Toàn văn điểm mới Luật Tố cáo 2018

Chủ đề   RSS   
  • #494072 13/06/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Toàn văn điểm mới Luật Tố cáo 2018

    Với tỷ lệ 96,1% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 thay thế Luật Tố cáo 2011

    Luật gồm 9 chương, 67 điều quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.

    Dưới đây là nội dung điểm mới của luật tố cáo 2018:

    1. Hành vi tố cáo được phân loại

    -Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
     
    -Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (khoản 1, điều 2, Luật tố cáo 2018)
     
    2. Bổ sung  Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo
    - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (điều 5, Luật tố cáo 2018)
     
    3. Bổ sung Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo
    - Cản trở
    - Phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
    -  Làm mất hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (điều 8, Luật tố cáo 2018)
     
    4. Bổ sung Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
    * Quyền:
    - Rút tố cáo;
     
    *Nghĩa vụ:
    - Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (điều 9, Luật tố cáo 2018)
     
    5. Bổ sung Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
    *Quyền:
    - Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
    - Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
     
    * Nghĩa vụ:
    -  Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (điều 10, Luật tố cáo 2018)
     
    6. Bổ sung Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
    -  Yêu cầu người bị tố cáo đến làm việc
    -  Thông báo cho người tố cáo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, việc chuyển vụ việc tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
    -  Thông báo cho người bị tố cáo về nội dung tố cáo, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo;
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (điều 11, Luật tố cáo 2018)
     
    7. Bổ sung nội dung trong quy định Nguyên tắc xác định thẩm quyền
    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:
     
    + Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
     
    + Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
     
    Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
     
    + Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
     
    + Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
    -. Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
    -. Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.
    -. Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (Khoản 3,4,5,6 điều 12, Luật tố cáo 2018)
     
    8. Bổ sung thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
    - Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
    + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
     
    + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (Khoản 6 điều 13, Luật tố cáo 2018)
     
    9. Quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết tố cá trong hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tòa án nhân dân, viện kiểm sát, kiểm toán nhà nước.
    - Bổ sung Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước
    Quy định hiện hành: Quy định chung trong một điều khoản
    (Điều 14, 15, 16, 17 Luật tố cáo 2018)
     
    10. Bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước
    Quy định hiện hành: Không có nội dung này
    (điều 19, Luật tố cáo 2018)
     
    Còn nữa,...
     
     
     
    14984 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (29/12/2018) lecaolong (28/11/2018) hasosa (18/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496829   14/07/2018

    MinhPig
    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    11. xác định Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội  

    Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    quy định hiện hành: Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    (điều 20, Luật tố cáo 2018)

    12. Bổ sung nội dung về Tiếp nhận tố cáo

     Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 23, Luật tố cáo 2018)

    13. giảm thời gian  Xử lý ban đầu thông tin tố cáo

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh

    Có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc

    Quy định hiện hành 10 ngày có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày làm việc

    - Bổ sung Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

    Quy định hiện hành: không  quy định nội dung này

    (điều 24, Luật tố cáo 2018)

    14. Bổ sung quy định:

    - Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo

    - Tiếp nhận, xử lý tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến

    Quy định hiện hành: không  quy định nội dung này

    (điều 25, 26 Luật tố cáo 2018)

    15. Bổ sung nội dung về Xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm

    Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân  thì áp dụng biện pháp cần thiết hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn kịp thời

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (Khoản 2, điều 27 Luật tố cáo 2018)

    16. Trình tự giải quyết tố cáo

    Thụ lý tố cáo được quy định thay cho “Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;” theo quy định hiện hành

    (điều 28 Luật tố cáo 2018)

    17. Bổ sung quy định về Thụ lý tố cáo

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 29 Luật tố cáo 2018)

    18. giảm quy định về thời hạn giải quyết tố cáo

    - Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

    Quy định hiện hành: 60 ngày

    - Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 30 Luật tố cáo 2018)

    19. Xác minh nội dung tố cáo

    Bổ sung nội dung Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 31 Luật tố cáo 2018)

    20. Bổ sung trách nhiệmTổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:

     Tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 32 Luật tố cáo 2018)

    21. Bổ sung quy định về

     - Rút tố cáo đây là quyền của người tố cáo

    - Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 33, 34 Luật tố cáo 2018)

    22. Bổ sung nội dung quy định về Kết luận nội dung tố cáo

    Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính:

    - Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

    - Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

    Quy định hiện hành: Không quy định về thời gian giải quyết

    (điều 35 Luật tố cáo 2018)

    23. Bổ sung nội dung quy định về Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

    Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý

    Quy định hiện hành: Không đưa ra thời gian

    Bổ sung nội dung: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 36 Luật tố cáo 2018)

    24. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo

     Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp.

    Quy định hiện hành: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý

    Bổ sung nội dung:

    - Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ

    - Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo phải bao gồm các nội dung

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 37 Luật tố cáo 2018)

    25. Bổ sung quy định về :

    - Giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 38 Luật tố cáo 2018)

    26. Bổ sung Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo

    + báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;

    + văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;

    + Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;

     - Đối với việc giải quyết  lại vụ việc tố cáo, hồ sơ cũng được quy định cụ thể

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 38 Luật tố cáo 2018)

    27. Bổ sung nội dung Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

    -  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

    - Bổ sung hình thức về việc công khai kết luận nội dung tố cáo

     Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 40 Luật tố cáo 2018)

    28. Bổ sung :

    - trách nhiệm của người giải quyết tố cáo

    - Trách nhiệm của người bị tố cáo

    - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 44, 45, 46 Luật tố cáo 2018)

    29. Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ

    Bảo vệ các đối tượng vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).

    Quy định hiện hành: Quy định là người thân thích một cách chung chung

    - Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 47 Luật tố cáo 2018)

    30. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ

    * quyền

    -  Được biết về các biện pháp bảo vệ

    -  Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ;

    * Nghĩa vụ:

    - Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;

    - Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 48 Luật tố cáo 2018)

    31. Bổ sung nội dung quy định về Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 49 Luật tố cáo 2018)

    32. Bổ sung Mục 2 về trình tự thủ tục, bảo vệ

    - Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ

    - Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo

    - Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

    - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

    - Thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ

    - Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 50, 51, 52, 53, 54, 55 Luật tố cáo 2018)

    33. Bổ sung Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin

    -  Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;

    - Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 56 Luật tố cáo 2018)

    34. Bổ sung nội dung quy định về Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm

    Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:

    - Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

    - Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

    Quy định hiện hành: Không có nội dung này

    (điều 57 Luật tố cáo 2018)

    35. Bổ sung nội dung quy định về Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm

    -  Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.   

    - Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.

    Bạn có thể tải file hoàn chỉnh tại đây:

     

     

     

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 14/07/2018 08:53:34 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    hasosa (18/07/2018) ThuyDuyenMinhTuyet (29/12/2018)
  • #497372   19/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Vẫn xử lý tố cáo nặc danh nếu có đủ chứng cứ

    Theo khoản 1 Điều 25 Luật Tố cáo 2018 nêu rõ: Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của luật này.

    Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn mongtho1710 vì bài viết hữu ích
    ThuyDuyenMinhTuyet (29/12/2018) Mydung0407 (20/07/2018)