Chào hungmaiusa, mình muốn nhắc lại là chỉ tranh luận thôi nhé. Chứ mình rất tôn trọng thế giới quan của bạn. Cách nhìn của bạn rất sáng suốt, nhưng mình vẫn giữ quan điểm của mình.
Thực ra rất nhiều lĩnh vực mà không thể nhờ đào tạo mà được. Như văn hoá nghệ thuật, thể thao, kinh doanh...Rất nhiều người được đào tạo nhưng họ không thể làm có hiệu quả bằng người có năng khiếu và ham thích.
Không có lĩnh vực nào là không đào tạo được cả, nhưng nếu muốn đạt đến đỉnh cao thì mới cần năng khiếu và sự hứng thú. Những ngành bạn kể ra toàn là những ngành đặt sự đào tạo và kinh nghiệm lên hàng đầu đấy. Ví dụ như thể thao và kinh doanh.
Sau này khi ra trường bạn sẽ thấy các bạn cùng học trong lớp (cùng chương trình, cùng thầy...) nhưng kết quả sẽ khác nhau đối với mỗi người; người thành công thường không phải là người học giỏi nhất vì học giỏi thường ra làm công ăn lương (cao) cho các công ty lớn hoặc đi dạy vì họ thích như vậy.![](http://danluat.thuvienphapluat.vn/ckeditor/smiley/1.gif)
Tất nhiên là cùng 1 thầy, cùng 1 bằng cấp, cùng 1 trình độ nhưng sự thành đạt vẫn khác nhau. Vì kiến thức cứng chỉ chiếm 20% sự tồn tại thôi, kỹ năng mềm chiếm 80%. Nhưng nếu không có kiến thức cứng thì Maximum chỉ đến 8 điểm. Mình nghĩ bạn đã từng học qua rồi.
Điều này thì tôi khẳng định với bạn là tuỳ theo người SDLĐ: nếu họ gặp những người có bằng cấp làm tốt thì họ ưu tiên cho người có bằng; nếu người có bằng làm cho họ suýt phá sản thì họ ưu tiên người chưa có bằng.
Nếu chỉ vì phá sản mà ưu tiên người không có bằng cấp thì không được hợp lý cho lắm. Vì đã phá sản với bất cứ lý do gì thì họ sẽ cực kỳ cẩn thận. Có bằng còn làm họ phá sản thì điều gì chắc chắc người không có bằng sẽ không tệ hơn.
Ở VN thì tiến sĩ mà nghiên cứu được thì đếm không hết 10 đầu ngón chân đâu bạn.
Tiến sĩ ở đâu cũng vậy, phải nghiên cứu mới được cấp bằng. Có điều đề tài nghiên cứu của các tiến sĩ ở Việt Nam không được thực tế cho lắm. Nhưng nước ngoài cũng chẳng khá hơn đâu, mình có đọc 1 bài báo là nhiều nghiêng cứu sinh ở Mỹ chỉ nghiên cứu sinh để lấy trợ cấp. Tiến sĩ giấy thì đâu cũng có, nhưng Việt Nam hơi nhiều thôi, tuy vậy họ vẫn có chuyên môn nhất định chứ.
Đại kiện tướng thì ai cũng thừa nhận. So sánh đại kiện tướng với "Giáo sư, Tiến sĩ là làm nhục người ta đó.![](http://danluat.thuvienphapluat.vn/ckeditor/smiley/9.gif)
Sao lại làm nhục ? Đại kiện tướng quốc tế thì cũng chỉ là cái bằng được người khác cấp cho thôi. Đỉnh cao của mỗi ngành đều có danh xưng. Giao sư tiến sĩ là đỉnh cao của sư phạm, kiện tướng quốc tế là đỉnh cao của cờ vua. Sao lại nghĩ Giáo sư thua 1 đại kiện tướng quốc tế được ? Mình nghĩ bạn hơi có ác cảm với các tiến sĩ đấy. ![](http://danluat.thuvienphapluat.vn/ckeditor/smiley/4.gif)
Mình đã từng là Kiện tướng quốc tế môn Bơi Lặn, hóa ra mình ngon hơn ông Giáo sư theo cách suy nghĩ của bạn sao? (FINA không có Đại kiện tướng)
Là người VN không ai nghĩ như vậy. Mọi người đều thừa biết: Phải nâng cấp theo yêu cầu chuẩn hoá.
Chính suy nghĩ đó làm dân tộc này phát triển ịch đụi. Bởi vậy mới có nhiều bằng tiến sĩ dỏm như bạn nói.
Tôi có khác bạn một chút là tôi học 2 bằng đại học (luật là bằng 2).
Thế thì sao biết ai khác ai? Luật cũng là văn bằng 2 của mình đây. Nếu bạn tin bằng cấp không quan trọng thế thì sao lại học văn bằng 2. Luật thì dễ thôi, bạn mua sách Luật về học thuộc cũng được mà. Các giáo sư tiến sĩ trong suy nghĩ của bạn đâu giúp gì được cho bạn nhiều.
Khi tôi học đại học bằng cử nhân kinh tế đầu tiên thì thầy hơn chúng tôi về mọi mặt (tuổi, kinh nghiệm, thành đạt, kiến thức và tất nhiên là bằng cấp). Nhưng một thời gian sau, khi tôi học bằng 2 thì không có thầy cô nào nghĩ là họ hơn học sinh về trình độ, kinh nghiệm, kiến thực và bằng cấp cả. Riêng về bằng cấp thì học sinh bằng cao hơn thầy là bình thường (có thầy thi đầu vào cao học còn nhờ sinh viên, vốn là giảng viên anh văn ở ĐH KHXH kèm giùm) ; Riêng về kiến thức "xã hội" thì thầy còn kêu học sinh là "thầy". Tất nhiên sự tôn trọng thầy cô thì vẫn như xưa.
Tất nhiên mỗi người sẽ có tốc độ tiến bộ khác nhau. Thầy dại mình dĩ nhiên không chắc có thể hơn mình về lĩnh vực đó trong tương lai. Chưa nói đến những kinh nghiệm và kiến thức sống thì càng không thể biết ai hơn ai. Nhưng đã là giảng viên thì họ chỉ giỏi chuyên môn hẹp. Không thể yêu cầu 1 người giảng viên biết tuốt được.
Chất lượng tốt, bao bì đẹp thì quá hoàn hảo rồi; nhưng khi sử dụng thì thường phải tháo bỏ bao bì.
Chính xác là như vậy ! Thế bạn thường mua đồ có bao bì hay không có bao bì. Dù tác dụng của bao bì chỉ để xé, nhưng nếu không có cái bao bì ấy thì rất khó bán được hàng, dù là hàng chất lượng.
Các bạn sinh viên rất tự hào về bằng cử nhân mà mình có được, đây là điều tất nhiên. Tuy nhiên, bạn quý trọng là đúng, nhưng không thể buộc người khác (NSDLD, nhà tuyển dụng...) nghĩ như các bạn: đối với họ thì bằng cử nhân họ lấy nếu muốn như lấy đồ trong túi (không phải mua bằng mà vì họ biết cách học và cách tư duy), đồng thời họ biết trình độ bạn được đào tạo tới đâu trong nhà trường.
Bằng cấp ở đây là nói chung, kể cả nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân đều yêu cầu bằng cấp khi tuyển người. Mình chưa thấy có thông báo tuyển dụng nào mà dòng đầu tiên không có yêu cầu bằng cấp cả. Có 1 vài doanh nghiệp chỉ tuyển người không học đại học, nhưng đó là thiểu số.
So sánh bác sĩ với thầy lang thi khập khểnh lắm vì cao thấp quá chênh lệch. Tuy nhiên tôi biết có nhiều người bằng cấp không cao nhưng họ có nhiều học trò học luyện thi đại học vì dạy nhiều người đậu; Chứng tỏ người học cần năng lực, không cần bằng cấp. Khi bị bệnh bạn hỏi bác sĩ giỏi để khám hay hỏi bác sĩ-tiến sĩ để đến khám.
Chênh lệnh bạn nói là do cái bằng bác sĩ tạo nên đấy. Thầy lang kinh nghiệm lâu năm hơn, từng chữa nhiều người hơn, có thể khả năng thực thụ họ hơn hẵn 1 bác sĩ. Nhưng tại sao họ không được vào bệnh viện làm !? Do thiếu cái bằng bác sĩ thôi.
Sao biết ông bác sĩ kia là bác sĩ giỏi ? Nghe đồn à. Nếu được chọn thì mình sẽ chọn Tiến sĩ y khoa khám cho tôi. Để gọi là bác sĩ thì vẫn cần cấp cái bằng bác sĩ đấy. Còn nếu không có cái bằng, thì đúng gọi là thầy lang. Không có gì khập khiễng ở đây cả.
Tốt nghiệp phổ thông thì tỷ lệ đâu hơn 98% có gì mà khó ? Lớp 9 thì hiếm thật vì lớp 12 quá dễ nên mọi người cùng tiến hết.
Khó hay không thì không nói, nhưng đây mọi người đều muốn có cái bằng THPT này. Nếu bằng cấp không quan trọng như bạn nói thì ai đi học và đi thi làm gì nữa, cứ đủ 16 tuổi là xông ra kiếm việc làm thôi. Và ví dụ như không có bằng THPT này đi, thì làm gì ăn ở thời buổi này
Cách đây và chục năm, chỉ cần học hết lớp 9 đã có thể làm giảng viên đấy. Vậy thì bạn có dám bảo đảm rằng 20 năm nữa thì yêu cầu tối thiểu của xã hội không phải là bằng Cử nhân. Bằng cấp chỉ là thứ đại diện nhưng không thể phủ nhận toàn bộ giá trị của nó được.
Giờ này tỉ lệ tốt nghiệp chỉ còn 91% thôi nhé. Giả dụ như bạn đã có tài, thì cái còn lại là bạn chọn nằm trong nhóm 91% hay nhóm 9%.
Cập nhật bởi nguyen.huynhhiep ngày 30/07/2015 09:27:08 SA
Cập nhật bởi nguyen.huynhhiep ngày 29/07/2015 09:14:38 CH