Tội đưa hối lộ.

Chủ đề   RSS   
  • #416118 19/02/2016

    Tội đưa hối lộ.

    Chào cả nhà!

    Mình có một chút thắc mắc như sau, mong cả nhà giải đáp giúp mình.

    Theo quy định tại Điều 289 BLHS 1999, tội đưa hối lộ  là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần cho người có chức vụ quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

    Vậy nếu một người có hành vi đưa tiền ( của) cho người lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS 1999) hay không?

    Cảm ơn rất nhiều.

     

     

     

     
    4386 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #416469   23/02/2016

    muonvisaosang
    muonvisaosang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Có thể nói, tội phạm này là tội phạm đối xứng với tội nhận hối lộ ( có đưa có nhận). Tuy nhiên, thực tiễn xét xử không phải trường hợp nào cứ có người nhận thì phải có người đưa hối lộ mà tuỳ từng trường hợp có thể có người nhận hối lộ nhưng không có người đưa, ngược lại có trường hợp có người đưa hối lộ nhưng lại không có nhận hối lộ. Vì vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định hành vi phạm tội của người đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác có phải là hành vi đưa hối lộ hay không.

    Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “đưa”. Nhưng biểu hiện của hành đưa hối lộ rất đa dạng. Có trường hợp người phạm tội trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp qua trung gian (người môi giới) để đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp người đưa hối lộ dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt không trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ cũng không qua trung gian mà tìm cách mua chuộc những người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn theo kiểu “mưa dầm thấm đất”; cũng có trường hợp người đưa hối lộ thông qua việc thanh toán hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, thông qua việc nộp thuế, nộp lệ phí để đưa hối lộ từ ít đến nhiều, rồi đến một lúc nào đó người đưa hối lộ mới yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình. Loại hành vi này, hiện nay đang phổ biến. 

    Hậu quả của tội phạm này không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu của hối lộ chưa đến 500.000 đồng thì hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng phải là hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi đưa hối lộ là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức và những thiệt hại phi vật chất khác.Hành vi đưa hối lộ gây ra hậu quả nghiêm trọng, được xác định như là một nguyên nhân gián tiếp.Tuy chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi đưa hối lộ gây ra, nhưng tham khảo hướng dẫn của liên ngành về các tội xâm phạm sơ hữu, thì có thể coi hậu quả nghiêm trọng do hành vi đưa hối lộ gây ra nếu:

     - Làm chết một người;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, trong đó không có người nào có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

    - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

    - Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra đã là nghiêm trọng chưa

     

     
    Báo quản trị |