trong lúc bực tức sẵn tay đang cầm chiếc xẻng. A đã đánh một cái vào đầu B. Trường hợp này, nếu B chết thì A sẽ bị Truy cứu TNHS về tội giết người. Nếu B không chết mà chỉ bị thương tích (ví dụ 40%) thì B chỉ bị truy cứu TNHS về tội cố gây thương tích.

    Đến đây, không hiểu bạn đã hết băn khoăn chưa nhỉ. 

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    tianmimi (25/10/2012) Audier (08/07/2020)
  • #350127   14/10/2014

    anhdv352 viết:
    : Nói như anh, thì đối với mô hính 1, ở cấu thành ội phạm hình thức, vẫn xảy ra giai đoạn phạm tội chưa đạt ư? em vẫn còn lăn tăn chỗ này, chưa thông suốt được

    thuyvan93 viết:
    mình biết là thế nhưng bạn có thể trả lời cụ thể hơn được ko? vì đây là câu hỏi bài tập nên mình cứ thấy băn khoăn sao ấy?


     

    Bạn thấy băn khoăn ở đâu? Tôi mà cụ thể ra thì khác gì làm thành bài cho bạn. Đây không phải là một bài tập khó. Tôi chỉ có thể gợi ý cho bạn vì về nguyên tắc là không làm hộ sinh viên bài tập.
    Để trả lời cụ thể câu hỏi, trước tiên bạn phải phân tích được 2 dạng cấu thành tội phạm của tội này theo các tiêu chí Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.
    Mô hình 1:
    + Khách thể: xâm phạm quyền sống của con người.
    + Mặt khách quan: hành vi tước đoạt trái phép sinh mạng người khác.
    + Chủ thể: Chủ thể thường.
    + Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
    Với trường hợp này, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS về tội giết người ở giai đoạn chưa đạt.
    Ví dụ: A có ý định giết B, A cầm dao đâm vào ngực B, thấy B gục xuống, tưởng B chết, A bỏ chạy. B được cứu chữa kịp thời không chết. Như vậy, trường hợp này A đã phạm tội giết người ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành.
    Mô hình 2:
    + Khách thể: tương tự trên.
    + Mặt khách quan: hành vi tước đoạt trái phép sinh mạng người khác
    Hậu quả: Hậu quả chết người xảy ra.
    + Chủ thể: như trên.
    + Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp.
    Với trường hợp này, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS về tội giết người. Mà hậu quả tới đâu TNHS tới đó (tức là hậu quả thương tích thì chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích).
    Ví dụ: A và B do mẫu thuẫn với nhau mà có lời qua tiếng lại. Trong lúc bực tức sẵn tay đang cầm chiếc xẻng. A đã đánh một cái vào đầu B. Trường hợp này, nếu B chết thì A sẽ bị Truy cứu TNHS về tội giết người. Nếu B không chết mà chỉ bị thương tích (ví dụ 40%) thì B chỉ bị truy cứu TNHS về tội cố gây thương tích.

    Đến đây, không hiểu bạn đã hết băn khoăn chưa nhỉ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #177478   10/04/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    tội giết người là tội có cấu thành vật chất mô hình 1, hậu quả có ý nghĩa xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người phạm tội bị truy cứu tội giết người ở giai đoạn chưa đạt.
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn takeshilaw vì bài viết hữu ích
    Phanthiquang (24/03/2020)
  • #177481   10/04/2012

    xekothoihiendai
    xekothoihiendai

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2012
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    đăng ký học luật dân sự vào học mới thấy thích luật hình sự hơn em phải làm sao bây giờ
     
    Báo quản trị |  
  • #177795   11/04/2012

    thuyvan93
    thuyvan93

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    thank  'anhdv352' nha.pj jo thi mình hiểu rồi
     
    Báo quản trị |  
  • #178399   13/04/2012

    hachan_219
    hachan_219

    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    tội giết người có CTTP vật chất. hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu TNHS. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nạn nhân k chết nhưng căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vẫn có thể truy cứu TNHS về tội phạm này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
     
    Báo quản trị |  
  • #178419   14/04/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    hachan_219 viết:
    tội giết người có CTTP vật chất. hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu TNHS. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nạn nhân k chết nhưng căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vẫn có thể truy cứu TNHS về tội phạm này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.


    hachan_219: Em xem lại lý luận về CTTP vật chất và CTTP hình thức nhé. Nếu là CTTP vật chất thì bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả xảy ra. Không có trường hợp ngoại lệ như e nói đâu. Trường hợp e nói đó chính là trường hợp CTTP hình thức chứ không phải CTTP vật chất nhé.
    Trong BLHS việt nam thì có không ít tội vừa có CTTP vật chất, vừa có CTTP hình thức đâu.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #178447   14/04/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    anhdv352 viết:
    hachan_219 viết:
    tội giết người có CTTP vật chất. hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu TNHS. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nạn nhân k chết nhưng căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vẫn có thể truy cứu TNHS về tội phạm này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.


    hachan_219: Em xem lại lý luận về CTTP vật chất và CTTP hình thức nhé. Nếu là CTTP vật chất thì bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả xảy ra. Không có trường hợp ngoại lệ như e nói đâu. Trường hợp e nói đó chính là trường hợp CTTP hình thức chứ không phải CTTP vật chất nhé.
    Trong BLHS việt nam thì có không ít tội vừa có CTTP vật chất, vừa có CTTP hình thức đâu.


    Chào anhdv352, 
    Mình đã học môn Luật HS, cũng có tìm hiểu 1 số sách nhưng mình thấy dựa vào đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm thì chỉ phân thành 2 loại là cấu thành hình thức và cấu thành vật chất, 1 số sách còn nói thêm về cấu thành cắt xén, trường hợp này cũng là cấu thành hình thức luôn. Mình không thấy sách nào đề cập đến cấu thành vừa là vật chất vừa là hình thức hết, không biết có phải là chưa đọc tới không nữa, mong bạn chỉ giáo. Tuy vậy, mình thấy phân thành 2 loại là cấu thành vật chất và hình thức là hợp lý, vì theo định nghĩa về cấu thành vật chất và hình thức:
    Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà mặt khách quan có các dấu hiệu hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc 
    Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm mà mặt khách quan chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt buộc.
    Như vậy, mình phân biệt như sau, cấu thành tội phạm nào có quy định về hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thì đó là cấu thành vật chất, còn nếu chỉ có quy định hành vi thì đó là cấu thành hình thức. Vậy thì không có cấu thành nào vừa quy định về hậu quả và mối quan hệ nhân quả lại vừa không quy định nên không có cấu thành vừa hình thức vừa vật chất.
    Còn về VD về tội giết người được bạn chia làm 2 trường hợp lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp để phân thành 2 loại cấu thành thì mình cũng không đồng ý, vì, theo định nghĩa về tội phạm hoàn thành thì: Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.

    Như vậy, theo VD 1 của bạn, A đâm B nhưng B không chết thì tội phạm cũng chưa hoàn thành, bạn cũng đã xác định như vậy (chưa đạt đã hoàn thành với tội phạm hoàn thành là khác nhau). Và nếu tội phạm chưa hoàn thành như vậy thì không thể xác định là tội giết người có cấu thành hình thức, vì nếu là cấu thành hình thức thì tại sao khi A đã thực hiện xong hành vi đâm B (là đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm hình thức) bạn lại xác định là phạm tội chưa đạt?
    Tóm lại, theo mình thì tội giết người có cấu thành vật chất, nếu hậu quả xảy ra thì tội phạm hoàn thành, không xảy ra thì phạm tội chưa đạt
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huyet_cong_tu vì bài viết hữu ích
    trangnguyen0151 (01/10/2017)
  • #178456   14/04/2012

    thuyvan93
    thuyvan93

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    sao lại là tội có cấu thành vật chất được chứ? thầy cô mình dạy tội giết người có cấu thành hình thức vì nó không quan tâm tới hậu quả xảy ra mà chỉ quan tâm tới hành vi gây ra thôi mà????
     Huyet _cong _tu giải thích đi. Tại theo điều 93 chỉ nêu về hành vi thôi chứ có đề cập gì đến hậu quả đâu!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #178465   14/04/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    có 2 loại cấu thành vật chất theo quy định của luật hs nhé bạn anhdv
    cấu thành vật chất mô hình 1: hậu quả xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.
    mô hình 2: hậu quả là dấu hiệu định tội danh.
    ở tội giết ng, hậu quả chết ng chưa xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn chưa đạt, nếu hậu quả chết ng xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #178471   14/04/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    takeshilaw viết:
    có 2 loại cấu thành vật chất theo quy định của luật hs nhé bạn anhdv
    cấu thành vật chất mô hình 1: hậu quả xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.
    mô hình 2: hậu quả là dấu hiệu định tội danh.
    ở tội giết ng, hậu quả chết ng chưa xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn chưa đạt, nếu hậu quả chết ng xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

    thân!



    Có 2 loại cấu thành vật chất sao? Ai chà, cái này mình chưa học à nha.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #178472   14/04/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    anhdv352 viết:
    takeshilaw viết:
    có 2 loại cấu thành vật chất theo quy định của luật hs nhé bạn anhdv
    cấu thành vật chất mô hình 1: hậu quả xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.
    mô hình 2: hậu quả là dấu hiệu định tội danh.
    ở tội giết ng, hậu quả chết ng chưa xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn chưa đạt, nếu hậu quả chết ng xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

    thân!



    Có 2 loại cấu thành vật chất sao? Ai chà, cái này mình chưa học à nha.



    phần tội phạm học nói rất rõ điều này mà nhỉ ;))

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #178713   16/04/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    takeshilaw viết:
    anhdv352 viết:
    takeshilaw viết:
    có 2 loại cấu thành vật chất theo quy định của luật hs nhé bạn anhdv
    cấu thành vật chất mô hình 1: hậu quả xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.
    mô hình 2: hậu quả là dấu hiệu định tội danh.
    ở tội giết ng, hậu quả chết ng chưa xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn chưa đạt, nếu hậu quả chết ng xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

    thân!



    Có 2 loại cấu thành vật chất sao? Ai chà, cái này mình chưa học à nha.



    phần tội phạm học nói rất rõ điều này mà nhỉ ;))


    Không hiểu bạn đã học tội phạm học hay chưa mà lại khẳng định điều này.
    Thứ nhất, xin trả lời cho bạn là Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm xảy ra trên thực tế.
    Thứ hai, CTTP là căn cứ để xác định có hay không có vụ việc phạm tội và nếu có thì đó là tội gì.
    Thứ ba, không có loại cấu thành tội phạm nào mà để xác định thời điểm tội phạm hoàn thành cả.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #178884   16/04/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    anhdv352 viết:
    takeshilaw viết:
    anhdv352 viết:
    takeshilaw viết:
    có 2 loại cấu thành vật chất theo quy định của luật hs nhé bạn anhdv
    cấu thành vật chất mô hình 1: hậu quả xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.
    mô hình 2: hậu quả là dấu hiệu định tội danh.
    ở tội giết ng, hậu quả chết ng chưa xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn chưa đạt, nếu hậu quả chết ng xảy ra thì là cấu thành tội giết người ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

    thân!



    Có 2 loại cấu thành vật chất sao? Ai chà, cái này mình chưa học à nha.



    phần tội phạm học nói rất rõ điều này mà nhỉ ;))


    Không hiểu bạn đã học tội phạm học hay chưa mà lại khẳng định điều này.
    Thứ nhất, xin trả lời cho bạn là Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm xảy ra trên thực tế.
    Thứ hai, CTTP là căn cứ để xác định có hay không có vụ việc phạm tội và nếu có thì đó là tội gì.
    Thứ ba, không có loại cấu thành tội phạm nào mà để xác định thời điểm tội phạm hoàn thành cả.

    sr, tớ nhầm, phần này là phần các tội phạm, hihi, 
    chào bạn, vậy theo bạn, khi hậu quả không xác định thời điểm hoàn thành thì với lỗi cố ý trực tiếp, nếu lí luận theo của bạn thì cũng sẽ không có tội giết người ở giai đoạn chưa đạt phải không, bởi vì nếu nói như bạn, ở tội giết người theo cấu thành hình thức thì hành vi là dấu hiệu đủ để cấu thành tội phạm.
    theo tớ thấy, lí luận của bạn khi áp dụng lí thuyết về hình sự phần chung là chưa có chiều sâu.

    đối với lỗi cố ý trực tiếp, hành vi nhằm tước đoạt tính mạng 1 cách trái phép của người khác thì được coi là hành vi giết người và hành vi đó sẽ cấu thành tội phạm tương ứng. tuy nhiên, đối với tội giết người, khi người thực hiện cố ý với nguyên nhân và hậu quả, nhưng người đó chưa chết vì nguyên nhân khách quan thì sẽ cấu thành tội giết người ở giai đoạn chưa đạt, còn nếu hậu quả chết người đã xảy ra thì gọi là tội giết người ở giai đoạn hoàn thành. đối với loại cấu thành TP này, khoa học pháp lí gọi đó là cấu thành tội phạm vật chất mô hình 1: hậu quả xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm. tức là có hay không có hậu quả vẫn có thể xử theo tội này, chỉ có điều là nó ở giai đoạn nào của tội phạm mà thôi. mô hình cấu thành tội phạm này điển hình nhất là ở tội giết người và tội cố ý gây thương tích với lỗi trực tiếp 
    nhân đây cũng nói rõ lun cho bạn biết về mô hình 2 của cấu thành tội phạm vật chất: mô hình cấu thành tội phạm này thể hiện rõ nhất ở tội giết người và cố ý gây thương tích vs lỗi cố ý gián tiếp, tức là: dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác định tội phạm, có thể minh họa như bạn nói ở trên là hậu quả đến đâu thì xử lí đến đấy.
    nếu bạn thắc mắc về việc có hay không thực tiễn xét xử tòa án tuyên bị cáo phạm tội giết người chưa đạt thì có thể để lại mail để mình send cho bạn.
    vài lời trao đổi,
    thân


    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #178469   14/04/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Thứ nhất, mình không nói rằng "cấu thành vừa hình thức vừa vật chất" à nha. Mình nói rằng 1 tội có thể vừa có CTTP vật chất, vừa có CTTP hình thức". 1 Cấu thành thì không thể nói là vừa hình thức vừa vật chất. Mà chỉ có thể nói 1 tội phạm vừa có cấu thành vật chất, vừa có cấu thành hình thức mà thôi. Mình nói thế, không biết bạn có hiểu ý mình nói không nhỉ?
    Thứ 2, ví dụ mình đưa ra. Khi A đâm B một nhát vào ngực, tưởng B chết, A bỏ đi. Trường hợp này, A đã thực hiện các hành vi cần thiết để nhằm hướng tới mục đích là làm B chết. Việc B không chết là do ngoài ý chí chủ quan của A. Do đó,tội phạm mà A thực hiện đã hoàn thành (hoàn thành về hành vi khách quan) nhưng chưa đạt (chưa đạt ở đây là chưa đạt về mục đích - tức là chưa gây ra hậu quả chết người).
    Về lý luận khoa học hình sự thì giai đoạn phạm tội chưa đạt có chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành. Bạn có thể tham khảo giáo trình luật hình sự VN của trường Đại học luật hà nội về vấn đề này.
    Hiểu 1 cách nôm na là phạm tội chưa đạt ở đây là chưa đạt về mục đích, hậu quả của hành vi phạm tôi.
    Còn tôi phạm chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội chưa thực hiện hết hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả vì những nguyên nhân khách quan.
    Tội phạm đã hoàn thành là hoàn thành về hành vi khách quan mô tả trong cấu thành tội phạm.
    Tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện được hết các hành vi cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm
    Tội phạm chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện các hành vi thoả mãn về mặt khách quan của một tội phạm nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm. (hậu quả không xảy ra là do nguyên nhân ngoài ý muốn).
    Thứ ba, Bạn sử dụng khái niệm "tội phạm hoàn thành" và "phạm tội chưa đạt" để cùng nói về các giai đoạn phạm tội thì theo mình chưa chuẩn xác. Bởi lẽ, Thuật ngữ "tội phạm" và "phạm tội" là 2 thuật ngữ khác nhau.

    Mình có thế lấy cho bạn không dưới 1 ví dụ về quy định của BLHS VN trong đó, 1 tội lại có 2 loại cấu thành tội phạm là CTTP vật chất và CTTP hình thức nếu bạn có hứng thú nghiên cứu về CTTP.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    Lavender... (25/05/2015)
  • #178517   14/04/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    anhdv352 viết:
    Thứ nhất, mình không nói rằng "cấu thành vừa hình thức vừa vật chất" à nha. Mình nói rằng 1 tội có thể vừa có CTTP vật chất, vừa có CTTP hình thức". 1 Cấu thành thì không thể nói là vừa hình thức vừa vật chất. Mà chỉ có thể nói 1 tội phạm vừa có cấu thành vật chất, vừa có cấu thành hình thức mà thôi. Mình nói thế, không biết bạn có hiểu ý mình nói không nhỉ?
    Thứ 2, ví dụ mình đưa ra. Khi A đâm B một nhát vào ngực, tưởng B chết, A bỏ đi. Trường hợp này, A đã thực hiện các hành vi cần thiết để nhằm hướng tới mục đích là làm B chết. Việc B không chết là do ngoài ý chí chủ quan của A. Do đó,tội phạm mà A thực hiện đã hoàn thành (hoàn thành về hành vi khách quan) nhưng chưa đạt (chưa đạt ở đây là chưa đạt về mục đích - tức là chưa gây ra hậu quả chết người).
    Về lý luận khoa học hình sự thì giai đoạn phạm tội chưa đạt có chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành. Bạn có thể tham khảo giáo trình luật hình sự VN của trường Đại học luật hà nội về vấn đề này.
    Hiểu 1 cách nôm na là phạm tội chưa đạt ở đây là chưa đạt về mục đích, hậu quả của hành vi phạm tôi.
    Còn tôi phạm chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội chưa thực hiện hết hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả vì những nguyên nhân khách quan.
    Tội phạm đã hoàn thành là hoàn thành về hành vi khách quan mô tả trong cấu thành tội phạm.
    Tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện được hết các hành vi cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm
    Tội phạm chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện các hành vi thoả mãn về mặt khách quan của một tội phạm nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm. (hậu quả không xảy ra là do nguyên nhân ngoài ý muốn).
    Thứ ba, Bạn sử dụng khái niệm "tội phạm hoàn thành" và "phạm tội chưa đạt" để cùng nói về các giai đoạn phạm tội thì theo mình chưa chuẩn xác. Bởi lẽ, Thuật ngữ "tội phạm" và "phạm tội" là 2 thuật ngữ khác nhau.

    Mình có thế lấy cho bạn không dưới 1 ví dụ về quy định của BLHS VN trong đó, 1 tội lại có 2 loại cấu thành tội phạm là CTTP vật chất và CTTP hình thức nếu bạn có hứng thú nghiên cứu về CTTP.



    chào anhdv352, mình có 1 số ý kiến như sau:
    1. Trước tiên nói về khái niệm cấu thành tội phạm: cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Như vậy, bạn có thể phân tích dùm mình các dấu hiệu của tội giết người ở Điều 93 để chỉ ra là có 2 loại cấu thành tội phạm được quy định ở đây k?
    2. Đồng ý với bạn là chia phạm tội chưa đạt thành chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành.
    Tuy nhiên về khái niệm tội phạm hoàn thành mà bạn gọi là tội phạm đã hoàn thành thì mình không đồng ý. Như mình đã nói ở bài viết trước, tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm chứ không phải là hoàn thành về hành vi như bạn nói, bởi lẽ, nếu chỉ xét về việc có hoàn thành về hành vi hay không thì làm sao bạn phân biệt được phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và tội phạm hoàn thành, vì cả 2 giai đoạn này đều đã hoàn thành về hành vi?
    Ở VD của bạn, bạn xác định "tội phạm mà A thực hiện đã hoàn thành (hoàn thành về hành vi khách quan) nhưng chưa đạt (chưa đạt ở đây là chưa đạt về mục đích - tức là chưa gây ra hậu quả chết người)", như vậy là chưa đạt đã hoàn thành phải không? Vậy thì đây cũng là ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, vì bạn cũng nói "giai đoạn phạm tội chưa đạt có chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành". Vậy tóm lại, trong trường hợp này bạn xác định A phạm tội chưa đạt và cấu thành tội phạm ở VD này là cấu thành tội phạm hình thức. Mình không nghĩ vậy, vì:
    - Nếu bạn xác định tội phạm ở trường hợp này có cấu thành tội phạm hình thức thì khi A hoàn thành về hành vi khách quan, cũng là đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm (vì cấu thành tội phạm này là cấu thành hình thức nên chỉ quy định về hành vi, khi A thực hiện xong hành vi thì cũng là lúc thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm), bạn lại xác định là A thực hiện tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt? Hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì tội phạm hoàn thành chứ.
    - Theo mình thì tội giết người có cấu thành vật chất, vì vậy khi A chỉ mới hoàn thành về hành vi thì chưa phù hợp về hậu quả và mói quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nên A phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
    3. Đúng là thuật ngữ phạm tội và tội phạm là khác nhau, mình cũng chưa nói là giống nhau bao giờ, nhưng về các giai đoạn thực hiện tội phạm, theo mình biết thì có 3 giai đoạn là 
    - Chuẩn bị phạm tội (Đ 17 BLHS)
    - Phạm tội chưa đạt (Đ 18 BLHS)
    - Tội phạm hoàn thành.
    Vậy nên mình nghĩ là mình sử dụng thuật ngữ vậy là được rồi, nếu bạn không đồng ý thì theo bạn thế nào mới là chính xác?
    4. Mình thấy cách sử dụng thuật ngữ của bạn là không thống nhất: ở trên thì bạn dùng "phạm tội chưa đạt", ở dưới lại là "tội phạm chưa đạt", chỗ mà mình đánh dấu đó. Không biết có phải bạn nói 2 khái niệm khác nhau không?
    5. Về trường hợp 1 tội mà có 2 loại cấu thành tội phạm như bạn nói thì mình chưa biết, nếu bạn có tài liệu về vấn đề này mong bạn gởi cho mình tham khảo với. Cảm ơn bạn



     
    Báo quản trị |  
  • #178743   16/04/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    huyet_cong_tu viết:
    chào anhdv352, mình có 1 số ý kiến như sau:
    1. Trước tiên nói về khái niệm cấu thành tội phạm: cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Như vậy, bạn có thể phân tích dùm mình các dấu hiệu của tội giết người ở Điều 93 để chỉ ra là có 2 loại cấu thành tội phạm được quy định ở đây k?
    2. Đồng ý với bạn là chia phạm tội chưa đạt thành chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành.
    Tuy nhiên về khái niệm tội phạm hoàn thành mà bạn gọi là tội phạm đã hoàn thành thì mình không đồng ý. Như mình đã nói ở bài viết trước, tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm chứ không phải là hoàn thành về hành vi như bạn nói, bởi lẽ, nếu chỉ xét về việc có hoàn thành về hành vi hay không thì làm sao bạn phân biệt được phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và tội phạm hoàn thành, vì cả 2 giai đoạn này đều đã hoàn thành về hành vi?
    Ở VD của bạn, bạn xác định "tội phạm mà A thực hiện đã hoàn thành (hoàn thành về hành vi khách quan) nhưng chưa đạt (chưa đạt ở đây là chưa đạt về mục đích - tức là chưa gây ra hậu quả chết người)", như vậy là chưa đạt đã hoàn thành phải không? Vậy thì đây cũng là ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, vì bạn cũng nói "giai đoạn phạm tội chưa đạt có chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành". Vậy tóm lại, trong trường hợp này bạn xác định A phạm tội chưa đạt và cấu thành tội phạm ở VD này là cấu thành tội phạm hình thức. Mình không nghĩ vậy, vì:
    - Nếu bạn xác định tội phạm ở trường hợp này có cấu thành tội phạm hình thức thì khi A hoàn thành về hành vi khách quan, cũng là đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm (vì cấu thành tội phạm này là cấu thành hình thức nên chỉ quy định về hành vi, khi A thực hiện xong hành vi thì cũng là lúc thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm), bạn lại xác định là A thực hiện tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt? Hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì tội phạm hoàn thành chứ.
    - Theo mình thì tội giết người có cấu thành vật chất, vì vậy khi A chỉ mới hoàn thành về hành vi thì chưa phù hợp về hậu quả và mói quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nên A phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
    3. Đúng là thuật ngữ phạm tội và tội phạm là khác nhau, mình cũng chưa nói là giống nhau bao giờ, nhưng về các giai đoạn thực hiện tội phạm, theo mình biết thì có 3 giai đoạn là 
    - Chuẩn bị phạm tội (Đ 17 BLHS)
    - Phạm tội chưa đạt (Đ 18 BLHS)
    - Tội phạm hoàn thành.
    Vậy nên mình nghĩ là mình sử dụng thuật ngữ vậy là được rồi, nếu bạn không đồng ý thì theo bạn thế nào mới là chính xác?
    4. Mình thấy cách sử dụng thuật ngữ của bạn là không thống nhất: ở trên thì bạn dùng "phạm tội chưa đạt", ở dưới lại là "tội phạm chưa đạt", chỗ mà mình đánh dấu đó. Không biết có phải bạn nói 2 khái niệm khác nhau không?
    5. Về trường hợp 1 tội mà có 2 loại cấu thành tội phạm như bạn nói thì mình chưa biết, nếu bạn có tài liệu về vấn đề này mong bạn gởi cho mình tham khảo với. Cảm ơn bạn


    Xin trao đổi với bạn như sau:
    1. Bạn đề nghị tôi  phân tích các dấu hiệu của tội giết người để chỉ ra là có 2 loại CTTP thì xin trả lời bạn là tôi đã phân tích 2 loại cấu thành tội phạm ở bài viết đầu tiên. Bạn có thể xem lại.
    2. Tôi nhận sai vì khái niệm tội phạm hoàn thành của tôi đưa ra chưa chuẩn xác. Tội phạm hoàn thành là tội phạm thỏa mãn các dấu hiệu mô tả trong CTTP.
    Đối với tội có cấu thành hình thức thì chỉ cần thỏa mãn các dấu hiệu hành vì khách quan, không cần có dấu hiệu hậu quả là đủ yếu tố cấu thành tội phạm rồi. 
    3. Đúng là thuật ngữ bạn sử dụng được công nhận trong các giáo trình giảng dạy của các cơ sở pháp luật, tuy nhiên, rõ ràng chắc chắn các bạn cũng thấy sự không thống nhất khi sử dụng thuật ngữ trên. Do đó, theo ý kiến cả mình thì cách gọi "thuận miệng'' trên cần được sử dụng thống nhất. Thay hết bằng thuật ngữ "tội phạm".
    4. Sorry, do theo thuận miệng nên mình dùng vậy.
    5. Bạn đọc quyển Tội phạm và cấu thành tội phạm của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa sẽ có nói tới 1 tội mà có 2 loại cấu thành tội phạm.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #178499   14/04/2012

    hachan_219
    hachan_219

    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt hoặc tội cố ý gây thương tích, tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội.
    Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt.
    Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tộilà cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích (nếu thương tích xảy ra thỏa mãn đòi hỏi của CTTP này), mà không phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt.
    Tóm lại, tội giết người có CTTP Vật chất. 
    Bạn có thể tham khảo bài viết của TS Cao Thi Oanh trường ĐH Luật Hà Nội.
    "Dựa vào đặc điểm cấu trúc của CTTP, CTTP được chia thành hai loại chính là CTTP vật chất và CTTP hình thức.
    CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Đối với dấu hiệu hậu quả (và cùng với nó là dấu hiệu mối quan hệ nhân quả) ở loại CTTP này lại được quy định theo hai mức độ khác nhau:

    1) Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm hoàn thành. Ở loại CTTP này, nhà làm luật không trực tiếp đưa dấu hiệu hậu quả vào trong CTTP mà hậu quả được quy định gián tiếp thông qua cách quy định về hành vi phạm tội. Ví dụ: CTTP của tội giết người, mặc dù đều không có hậu quả được quy định trực tiếp trong CTTP nhưng loại CTTP này khác căn bản với CTTP hình thức vì trong các CTTP hình thức chỉ mô tả dấu hiệu hành vi (ví dụ: Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản) mà không quy định dưới dạng hành vi hàm chứa hậu quả. Với cách quy định như vậy, chỉ khi người phạm tội thực hiện hành vi và gây ra hậu quả tương ứng mới thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm của tội phạm và vì vậy mới được xác định là tội phạm ở giai đoạn hoàn thành; ngược lại, nếu mới chỉ thực hiện được hành vi mà hậu quả tương ứng chưa xảy ra thì chỉ xác định là giai đoạn phạm tội chưa đạt."
    Ở trường ĐH Luật Hà Nội, chúng tớ được thầy cô giảng, tội giết người có CTTP vật chất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hachan_219 vì bài viết hữu ích
    beautiful.lawyer_93 (29/04/2012)