Tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #325104 26/05/2014

    Tội gì?

    A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25 tháng 08 năm 2011, sau khi tan học, trong khi A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến đón thì Nguyễn Văn B thấy A đeo 1 sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu tên là gì?” Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B. Sau đó, B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu… Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A. Sau khi kết thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây chuyền vàng vừa tháo.

    A. Dây chuyền là tài sản của ai?

    B. Nếu dây chuyền đó là thật thì A phạm tội gì?

    C. Nếu dây chuền đó là giả thì B có pham tội không?

    Nhờ các aec giúp mình ^^ cám ơn ạ.

     

     
    8740 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #325107   26/05/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    chào bạn theo như bạn hoeri thì

    A dây chuyền là tài sản của ai ? => của A

    Nếu dây chuyền đó là thật thì A phạm tội gì? => cướp giật tài sản (tạo ra sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi  tẩu thoát.)

    C. Nếu dây chuền đó là giả thì B có pham tội không? => có 

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenvancong90tq vì bài viết hữu ích
    dothinhuquynh (27/05/2014)
  • #325155   27/05/2014

    Cám ơn bạn đã chia sẽ, nhưng mình có vài vấn đề vướng mắt, cụ thể là:

    Nếu xét theo luật dân sự mình nghĩ TS này phải là tài sản thuộc quản lý của cha mẹ A chứ hả :)) mới 7 tuổi, so với dây chuyền này thì ts này không hoàn toàn thuộc sở hữu của A.

    Còn bạn nói về tội Cướp giật ts, theo mình không có cơ sở cho việc chiếm đoạt nhanh chóng, vì thực tế A không phản ứng lại )), đều đó tạo điều kiện hoàn toàn cho B lấy mà không cần nhanh chóng chiếm đoạt hay nhanh chóng tẩu thoát,..

    Ý thứ 3 thì mình nhất trí với bạn

    Cập nhật bởi quachkubao ngày 27/05/2014 07:27:13 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #325980   31/05/2014

    thainguyen007
    thainguyen007

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    câu 1.

    Luật dân sự Việt Nam không cấm trẻ em sỡ huu tài sản nên dù đứa bé chưa có năng lực hành vi dân sự hay đã có rồi mà chưa đâỳ đủ thì trong tình huống này, sợi dây chuyền đang là sỡ huu của nó vì nó đang thực hiện trực tiếp 2 quyền đối vs sợi dây đó là quyền chiếm hữu và quyền sử dụng, trừ quyền định đoạt đang bị pháp luật hạn chế.

    B đã thực hiện một hành vi chiếm đoạt tài sản mà nạn nhân trực tiếp là A, không cần biết A có là chủ sỡ huu sợi dây hay cha mẹ nó, chỉ cần lúc đó nó đang chiếm hữu và B chiếm đoạt sợi dây từ nó thì A là nạn nhân. Các bạn lưu ý là dấu hiệu của các tội phạm về xâm phạm sỡ hữu không hề có quy định là phải chiếm đoạt tài sản từ chính chủ sở hưu tài sản mới cấu thành tội phạm.

    câu hỏi thứ 2: Nếu sợi dây chuyền là thật thì B phạm tội gì??

    Lúc này CQĐT sẽ xác định rằng trong lúc B thực hiện hành vi chiếm đoạt sợi dây,  bé A có biết hay không? 

    +Nếu A trả lời không thì B có hành vi trộm cap tài sản do có các dấu hiệu chiếm đoạt lén lút mà nạn nhân không phát hiện. Mặc dù hành vi thực hiện ngay trước mặt A nhưng lén lút đc hiểu là "làm cho A không biết có hành vi đó". Và dây phải trên 2 triệu mới cấu thành tội hình sự.

    +Nếu A trả lời có thì đây B có hành vi "cướp tài sản", dù B ko dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực nhưng do B là người lớn, đứng trước A thì B đã áp đảo về mọi mặt, rõ ràng B đã gây một sức ép lên tâm lý cậu bé A khiến nó không thể phản kháng dù biết mình đang bị chiếm đoạt tài sản. Đây là "hành vi khac" trong điều 133 BLHS. tâm lý con nít chưa đủ độ cứng để có thể làm gì khác tốt hơn trong tình huống này ngoài việc đứng yên vì nó suy nghi nếu nó phản kháng B có thể làm hại nó, A sợ, đứng im chứng tỏ nó tê liệt về ý chí. thực tế xét xử thì những trường hợp nạn nhân là trẻ em nhỏ tuổi sẽ luôn bị xem là "hoàn toàn tê liet ý chí".

    Câu hỏi thứ 3: Nếu dây chuyền là giả

    Như trên, nếu A say NO thì B bị phạt hành chính do sợi dây giả khôg đáng giá 2 triệu, chưa đủ thỏa mãn cấu thành vật chất trong điều 138.

    Nếu A say Yes thì B vẫn pham tội 133 do tội này không quy định tài sản đáng giá bao nhiêu, chỉ cần có hành vi làm cho nạn nhân tê liệt ý chí và sau đó chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thainguyen007 vì bài viết hữu ích
    quachkubao (08/06/2014) tantam1976 (03/04/2021)
  • #327156   08/06/2014

    thainguyen007 viết:

    câu 1.

    Luật dân sự Việt Nam không cấm trẻ em sỡ huu tài sản nên dù đứa bé chưa có năng lực hành vi dân sự hay đã có rồi mà chưa đâỳ đủ thì trong tình huống này, sợi dây chuyền đang là sỡ huu của nó vì nó đang thực hiện trực tiếp 2 quyền đối vs sợi dây đó là quyền chiếm hữu và quyền sử dụng, trừ quyền định đoạt đang bị pháp luật hạn chế.

    B đã thực hiện một hành vi chiếm đoạt tài sản mà nạn nhân trực tiếp là A, không cần biết A có là chủ sỡ huu sợi dây hay cha mẹ nó, chỉ cần lúc đó nó đang chiếm hữu và B chiếm đoạt sợi dây từ nó thì A là nạn nhân. Các bạn lưu ý là dấu hiệu của các tội phạm về xâm phạm sỡ hữu không hề có quy định là phải chiếm đoạt tài sản từ chính chủ sở hưu tài sản mới cấu thành tội phạm.

    câu hỏi thứ 2: Nếu sợi dây chuyền là thật thì B phạm tội gì??

    Lúc này CQĐT sẽ xác định rằng trong lúc B thực hiện hành vi chiếm đoạt sợi dây,  bé A có biết hay không? 

    +Nếu A trả lời không thì B có hành vi trộm cap tài sản do có các dấu hiệu chiếm đoạt lén lút mà nạn nhân không phát hiện. Mặc dù hành vi thực hiện ngay trước mặt A nhưng lén lút đc hiểu là "làm cho A không biết có hành vi đó". Và dây phải trên 2 triệu mới cấu thành tội hình sự.

    +Nếu A trả lời có thì đây B có hành vi "cướp tài sản", dù B ko dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực nhưng do B là người lớn, đứng trước A thì B đã áp đảo về mọi mặt, rõ ràng B đã gây một sức ép lên tâm lý cậu bé A khiến nó không thể phản kháng dù biết mình đang bị chiếm đoạt tài sản. Đây là "hành vi khac" trong điều 133 BLHS. tâm lý con nít chưa đủ độ cứng để có thể làm gì khác tốt hơn trong tình huống này ngoài việc đứng yên vì nó suy nghi nếu nó phản kháng B có thể làm hại nó, A sợ, đứng im chứng tỏ nó tê liệt về ý chí. thực tế xét xử thì những trường hợp nạn nhân là trẻ em nhỏ tuổi sẽ luôn bị xem là "hoàn toàn tê liet ý chí".

    Câu hỏi thứ 3: Nếu dây chuyền là giả

    Như trên, nếu A say NO thì B bị phạt hành chính do sợi dây giả khôg đáng giá 2 triệu, chưa đủ thỏa mãn cấu thành vật chất trong điều 138.

    Nếu A say Yes thì B vẫn pham tội 133 do tội này không quy định tài sản đáng giá bao nhiêu, chỉ cần có hành vi làm cho nạn nhân tê liệt ý chí và sau đó chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội.

     

    Cám ơn, bạn chia sẻ rất chân thành. Nhân tiện mình có cái thắc mắc nho nhỏ muốn tham khảo luôn cái ^^

    1. Khái niệm "quản lý" trong loạt tội xâm phạm sở hữu phải hiểu như thế nào. Có phải là 1 trong 3 quyền sở hữu hay bao gồm cả 3.

    2. Theo như bạn phân tích, cụ thể là A vẫn có quyền Chiếm hữu và sử dụng, nhưng quyền định đoạt bị hạn chế  và " Các bạn lưu ý là dấu hiệu của các tội phạm về xâm phạm sỡ hữu không hề có quy định là phải chiếm đoạt tài sản từ chính chủ sở hưu tài sản mới cấu thành tội phạm  "=> ts bị chiếm hữu là dây chuyền này vẫn do A quản lý. Nhưng theo luật Hôn nhân gia đình thì về nguyên tắc tài sản của con dưới 15 tuổi là do cha mẹ "quản lý".??

    => từ đó suy ra, 2 khái niệm quản lý này có phải là 1. Nếu là 1 thì rỏ ràng sự chiếm đoạt này đang nằm ngoài sự quản lý cua cha mẹ đứa bé A và từ đó phải là tội trộm ( lợi dụng người quản lý tài sản không có mặt, lợi dụng sự non nớt của đứa bé chỉ là công cụ để thực hiện ). Nhưng nếu là 2 khái niêm khác nhau giữa quản lý trogn hôn nhận gia đình và quản lý trong luật HS => cần phải hiểu ntn mới chính xác.

    Mong nhận hồi đáp bạn sóm! Thanks

     
    Báo quản trị |  
  • #326404   03/06/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    quachkubao viết:

    A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25 tháng 08 năm 2011, sau khi tan học, trong khi A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến đón thì Nguyễn Văn B thấy A đeo 1 sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu tên là gì?” Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B. Sau đó, B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu… Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A. Sau khi kết thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây chuyền vàng vừa tháo.

    A. Dây chuyền là tài sản của ai?

    B. Nếu dây chuyền đó là thật thì A phạm tội gì?

    C. Nếu dây chuền đó là giả thì B có pham tội không?

    Nhờ các aec giúp mình ^^ cám ơn ạ.

     

    Đây là một vụ việc có thật ở Ninh Bình.

     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    quachkubao (08/06/2014)
  • #327155   08/06/2014

    Nó cũng mới xuất hiện ở Tây Ninh quê em nà Ls

     
    Báo quản trị |  
  • #328960   19/06/2014

    thainguyen007
    thainguyen007

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    1.Khái niệm "quản lý" trong các tội này chỉ là một trong các quyền như chiếm hữu hoặc sử dụng mà không cần  phải có quyền định đoạt tài sản. Ví dụ bạn cho A mượn xe, A bị trộm lấy mất thì A được xem là nạn nhân, tại phiên tòa  phải có mặt A và bạn, và bạn là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

    2. "sự chiếm đoạt này đang nằm ngoài sự quản lý cua cha mẹ đứa bé  A và từ đó phải là tội trộm"  ví dụ trường hợp ông này dùng dao kề cổ thàng bé kêu đưa dây chuyền thì không thể là trộm rồi bạn, ông này cũng đang chiếm đoạt tài sản nằm ngoài sự quản lý của ba mẹ đứa nhỏ đấy, nhưng không thể xử ông ta tội trộm cắp được. Theo mình biết thì bạn chỉ cần có hành vi chiếm đoạt 1 thứ từ người khác, và thứ đó là tài sản, không cần biết nguoi đó phải là chủ sỡ hữu của tài sản bị chiếm đoạt hay không thì bạn đã phạm vào các tội xâm phạm sỡ hữu. Vả lại khái niệm "quản lý" theo luật hôn nhân gia đình không phải là quản lý trực tiếp, nó có thể hiểu như là kiểm soát  bằng nhiều cách không cho trẻ giao dịch, mua bán tài sản trái với quy định. Còn tài sản đang quản lý trong luật hình sự phải là quản lý trực tiếp, đó có thể là nhìn thấy, cầm , nắm, giữ, có quyền quyết định với tài sản... hai khái niệm "quản lý" này theo mình là khác nhau. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thainguyen007 vì bài viết hữu ích
    quachkubao (20/06/2014) ls.luongducphuong (19/06/2014)
  • #329378   20/06/2014

    Cám ơn bạn thainguyen, mình hiểu ý bạn. Bây giờ mình xin đặt gải thuyết khác : Nếu đứa bé chỉ có 2 tuổi, và đang đeo sợ dây chuyền giá trị 3tr đồng, lợi dụng lúc đứa trẻ ở một mình, A bằng những thủ đoạn như: trộm, cướp, cướp gật, công nhiên... Vẫn xữ theo những trường hợp ấy à? ( nếu cướp mình xữ cươp, nếu trộm mình xữ trộm,.... ).

    Bởi vì, theo bạn thì đứa bé là người đang quản lý ts ấy.

    Cập nhật bởi quachkubao ngày 20/06/2014 08:47:19 CH
     
    Báo quản trị |