Chào bạn!
BLHS quy định cướp tài sản là hành vi "dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản"; còn cưỡng đoạt tài sản là hành vi "đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản".
Trong trường hợp bạn nêu, Nguyễn Văn A đã có hành vi dùng vũ lực (đánh đập Lê Văn C). Tuy nhiên việc A đánh đập C là nhằm mục đích để bắt C khai nhận việc đã trộm cắp tài sản của mình, chứ không phải nhằm chiếm đoạt tài sản của C. Khi C không khai nhận thì mục đích của việc đánh đập không đạt được, hành vi đánh đập đã kết thúc.
Khi hành vi đánh đập đã kết thúc thì A mới giữ xe máy của C và bắt mang tiền đến chuộc, lúc này mục đích chiếm đoạt tài sản mới xuất hiện. Để thực hiện mục đích này, A không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, không đe dọa sẽ dùng vũ lực và cũng không có hành vi hay thủ đoạn nào khác mà chỉ giữ xe rồi bắt chuộc. Như vậy thì A không thực hiện bất cứ hành vi nào thuộc mặt khách quan của cấu thành tội "Cướp tài sản" và tội "Cưỡng doạt tài sản", mà hành vi của A là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, quan điểm của tôi ở trên chỉ là dựa vào những gì bạn nêu, thể hiện ở đoạn "Sau khi đánh đập C, A đã giữ chiếc xe máy của C và bắt C mang 1tr8 đến chuộc để lấy xe máy về". Còn nếu dây là một tình huống thực tế thì rất có thể là đồng thời với việc giữ xe, A đã có những hành vi khác tác động đến C thì mới có thể buộc C mang tiền đến chuộc được, như đe dọa dùng vũ lực chẳng hạn, có thể là ngay tức khắc hoặc không (chứ rất khó xảy ra trường hợp đơn giản chỉ là giữ xe rồi bảo với C là mày mang tiền đến mà chuộc). Khi dó hành vi của A có thể là cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản. Mà để xác định diều này thì chỉ có quan công tác điều tra mới làm rõ được.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!