tội cố ý gây thương tích

Chủ đề   RSS   
  • #329394 20/06/2014

    huongbuithien1001

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    tội cố ý gây thương tích

    dạ chào luật sư! luật sư cso thể tư vấn giúp em được không ạ!

    bố e là phụ xe cho ông A. chiều hôm đó ông A điều khiển xe ô tô biển số 54X-0146, Bố e làm phụ xe ngồi trong ca bin của xe ô to trên đường Nguyễn Văn Linh hướng từ quận 7 về QL1A. khi đến tram thu phí giao thông đường bộ huyện Bình Chánh thì Anh B là nhân viên bán vé thu phí yêu cầu ông A đưa vé thu phí xe ô tố để qua trạm thì A nói đã đưa tiền ở trạm thu phí quận 7 nên anh B k cho xe qua mà yêu cầu ông A phải mua vé. ông A k chịu nên 2 bên xảy ra tranh cãi, anh B đã cầm 1 thanh nhôm chỉ lên buồng lái. Lúc này thì ông A bố e lấy ống tuýp sắt dưới chân của bố e đưa cho ông, nhưng k đưa cho ông A muk bos e đã mở cửa xe xuống định đánh Anh B nhưng bị các nhân viên ngăn cản, ôm và giữ ống tuýp sắt. tuy nhiên Anh B cầm thanh nhôm đánh 1 cái trúng vào lưng của bố tôi (bố tôi k bị thương) , bố tôi tức nên vấy thoát ra chạy lên xe lấy 1 con dao bấm đâm 1 cái trúng vào tay và bụng anh A  (gây thương tích 3%). BỐ tiếp tục dùng dao rượt đuổi đam trúng bụng anh C là nhân viên trạm thu phí (thương tích 35%).

    -trong truongf hợp này bố tôi sẽ bị xử như thế nào? bố e có được hưởng những tình tiết giảm nhẹ nào không ạ?

    -ở trương hợp này bố e có bị xem là người gây hứng trước không ạ? hành vi dùng ống tuýp nhôm đánh bố e trước của anh B có được xem  là hành vi trái pl k? gia đình e có thể nộp đơn khởi kiện ngược lại vs anh B không? 

    -luật sư giải thích việc thu phí ở trạm thu phí huyện Bình Chánh có đúng pl k ạ?

    cảm ơn ls nhiều!

     
    3253 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #329492   21/06/2014

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!

    1. Hành vi của bố bạn có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS. Nếu việc đâm vào bụng anh C là vào vùng trọng yếu của cơ thể con người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 93 BLHS (trường hợp phạm tội chưa đạt, nạn nhân không chết).

    Bố bạn có tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo, bồi thường (nếu có), nhân thân,...

    "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

     

    Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

     

    2. Việc ai gây hấn trước là nhằm đánh giá tính chất của vụ việc, xem xét trong việc đánh giá hành vi phạm tội của Hội đồng xét xử. Còn việc xử lý hình sự thì căn cứ vào việc người nào đã thực hiện hành vi phạm tội.

    Hành vi của anh A nếu gây thương tích cho bố bạn thì mới xem xét trách nhiệm hình sự. Còn nếu chưa gây thương tích thì có thể xem nạn nhân cũng có lỗi trong vụ việc và là tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 46 BLHS

     

    3. Tôi không rõ quy định tại trạm thu phí này.

    Nhưng qua cách bạn nói thì anh A yêu cầu ông B đưa vé đã đóng tiền tại trạm quận 7. Để chứng minh là xe đã đóng phí rồi. Còn nếu chưa đóng thì phải đóng trạm Bình Chánh.

    Đúng ra khi đóng tiền ở trạm quận 7 thì ông B nên giữ lại vé để chứng minh. Chứ nói miệng là tôi đóng rồi thì khó mà tin nên dễ xảy ra cự cãi, mâu thuẫn...

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    huongbuithien1001 (16/07/2014)