Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #592121 03/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

    Thời gian gần đây, hoạt động buôn lậu đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhất là ở các vùng biên giới với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Để đề phòng và ngăn chặn tội buôn lậu ngày càng lộng hành, giúp người dân hiểu rõ hơn về quy định pháp luật. Bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.

    Buôn lậu là gì?

    Buôn lậu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ quản lí ngoại thương của Nhà nước do vậy luật hình sự Việt Nam đã coi hành vi buôn lậu với mức độ nhất định là tội phạm.

    Việc buôn bán trái pháp luật trên thể hiện thông qua các hoạt động trao đổi hàng hóa mà không thực hiện khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, dấu diếm hàng hóa không có giấy tờ hợp lệ, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng nhằm mục đích thu lợi bất chính.

    Đối tượng của tội buôn lậu

    Đối tượng của hành vi phạm tội buôn lậu bao gồm hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý, di vật, cổ vật.... Cụ thể:

    - Hàng hóa là sản phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi trên thị trường. Ví dụ, các loại hàng hóa tiêu dùng trong đời sống hàng ngày như ti vi, tủ lạnh, xe máy,...

    Khái niệm hàng hóa rất rộng và bao gồm tất cả sản phẩm, trừ một số loại hàng hóa đặc biệt được quy định riêng với các tội phạm khác như: các chất ma túy, vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật,...

    - Tiền Việt Nam: Đồng tiền ở đây không thực hiện chức năng trao đổi thanh toán mà là hàng hóa, là đối tượng của hành vi mua, bán. Đồng tiền là đối tượng của tội buôn lậu phải là Tiền Việt Nam hiện hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;

    - Ngoại tệ: Là tiền nước ngoài đang lưu hành, không phải đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;

    - Kim khí đá quý: Là các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên làm từ kim khí quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: vàng, bạc, bạch kim,...

    - Đá quý: Là các loại đá tự nhiên và các loại thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành;

    - Di vật là vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (Theo Luật di sản văn hóa 2001);

    - Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên (Theo Luật di sản văn hóa).

    Tội buôn lậu được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a Khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

    Đối với cá nhân

    Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

    Mức phạt cao nhất cho tội này có thể phạt tiền lên đến 5 tỉ đồng và phạt tù đến 15 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Đối với pháp nhân

    Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 188 BLHS 2015, thì bị phạt như sau:

    - Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 188 BLHS 2015 với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỉ đồng;

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều 188 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 01-03 tỉ đồng;

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 188 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 03-07 tỉ đồng;

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 188 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 07-15 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01-03 năm.

     
    1923 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592179   05/10/2022

    Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Buôn lậu là tội phạm có tính nguy hiểm cao, gây phương hại đến nền kinh tế của đất nước; xâm phạm đến chính sách quản lý về ngoại thương và an ninh biên giới của quốc gia. BLHS 2015 có sự phân chia các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thành các nhóm tội theo từng lĩnh vực nhất định bao gồm 3 mục: Mục 1. Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; Mục 2. Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính , ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; Mục 3.Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; tội buôn lậu là tội phạm được quy định đầu tiên trong Mục 1.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #592187   05/10/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Vấn nạn buôn lậu hàng hóa vẫn đang là chủ để khó giải quyết dứt điểm của cơ quan chức năng. Lợi nhuận do việc buôn lậu cao nên nhiều cá nhân, tổ chức không tuân thủ quy định pháp luật, bất chấp thực hiện hành vi. Việc làm này gây thất thoát ngân sách nhà nước rất nhiều. Bên cạnh đó, người dân có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan chức năng để triệt quá toàn bộ cá nhân, tổ chức có hành vi buôn lậu bằng cách tố giác những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu buôn lậu. Quy định pháp luật cần có chế tài phạt nặng hơn nữa để hạn chế hành vi buôn lậu hàng hóa.

     
    Báo quản trị |  
  • #592198   06/10/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tác giả. Việc buôn lậu hàng hóa ra biên giới là hành vi nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh tổ quốc. Đặc biệt là trong các dịp lễ, tết.

     
    Báo quản trị |  
  • #592255   07/10/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn 
     
    Buôn lậu được hiểu một cách đơn giản nhất là việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vượt qua biên giới, không thông qua con đường chính ngạch là nhập khẩu qua các cửa khẩu hải quan theo đúng quy định của pháp luật thì đối diện với tội danh này:
     
    Theo căn cứ tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội buôn lậu như sau:
     
    1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
     
    b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
     
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
     
    a) Có tổ chức;
     
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
     
    c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
     
    d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
     
    đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
     
    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
     
    g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
     
    h) Phạm tội 02 lần trở lên;
     
    i) Tái phạm nguy hiểm.
     
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
     
    a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
     
    b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
     
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
     
    a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
     
    b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
     
    c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
     
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
     
    Chính vì như vậy, người buôn lậu hàng hóa ngoài bị xử phạt hành chính còn có thể bị xử lý hình sự theo nội dung các quy định đã trích dẫn ở trên.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantrungnghia99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/10/2022)
  • #593436   31/10/2022

    Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

    Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề tiêu cực và sơ hở, thiếu sót của Nhà nước ta trong quản lý kinh tế đã khiến cho nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm có môi trường nảy sinh, phát triển trong đó có tội phạm buôn lậu. Ở nước ta trong những năm gần đây hoạt động buôn lậu diễn biến rất phức tạp với quy mô ngày càng rộng lớn, các vụ buôn lậu bị phát hiện ngày càng nhiều, giá trị hàng phạm pháp có nhiều vụ lên tới hàng tỷ đồng gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước và xã hội. Vì vậy nhà nước cần quản lý chặt chẽ và xử phạt thích đáng đối với hành vi buôn lậu này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #597513   28/01/2023

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn, thông tin bài viết của bạn rất hữu ích giúp mọi người có thể thông tin về những quy định pháp luật về hoạt động buôn lậu, đây là một hành vi vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến ở các vùng biên giới.

     
    Báo quản trị |