Toàn bộ diễn biến phiên xét xử Vụ án gây rối tại Đồng Tâm

Chủ đề   RSS   
  • #557390 07/09/2020

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Toàn bộ diễn biến phiên xét xử Vụ án gây rối tại Đồng Tâm

    Phiên toà mở tại trụ sở TAND Hà Nội từ sáng 7/9, dự kiến 10 ngày. Phó chánh toà hình sự TAND Hà Nội Trương Việt Toàn, làm chủ toạ.

    33 luật sư tham gia bào chữa, trong số này 15 người do bị cáo, gia đình bị cáo mời; 18 luật sư còn lại do tòa án chỉ định bào chữa cho những bị cáo thuộc diện phải có người bào chữa nhưng không mời.

    xét xử vụ án đồng tâm


    Theo cáo trạng, từ năm 2013, ông Lê Đình Kình cùng con trai Lê Đình Công, ông Bùi Viết Hiểu thành lập "Tổ Đồng thuận" để lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện nhằm chiếm đoạt đất quốc phòng ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm.
     
    Tháng 11/2019, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng, có kế hoạch xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn với một phần diện tích nằm ở xã Đồng Tâm nên đề nghị Công an Hà Nội hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự. Ngoài đảm bảo an toàn cho lực lượng xây dựng tường rào, Công an Hà Nội còn bảo vệ trụ sở UBND xã Đồng Tâm, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.
     
    Biết tin công an triển khai nhiệm vụ, tháng 12/2019 ông Kình chỉ đạo Công bàn bạc với thành viên "Tổ Đồng thuận" mua lựu đạn, chuẩn bị vũ khí để "tấn công, tiêu diệt", VKSND Hà Nội cáo buộc.
     
    Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến được giao nhiệm vụ đặt mua lựu đạn bằng tiền do thành viên đóng góp. Bị cáo Công tự học cách chế tạo bom xăng bằng cách đổ xăng vào chai thuỷ tinh, đậy nút bằng giẻ, khi sử dụng thì châm lửa ném đi. Khoảng 85 chai bom xăng, 10 tuýp sắt gắn dao phóng lợn đã được chuẩn bị.
     
    Ngày 1/1, nhóm này quay video về công tác chuẩn bị, phát trực tiếp lên mạng xã hội, tuyên bố "đe doạ, giết chết lực lượng công an". Bị cáo Công nói: "Công an đưa quân về Đồng Tâm sẽ không bắt một thằng nào nữa, nếu không tiêu diệt được từ 300 đến 500 thằng sẽ không nhìn mặt đồng bào cả nước".
     
    Trong thời gian này, ông Kình nhiều lần tổ chức cuộc họp bàn cách chống đối, chỉ đạo "nếu chưa làm rõ được nguồn gốc đất thì kẻ nào mà nhảy vào cướp sẽ cho "trắng lưng, ngửa bụng". Chỉ cần giết được ba thằng là chạy hết", cáo trạng nêu.
     
    Tối 8/1, bị cáo Công chỉ đạo thành viên "Tổ Đồng thuận" chuyển toàn bộ vũ khí, công cụ chuẩn bị sẵn về tập kết ở nhà ông Kình.
     
    Rạng sáng 9/1, thấy công an tiến vào khu vực Miếu Môn, bị cáo Công, Hiểu và Tuyển phát trực tiếp hình ảnh này lên Facebook, đánh kẻng báo động. Khi công an vào cổng làng thôn Hoành, hai thành viên "Tổ Đồng thuận" đứng lên trần nhà ông Kình bắn pháo "báo hiệu tấn công". Nhiều bị can khác ném gạch đá, bom xăng, bùi nhùi lửa vào lực lượng thi hành công vụ. Cảnh sát dùng loa kêu gọi ngừng tấn công song bất thành.
     
    Theo cáo trạng, ngăn chặn nhóm chống đối đứng trên mái nhà của bị cáo Chức, tổ công tác gồm đại tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động), thượng úy Dương Đức Hoàng Quân (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động), đại úy Phạm Công Huy (cán bộ phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an Hà Nội) cùng một số chiến sĩ đột kích từ tầng một lên cửa sổ tầng hai nhà anh Hợi ở sát bên cạnh để trấn áp.
     
    Cảnh sát vừa mở cửa sổ tầng hai để sang mái nhà bị cáo Chức thì bị Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc nhiều lần từ trên xuống dưới. Cùng lúc, bị can Công rút chốt một quả lựu đạn ném về phía cảnh sát nhưng không nổ.
     
    Ba cảnh sát Thịnh, Quân và Huy áp sát được mái nhà Chức song bị ông ta và nhiều người ném "bom xăng", gạch đá và dùng dao phóng lợn chọc. Ba cảnh sát rơi xuống hố sâu 4 mét giữa tường hai nhà. Bị cáo Chức và Lê Đình Doanh lập tức đổ xăng xuống hố, châm lửa. Ba cảnh sát hy sinh do "ngạt khí và cháy than hóa toàn thân".
     
    Cùng lúc, nhiều tổ cảnh sát đồng loạt tiến vào từ nhiều hướng. "Khi phá cửa ngách nhà ông Kình, cảnh sát phát hiện ông đứng sát cửa ra vào phòng ngủ phía trong, tay cầm một quả lựu đạn và hô to: Tao cho nổ, chúng mày chết", cáo trạng nêu. Trong cự ly khoảng 2-2,5 mét, cảnh sát nổ hai phát súng khiến ông Kình bị thương, chết sau đó.
     
    Sáng 9/1, khi lực lượng công an đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Trường Trung học cơ sở xã Đồng Tâm và khu vực ao cá ở thôn Hoành, Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng đã có hành vi chống đối. Bốn người chửi bới, ném đá, dùng dao, liềm tấn công lực lượng chức năng. Cả bốn bị cáo buộc phạm tội Chống người thi hành công vụ trước sự lôi kéo, kích động của nhóm cầm đầu "Tổ Đồng thuận".

    VKSND Hà Nội nhận định việc cảnh sát "nổ súng tiêu diệt" ông Kình là "cần thiết và đúng pháp luật", theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí 2017. Trong 25 người bị truy tố về tội Giết người, Lê Đình Công (56 tuổi), Bùi Viết Hiểu (77 tuổi), Nguyễn Văn Tuyển (Tuyển "Cụt", 46 tuổi), Nguyễn Quốc Tiến (Tiến "Mạ", 40 tuổi) cùng ông Kình có vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp giết người. Ông Kình đã chết nên bị đình chỉ điều tra.
     
    Các bị cáo còn lại là đồng phạm giúp sức tích cực gồm: Lê Đình Chức (40 tuổi), Lê Đình Doanh (32 tuổi, con của Lê Đình Công), Lê Đình Uy (27 tuổi), Nguyễn Văn Quân (Quân "Mạ", 40 tuổi), Lê Đình Quang (36 tuổi), Bùi Thị Nối (62 tuổi), Bùi Thị Đục (63 tuổi), Nguyễn Thị Bét (59 tuổi), Nguyễn Thị Lụa (64 tuổi), Trần Thị La (42 tuổi), Bùi Văn Tiến (51 tuổi), Nguyễn Văn Duệ (58 tuổi), Lê Đình Quân (Quân "Toàn", 44 tuổi), Bùi Văn Niên (Niên "Cụt", 40 tuổi), Bùi Văn Tuấn (29 tuổi), Trịnh Văn Hải (32 tuổi), Nguyễn Xuân Điều (68 tuổi), Mai Thị Phần (57 tuổi), Đào Thị Kim (37 tuổi), Lê Thị Loan (54 tuổi), Nguyễn Văn Trung (32 tuổi).
     
    4 bị cáo Lê Đình Hiển (31 tuổi), Bùi Viết Tiến (20 tuổi), Nguyễn Thị Dung (67 tuổi), Trần Thị Phượng (36 tuổi) bị cáo buộc phạm tội Chống người thi hành công vụ.
     
    VNexpress

     

     
    8876 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    cbbank (10/09/2020) sonbnpc46 (08/09/2020) HuyenVuLS (08/09/2020) admin (07/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557391   07/09/2020

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Thiếu tướng Tô Ân Xô phát biểu ý kiến về Vụ việc công an cưỡng chế tại Đồng Tâm

    Chiều 6/9, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an đã trao đổi về nguyên nhân, diễn biến vụ việc, quá trình bảo đảm an ninh, trật tự của lực lượng chức năng và những vấn đề rút ra từ vụ án:

    Ông Lê Đình Kình nguyên Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Trưởng Công an xã Đồng Tâm. Năm 1982, tại Đại hội Đảng bộ xã Đồng Tâm, do không đủ phiếu bầu, không trúng cử Ban Chấp hành Đảng bộ xã, dù đã được bố trí làm thư ký văn phòng UBND xã Đồng Tâm, nhưng ông Kình vẫn nảy sinh tâm lý bất mãn, không mặn mà với công việc. Sau khi nghỉ hưu, ông này thường xuyên lôi kéo, tập hợp một số cán bộ cốt cán của xã Đồng Tâm và con cháu trong dòng họ Lê Đình để kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ.
     
    Đầu năm 2013, ông Lê Đình Kình đứng đầu thành lập cái gọi là “Tổ đồng thuận” gồm 19 thành viên. Ngoài ông Lê Đình Kình, còn 5 đối tượng chủ mưu cầm đầu, trong đó 3 đối tượng có quan hệ dòng họ với ông Kình (Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh), 40 đối tượng quá khích và số người ủng hộ hoạt động của “Tổ đồng thuận”. Số này chủ yếu là con, cháu ông Kình và người nhà số chủ mưu, cầm đầu, quá khích. “Tổ đồng thuận” tuyên truyền “sẽ được hưởng lợi nếu đòi được đất đồng Sênh, được Nhà nước đền bù hoặc bán với giá là 6 triệu đồng/m2” để lôi kéo những người dân không có quyền lợi, nghĩa vụ trên đất đồng Sênh tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.
     
     
    Cần phải nói thêm Lê Đình là dòng họ lớn nhất ở xã Đồng Tâm, cùng với tâm lý dòng tộc ở vùng nông thôn là điều kiện thuận lợi để “Tổ đồng thuận” lợi dụng tìm cách đưa người trong dòng họ, người có cùng quan điểm vào các vị trí chủ chốt của xã, thôn thông qua việc thực hiện các quy định trong bầu cử; đồng thời lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự. Thực tế, nhiều vị trí trưởng thôn, phó thôn Hoành trước đây là con, cháu của ông Kình, như Lê Đình Công, nguyên trưởng thôn là con trai ông Kình; Lê Đình Ba, nguyên Phó thôn là cháu ông Kình...
     
    Từ năm 2013 đến trước khi xảy ra vụ việc ngày 9/1/2020, “Tổ đồng thuận” và số đối tượng quá khích có rất nhiều hoạt động gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn, gây bức xúc, bất bình trong đại bộ phận quần chúng nhân dân, như công khai sử dụng hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền trái phép nhiều nội dung kích động, xuyên tạc sự thật về đất quốc phòng; kích động một số người dân xã Đồng Tâm ngang nhiên lấn chiếm đất quốc phòng (tự ý đo đạc, cắm cọc phân lô, giao chia đất đồng Sênh cho nhiều người dân; thuê máy san lấp đất, trồng cây, xây dựng trái phép cổng chào, làm đường, đào và xây giếng khơi, bể nước, làm nhà trên khu vực đất đồng Sênh).
     
    Tấn công quần chúng không cùng quan điểm (đối tượng Lê Đình Mỳ (còn gọi là Mỹ) dùng dao quắm tấn công ông Nguyễn Văn Toán - người phát biểu tại Hội nghị đối thoại của Thanh tra Chính phủ, đuổi đánh ông Nguyễn Mạnh Tài, đe dọa tấn công đồng chí Chủ tịch xã Đồng Tâm; một số ngang nhiên đốt pháo nổ, ném vào nhà một số người dân).
     
    Tấn công cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ tại thôn Hoành; thông qua mạng xã hội tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ, hướng dẫn phương thức hoạt động chống phá từ các đối tượng phản động lưu vong và phần tử xấu.
     
    Khi lực lượng Quân đội thi công tường rào sân bay Miếu Môn, các đối tượng công khai ráo riết chuẩn bị hung khí, vũ khí, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng, bộc lộ sẽ cho nổ cây xăng “Miếu Môn”, nhà đồng chí Chủ tịch UBND xã và một số cán bộ Xã nếu xây dựng tường rào tại khu vực xã Đồng Tâm.
     
    Trước diễn biến tình hình tại xã Đồng Tâm, để bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ thi công tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn của Bộ Quốc phòng đoạn qua xã Đồng Tâm, căn cứ vào các quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm an ninh, an toàn an ninh trật tự và các hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và nhân dân xã Đồng Tâm, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt triển khai các kế hoạch, phương án, xác định 2 khu vực trọng điểm phải bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn, đó là: Khu vực thi công tường rào sân bay Miếu Môn; trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, trường học, nhà riêng cán bộ, quần chúng nhân dân khu vực xã Đồng Tâm.
     
    Khi biết lực lượng chức năng triển khai các tổ công tác tại xã Đồng Tâm, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” đã rất manh động, chúng dùng “bom xăng”, pháo sáng, lựu đạn (ném 3 quả lựu đạn, 1 quả nổ, 2 quả không nổ), tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, gạch đá tấn công quyết liệt lực lượng chức năng, sau đó rút về cố thủ tại nhà ông Lê Đình Kình, Lê Đình Chức và nóc nhà Lê Đình Hợi; khi thấy 3 công an bị ngã từ mái nhà trong quá trình tiếp cận nhà Kình, Lê Đình Doanh châm lửa vào chậu xăng đẩy xuống nơi 3 công an bị ngã xuống, tiếp đó Lê Đình Chức liên tiếp đổ 3 - 5 chậu xăng xuống, dẫn đến 3 chiến sĩ công an hy sinh.
     
    Trước hành vi phạm pháp quả tang và sự ngoan cố của các đối tượng sau nhiều lần phát loa tuyên truyền vận động, lực lượng làm nhiệm vụ đã triển khai các biện pháp trấn áp, ngăn chặn theo quy định của pháp luật; bắt giữ và triệu tập các đối tượng có các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố và ngày 5/6 đã kết luận điều tra vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”.
     
    Quá trình điều tra đã chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng, khẳng định hành vi giết người dã man, vô nhân tính đối với 3 cán bộ công an và chống người thi hành công vụ, đồng thời làm rõ các tình tiết liên quan:
     
    Việc khiếu nại, tố cáo tại xã Đồng Tâm đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật;
     
    Những hành vi chống đối là của một nhóm nhỏ đối tượng, đại đa số nhân dân xã Đồng Tâm rất bức xúc và đề nghị chính quyền phải xử lý nghiêm;
     
    Các cấp chính quyền đã nhiều lần kiên trì tuyên truyền, vận động, đối thoại nhưng các đối tượng vẫn kiên quyết chống đối.
     
    Có ý kiến cho rằng “việc bố trí lực lượng Công an ở xã Đồng Tâm để thực hiện phương án cưỡng chế giải phóng mặt bằng”, việc này có đúng không và xin Thiếu tướng cho biết vì sao bố trí lực lượng Công an ngay trong đêm?
     
    Việc triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ thi công xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn không phải là phương án cưỡng chế giải phóng mặt bằng do đến thời điểm lực lượng Quân đội thi công xây dựng tường rào, toàn bộ đất khu đất sân bay Miếu Môn không có tranh chấp, 14 hộ dân có đất canh tác trong diện giải phóng mặt bằng ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đã nhận hỗ trợ và di dời khỏi đất quốc phòng.
     
    Thời điểm triển khai phương án, việc triển khai bố trí lực lượng sớm, ngay từ trong đêm xuất phát từ 2 yêu cầu. Thứ nhất là căn cứ kế hoạch hiệp đồng giữa các lực lượng, lực lượng Công an có trách nhiệm hoàn tất triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự trước 6h ngày 9/1/2019 để các đơn vị của Bộ Quốc phòng xây dựng đoạn tường rào còn lại trên địa bàn xã Đồng Tâm.
     
    Thứ hai là trong tất cả các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự, lực lượng Công an đều phải triển khai lực lượng, biện pháp 24/24 giờ, cả trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện để đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn đối tượng bảo vệ, do vậy việc bố trí lực lượng trong đêm là bình thường, đúng quy định của pháp luật liên quan.
    TTXVN

     

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 07/09/2020 08:21:57 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #557412   07/09/2020

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    Những phát ngôn ân tượng liên quan đến vụ việc ở Đồng Tâm

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Những phát ngôn

    Nguồn: Zing

     

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 07/09/2020 02:25:20 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    sonbnpc46 (10/09/2020)
  • #557413   07/09/2020

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    Bản cam kết của ông Nguyễn Đức Chung liên quan đến vụ Đồng Tâm

    Sau buổi đối thoại kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ với 50 người dân xã Đồng Tâm vào chiều 22-4-2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác đã đến nhà văn hóa thôn Hoành, nơi người dân giữ 19 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát.

    Tại đây, người dân thôn Hoành đã đồng ý thả toàn bộ 19 cán bộ, chiến sĩ bị giữ một tuần qua. Quá trình làm thủ tục giao trả người, ông Nguyễn Đức Chung cũng đã cam kết với người dân 3 vấn đề:

    1. Sẽ làm rõ đất đồng Sênh có phải đất quốc phòng hay không?
    2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.
    3. Sẽ làm rõ trách nhiệm những người liên quan vụ bắt giữ cụ Lê Đình Kình (82 tuổi, trú thôn Hoành).
     
    Bản cam kết của ông Nguyễn Đức Chung về vụ Đồng Tâm
     
    Sau đó ít phút, toàn bộ 19 người đang bị giữ đã được thả. Toàn bộ đều khỏe mạnh, lành lặn. Trong quá trình bị giữ, không có ai bị đánh đập hay lăng mạ. Người dân vẫn đảm bảo ăn uống và sinh hoạt bình thường cho các cán bộ, chiến sĩ.
    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 07/09/2020 02:28:27 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #557447   08/09/2020

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    BẢN CÁO TRẠNG CỦA VKS HÀ NỘI VỀ VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM

    BẢN CÁO TRẠNG CỦA VKS HÀ NỘI VỀ VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

    BẢN CÁO trạng vụ đồng tâm

     

    >>> Xem toàn văn bản cáo trạng tại file đính kèm

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 08/09/2020 08:16:05 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #557523   09/09/2020

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    Sáng 9/9, đại diện Viện KSND TP Hà Nội được nêu quan điểm xử lý và đưa mức án đề nghị với 29 bị cáo trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).
     
    Người giữ quyền công tố khẳng định, đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng ông Lê Đình Kình (SN 1936) cùng một số bị cáo trong vụ thành lập Tổ đồng thuận nhằm lấn chiếm, sử dụng. Nhóm này cũng nhiều lần chống đối cơ quan chức năng, bắt giữ công an, cán bộ...
     
    Sáng 9/1, khi cảnh sát vào thôn Hoành bảo vệ các mục tiêu đã bị Tổ đồng thuận ném bom xăng, lựu đạn, dùng dao tấn công… Bị cáo Lê Đình Chức (con trai ông Kình) khai tại tòa, khi 3 chiến sĩ bị rơi xuống hố, Chức dùng tuýt sắt gắn dao nhọn chọc xuống liên tiếp rồi nhiều lần đổ xăng, thiêu họ đến tử vong.
     
    Kiểm sát viên cho rằng, hành vi của bị cáo bất chấp pháp luật, gây ảnh hưởng tới lợi ích của người dân khác. Các bị cáo còn dùng bùi nhùi, bom xăng, gạch đá… tấn công cảnh sát. Để đảm bảo an toàn, cảnh sát phải tiến hành bắt quả tang nhưng đã bị các bị cáo đổ xăng, thiêu 3 người tử vong.
     
    Chuyển tội danh cho 19 bị cáo
     
    Đánh giá mức độ, kiểm sát viên cho rằng các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Chức là chủ mưu cầm đầu với mục đích giết người rõ ràng.
     
    Trong đó, bị cáo Công thường xuyên kích động giết cán bộ công an qua các clip tung lên mạng xã hội; dọa cho nổ trạm điện; dọa giết 300 – 500 cán bộ... Công trực tiếp ném lựu đạn, giết chết công an, mong muốn giết càng nhiều càng tốt nên phạm vào tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng như giết 2 người trở lên, giết người thi hành công vụ… Bị cáo này khai báo quanh co, có nhân thân xấu vì từng bị phạt tù về tội cố ý gây thương tích nhưng không tự răn đe lại gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội.
     
    Bị cáo Lê Đình Chức cũng chủ động chống đối, cùng mang hung khí lên trần nhà rồi ném bom xăng, lựu đạn về phía công an, dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc khiến 3 cảnh sát ngã xuống hố rồi cùng Doanh đổ xăng thiêu chết. Hành vi của Chức thể hiện sự mất nhân tính, không còn khả năng cải tạo và khi ra tòa bị cáo này lại đổ tội cho Doanh. Chức từng bị xét xử về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không hối cải. Lê Đình Chức cũng phạm tội với tình tiết tăng nặng là giết trên 2 người, có tổ chức, có tính côn đồ… nên cần thiết phải loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống.
     
    Bị cáo Lê Đình Doanh bị kiển sát viên đánh giá nhiều năm qua cũng chống đối chính quyền nhằm chiếm đất Đồng Sênh. Doanh mua dao bầu, đi hàn vào tuýp sắt để chống đối… Sáng 9/1, Doanh dùng gạch, bom xăng ném về phía công an và dùng dao bầu tấn công khiến 3 cảnh sát ngã xuống hố. Bị cáo này mang chậu xăng cho Chức đổ xuống và châm lửa đẻ Chức trực tiếp cầm vứt xuống đốt chết 3 cảnh sát. Hành vi của bị cáo trực tiếp gây ra cái chết cho 3 người, bản thân có nhân thân rất xấu, từng bị xét xử về các tội cướp tài sản, trộm cắp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tuy nhiên, ở giai đoạn điều tra và tại tòa, Doanh đã ăn năn hối cải và là con của Lê Đình Công nên không cần thiết phải loại bỏ khỏi xã hội nhằm cho bị cáo làm lại cuộc đời.
     
    Với các bị cáo Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Văn Tuyển cũng vì tham lam nên lôi kéo người khác. Việc 3 cảnh sát bị đốt chết có quan hệ nhân quả với hành vi của 2 bị cáo này. Vì vậy, xác định 2 bị cáo này đã phạm vào tội giết người với tình tiết tăng nặng kịch khung nên cần xử lý nghiêm. Tuy nhiên, cả 2 không trực tiếp gây ra cái chết của 3 nạn nhân; Hiểu phạm tội khi đã trên 70 tuổi, Tuyển là người tàn tật và khai báo thành khẩn nhất… nên được giảm nhẹ hình phạt.
     
    Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến là người trực tiếp đi mua 10 quả lựu đạn, chuẩn bị xăng để chống đối, tham gia họp bàn để chống đối. Trong sáng 9/1, Tiến ném bom xăng về phía công an với động cơ giết người, không cảnh sát nào chết là nằm ngoài ý muốn của bị cáo nên cũng phạm tội giết người.
     
    Các bị cáo còn lại, kiểm sát viên đánh giá họ là nông dân, hiểu biết kém và đều hoạt động theo sự phân công của Lê Đình Kình, Lê Đình Công… nên đã chuyển tội danh cho 19 người từ tội “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ” và đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.
     
    Kiểm sát viên đề nghị mức án 6 người bị truy tố về tội “Giết người”:
     
     Lê Đình Công (SN 1964) tử hình.
     
    Bùi Viết Hiểu (SN 1943) 16 – 18 năm tù.
     
    Nguyễn Văn Tuyển (SN 1974) 14 – 16 năm tù.
     
    Lê Đình Chức (SN 1980) tử hình.
     
    Lê Đình Doanh (SN 1988) tù chung thân.
     
    Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980) 16 – 18 năm tù.
     
    23 người bị đề nghị nhận án về tội “Chống người thi hành công vụ”:
     
     Nguyễn Văn Quân (SN 1980) 6 – 7 năm tù.
     
    Lê Đình Uy (SN 1993) 6- 7 năm tù.
     
    Lê Đình Quang (SN 1984) 6 – 7 năm tù.
     
    Bùi Thị Nối (SN 1958) 4 -5 năm tù.
     
    Bùi Thị Đục (SN 1957) 3 – 4 năm tù.
     
    Nguyễn Thị Bét (SN 1961) 3 – 4 năm tù.
     
    Nguyễn Thị Lụa (SN 1956) 2 năm 6 tháng – 3 năm tù.
     
    Trần Thị La (SN 1978) 3 – 4 năm tù.
     
    Bùi Văn Tiến (1979) 5 – 6 năm tù.
     
    Nguyễn Văn Duệ (SN 1962) 3 – 4 năm tù.
     
    Lê Đình Quân (SN 1976) 4 – 5 năm tù.
     
    Bùi Văn Niên (SN 1980) 2 – 2 năm 6 tháng tù.
     
    Bùi Văn Tuấn (SN 1991) 3 – 4 năm tù.
     
    Trịnh Văn Hải (SN 1988)4 – 5 năm tù
     
    Nguyễn Xuân Điều (SN 1952) 3 – 4 năm tù.
     
    Mai Thị Phần (SN 1963) 2 – 2 năm 6 tháng tù.
     
    Đào Thị Kim (SN 1983) 2 – 2 tháng tù 6 treo.
     
    Lê Thị Loan (SN 1966) 2 năm 6 tháng – 3 năm tù treo.
     
    Nguyễn Văn Trung (SN 1988) 18 – 24 tháng tù treo
     
    Lê Đình Hiển(SN 1989) 15 – 18 tháng tù treo.
     
    Bùi Viết Tiến(SN 2000) từ 15 – 18 tháng tù treo.
     
    Nguyễn Thị Dung (SN 1963) từ 15 – 18 tháng tù treo 
     
    Trần Thị Phượng (SN 1984)từ 15- 18 tháng tù treo.
    Tiền Phong
    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 09/09/2020 11:24:08 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #557565   10/09/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Bản kết luận điều tra vụ án Đồng Tâm - Hà Nội

    Dưới đây là bản kết luận điều tra vụ án hình sự vụ án giết người; Chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 09/1/2020 tại thông Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

    ... 

    Xem toàn bộ tại file đính kèm:

     
    Báo quản trị |  
  • #561445   29/10/2020

    Một số trang mạng đã kích động và còn lan truyền “Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm” vốn được tung lên từ hồi tháng 2/2020, nay xới lại. Bản “tuyên bố” không nói của tổ chức nào nhưng liệt kê danh sách “ký tên” đến thời điểm này gồm 16 tổ chức (thực chất là các hội nhóm tự phát) và 440 cá nhân, cả trong và ngoài nước.

     

     
    Báo quản trị |