Tội chiếm đoạt tài sản nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #253358 05/04/2013

    linhchinguyn27

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội chiếm đoạt tài sản nhà nước

    A là lái xe cơ quan nhà nước đến kho X nhận hàng cho cơ quan. Thủ kho cho A tự vào kho xếp hàng. nhưng mỗi chuyến chỉ xếp 50 kiện. Ba chuyến đầu A xếp đúng. Đến chuyến thứ tư, A khéo léo xếp thêm một kiện nữa (trị giá tối thiểu hai triệu đồng, tối đa năm trăm triệu đồng)  B chỉ kiểm tra qua loa. Vì vậy, A đã chiếm đoạt kiện hàng xếp thêm. Xin hỏi luật sư:

    1. A phạm tội gì? tại sao?

    2. Nếu A phạm tội tham ô thì khi nào phát sinh quan hệ giữa Nhà nước và A?

    3. Khi nào tội phạm này gây ra hậu quả?

    4. Nếu A chưa chiếm đoạt được tài sản thì tội này cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao?

    5. B phạm tội gì? Tại sao?

    6.B có lỗi vô ý vì quá tự tin hay vô ý vì cẩu thả? Tại sao?

     
    12995 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #253889   08/04/2013

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    thông qua bài viết của bạn tôi có một số nhận định như sau:

    lưu ý thứ nhất: trong  trường hợp này tuy A là lái xe cho cơ quan nhà nước nhưng A không được xem là người có chức vụ, quyền hạn nên A không thể là chủ thể của các tội thuộc chương tội phạm về chức vụ mà cụ thể là tội phạm tham nhũng.

    thông qua đó tôi khẳng định A không phạm tội tham ô như ở câu 2 bạn hỏi mà quan hệ giữa nhà nước và A phát sinh khi A là người có chức vụ, quyền hạn và A sử dụng chức vụ quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản Nhà nước do A quản lý. Cụ thể được qui định tại điều 278 BLHS bạn có` thể tham khảo.

    còn về phần định tội của A tôi có quan điểm sau:

    A phạm tội trộm cắp tài sản do A đã có hành vi lén lút chiếm đoạt số tài sản kia mà người quản lý không biết thông qua việc lợi dụng lòng tin của người quản lý. Nhưng tại sao tôi lại không nói A phạm tội lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đạot tài sản do người quản lý không hề biết đến chuyến hàng thứ tư thì A đã khéo léo lấy thêm một kiện hàng nữa mà ở đây không hề có thủ đoạn gian dối và không hề có sự "trao tay" kiện hàng thứ 4 đó mà chỉ do A lén lút lấy đi.

    về tội trộm cấp tài sản thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội tách được tài sản ra khỏi sự quản lý của sở hữu hoặc ngưới quản lý và tất nhiên đó là tội được xây dựng thánh cttp vật chất.

    Về phần B, về việc định tội danh thì tôi xin có ý kiến sau còn về lỗi thì đó là lỗi do cẩu thả vì:

    vô ý do quá tự tin: người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

    vô ý do cẩu thả: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

    nếu là lỗi vô ý do quá tự tin thì B đã không có hành động kiểm tra một cách qua loa, khiểm tra một cách qoa loa là biểu hiện cảu sự cẩu thả mặc dù phải thấy trước hậu quả là có thể mất mát về tài sản.

    trên đây là một số ý kiến đóng góp. Mong mọi người cho ý kiến xây dựng!!

     
    Báo quản trị |