Tòa kinh tế xét xử vụ tranh chấp hợp đồng mua bán rau muống

Chủ đề   RSS   
  • #266063 01/06/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Tòa kinh tế xét xử vụ tranh chấp hợp đồng mua bán rau muống

    Chế định hợp đồng Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự 2005, Luật thương mại 2005…chưa thống nhất với nhau.

    Trong thực tiễn cũng như khoa học pháp lý có sự phân chia giữa các loại hợp đồng: Dân sự, Thương mại, Xây dựng … dẫn đến hậu quả pháp lý của nó cũng hoàn toàn khác nhau.

    Trong bài viết này xin đề cập đến hai loại hợp đồng quen thuộc đó là Dân sự và Thương mại.

    Vậy cơ sở nào để xác định một hợp đồng là Dân sự hay Thương mại?

    *Theo điều 388 Bộ Luật dân sự 2005 có đưa ra khái niệm: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

    *Còn Luật Thương mại 2005 thì không tìm thấy định nghĩa nào về Hợp đồng thương mại. Mà chỉ ghi nhận đối tượng áp dụng Luật này là: thương nhân; tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Đồng thời giải nghĩa “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

    Từ đó có thể rút ra khái niệm: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại”.

    Như thế đặc trưng để phân biệt hợp đồng thương mại với dân sự là yếu tố sinh lợi. Nếu mục đích của hợp đồng là tiêu dùng thì nó là dân sự, sinh lợi là thương mại. Thoạt đầu tưởng chừng dễ dàng để phân biệt. Tuy nhiên, việc đó thật khó khăn cả về lý luận lẫn thực tiễn.

    *Về lý luận:

    Sinh lợi gồm lời và lợi ích.

    -Lời: là giá trị bằng tiền, vật chất… mang lại

    -Lợi ích: là những thứ không chứa đựng dưới dạng vật chất mà phi vật chất, nhưng là động lực để thúc đẩy ta tham gia vào hợp đồng đó.

    Suy cho cùng và đến cùng thì mục đích của bất kỳ loại hợp đồng nào cũng là sinh lợi, không bằng tiền cũng bằng lợi ích. Ví dụ 1: Anh A mua ổ bánh mì để ăn, ít nhất nó đã tạo ra một lợi ích về sức khỏe, tạo ra năng lượng để A hoạt động. Thậm chí Anh B mua bó hoa tặng người yêu thì nó cũng tạo cho B một niềm vui tinh thần… Bởi vậy, có thể suy ra hợp đồng giữa A và người bán bánh mì, B với người bán hoa là hợp đồng nhằm mục đích sinh lợi vì vậy đó là hợp đồng thương mại.

    *Về thực tiễn:

    Trên thực tiễn thì khái niệm Sinh lợi được hiểu với nghĩa hẹp lại, những loại hợp đồng được nêu ở Ví dụ 1 được xem là mục đích tiêu dùng. Khi đó sinh lợi được hiểu là tạo ra một khoản tiền, vật chất dôi lên.

    Tuy nhiên rắc rối vẫn có thể phát sinh, nhiều trường hợp mua bó rau muống cũng có thể đưa đơn kiện nhau lên tòa Kinh tế (bởi nó nhằm mục đích sinh lợi). Ví dụ 2: Chị C mua rau muống của chị D và mang ra chợ bán. Rõ ràng mục đích chị C tham gia hợp đồng mua bán ra muống trên là sinh lợi chứ không phải tiêu dùng, nên đây là hợp đồng thương mại.

    Như vậy, sẽ có ngày Tòa kinh tế xét xử vụ tranh chấp hợp đồng mua bán rau muống.

    *Lời kết:

    Rõ ràng ranh giới để phân định hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự là vô cùng mong manh, nên nó tạo cho Tòa án “xử sao cũng được”, cuối cùng hậu quả thì đương sự gánh lấy. Bởi chế định và hậu quả pháp lý từ hợp đồng thương mại và dân sự là hoàn toàn khác nhau, thậm chí là đối nghịch nhau. Trong khi pháp luật là công cụ để định hướng hành vi, mà đương sự không thể xác định hợp đồng mình ký kết là loại hợp đồng gì, áp dụng luật gì, nên rủi ro pháp lý ập đến họ là chuyện thường tình.

    Pháp luật không nên phân biệt những thứ không thể phân biệt, sự phân biệt đó chỉ gây khó khăn cho người áp dụng.

     
    10746 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    songdehoivahoc (01/06/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #266160   01/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn !

    "Như thế đặc trưng để phân biệt hợp đồng thương mại với dân sự là yếu tố sinh lợi. Nếu mục đích của hợp đồng là tiêu dùng thì nó là dân sự, sinh lợi là thương mại"

    "nhiều trường hợp mua bó rau muống cũng có thể đưa đơn kiện nhau lên tòa Kinh tế (bởi nó nhằm mục đích sinh lợi). Ví dụ 2: Chị C mua rau muống của chị D và mang ra chợ bán. Rõ ràng mục đích chị C tham gia hợp đồng mua bán ra muống trên là sinh lợi chứ không phải tiêu dùng, nên đây là hợp đồng thương mại."

    Theo tôi, Bạn có kết luận hoàn toàn không đúng về lý luận và thực tiễn; Nguyên nhân là vì bạn quên một yếu tố quan trọng nhất để xác định mối quan hệ đó có phải là kinh doanh thương mại hay không? Đó là : Hai bên phải có đăng ký kinh doanh hoặc ít nhất một bên phải có đăng ký kinh doanh và bên còn lại phải có mục đích tham gia giao dịch vì mục đích lợi nhuận.

    Hai bà bán rau phải có một bà là có mục đích kinh doanh, bà còn lại là chủ doanh nghiệp thì mới có dịp ra tòa.

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 01/06/2013 04:21:28 CH

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #266222   01/06/2013

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Nói túm lại là ý bạn Phantantai2012 là nói bạn ThanhHưu xác định chủ thể tham gia hợp đồng.

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinhviettiep vì bài viết hữu ích
    phantantai2012 (02/06/2013)
  • #266224   01/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào bạn phantantai2012 !

    Bạn cho rằng:tôi có kết luận hoàn toàn không đúng về lý luận và thực tiễn; Nguyên nhân là vì bạn quên một yếu tố quan trọng nhất để xác định mối quan hệ đó có phải là kinh doanh thương mại hay không? Đó là : Hai bên phải có đăng ký kinh doanh hoặc ít nhất một bên phải có đăng ký kinh doanh và bên còn lại phải có mục đích tham gia giao dịch vì mục đích lợi nhuận.

    Vậy bạn cho mình biết điều luật nào quy định vấn đề bạn vừa nói.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 02/06/2013 06:47:56 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #266237   02/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn trinhviettiep !

    Cảm ơn bạn đã có ý kiến phải xác định : chủ thể tham gia hợp đồng.

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #266266   02/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào phantantai2012 !

    Tranh luận về câu chuyện pháp luật thì nên đưa căn cứ pháp lý để  bảo vệ quan điểm của mình, chứ bạn cứ nói mà ko có căn cứ thì mình hơi potay.com đó.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 02/06/2013 06:48:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #266276   02/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn!

    Tôi xin trích dẫn lại ví dụ mà bạn Nguyenthanhhuu đã dẫn :'Tuy nhiên rắc rối vẫn có thể phát sinh, nhiều trường hợp mua bó rau muống cũng có thể đưa đơn kiện nhau lên tòa Kinh tế (bởi nó nhằm mục đích sinh lợi). Ví dụ 2: Chị C mua rau muống của chị D và mang ra chợ bán. Rõ ràng mục đích chị C tham gia hợp đồng mua bán ra muống trên là sinh lợi chứ không phải tiêu dùng, nên đây là hợp đồng thương mại." Theo tôi bạn xác định đây là hợp đồng thương mại thì hơi vội vàng, và cho rằng Tòa án kinh tế có thể xử vụ này thì chưa phù hợp.

    Thứ nhất một hợp đồng thương mại là gì? Hiện không có quy định nào của pháp luật nào định nghĩa vấn đề này như trên thanhhuu đã nói, mà khái niệm này chỉ được rút ra trên cơ sở lí luận vì thế nếu tranh luận về vấn đề này thì sẽ không có kết quả cuối cùng. Quan điểm của tôi khi xác định thẩm quyền Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết thì không nên dựa vào khái niệm hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự mà nên dựa vào quy định của của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể là Điều 29 và Nghị Quyết01/2005/NQ-HĐTP, theo đó thì trường hợp trên của ThanhHuu đưa ra không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế ( lưu ý: Tòa kinh tế chỉ có đối với Tòa từ cấp tỉnh trở lên, con ở cấp quận huyện chỉ phân biệt đó là tranh chấp dân sự hay KDTM mà thôi - tuy nhiên trong phạm vi bài viết thì mọi người có thể hiểu Tòa kinh tế ở đây là "tranh chấp KD_TM", đây chỉ là sự nhầm lẫn của ThanhHuu khi đặt chủ đề cho topic nên tôi không bàn sâu).  

    Quay lại ví dụ ThanhHuu nêu thì tôi cho rằng ThanhHuu đã nhầm lẫn giữa việc chọn luật áp dụng và thẩm quyền Tòa án.

     

    Trường hợp trên theo tôi thì các bên có thể chọn luật thương mại để giải quyết tranh chấp khi có đủ   02 điều kiện sau: (1)Chị C phải là thương nhân -  có nghĩa là chị C phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. ( khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005).

     

     (2) Chị D chọn luật Thương mại để giải quyết tranh chấp. Cơ sở pháp lý, khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005 "3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này."

     

     

     

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 02/06/2013 11:10:33 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (02/06/2013)
  • #266326   02/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào QuyetQuyen945!

    Nếu có 10 nút cảm ơn thì mình sẽ cảm ơn bạn 10 lần hoặc hơn thế nữa.

    Cảm ơn bạn vì đã nói lên cách nghĩ của tôi về KDTM và Kinh tế.

    Tuy nhiên, bạn có nói đến khoản 1 điều 6 Luật Thương mại 2005 và cho rằng: Trường hợp trên theo tôi thì các bên có thể chọn luật thương mại để giải quyết tranh chấp khi có đủ   02 điều kiện sau: (1)Chị C phải là thương nhân -  có nghĩa là chị C phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. ( khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005). (2) Chị D chọn luật Thương mại để giải quyết tranh chấp. Cơ sở pháp lý, khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005.

    Tôi không đồng ý với quan điểm này, bởi bạn chỉ mới nhắc đến Thương nhân là đối tượng của Luật Thương mại (khoản 1 điều 2) mà không đề cập đến khoản 2 điều 2. Tôi nghĩ trong trường hợp này chị C thuộc khoản 2 điều 2 Luật Thương mại.

    Rất mong nhận được góp ý từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #266337   02/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Xin chào ThanhHuu!

    Bạn có thể xem kỷ lại  Điều 1 và Điều 2 Luật Thương Mại, Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh, Điều 2 quy định về đối tượng điều chỉnh. Như vậy để đủ điều kiện áp dụng luật thương mại thì phải thỏa mãn đầy đủ cả 02 điều kiện trên, có nghĩa là những đối tượng ở Điều 2 thực hiện các hoạt động thuộc phạm vi Điều 1 thì mới đủ điều kiện áp dụng Luật thương mại.

    Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #266340   02/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Rất vui vì chia sẻ nhiệt tình của QuyetQuyen945!

    Tuy nhiên điều 1 của Luật Thương mại cũng chẳng nói gì đến "thương nhân" mà chỉ nói đến "hoạt động thương mại". Mà "hoạt động thương mại" là gì thì quay lại khoản 1 điều 3. Mà quay lại khoản 1 điều 3 có nghĩa là quay lại khái niệm "sinh lợi" mà tôi đã đề cập trong bài viết.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #266342   02/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @thanhhuu!

    Bạn đọc luật chưa kỷ rồi, mình trích dẫn nguyên văn lại khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005 nhé.

    "3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này."

     
    Báo quản trị |  
  • #266344   02/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào QuyetQuyen945!

    Không phải mình đọc không kỷ như bạn nói đâu mà là 3 khoản 1,2,3 là ba khoản độc lập nhau bạn nên hiểu từng khoản 1.

    Khoản 1, 2 đề cập đến "hoạt động thương mại"

    khoản 3 đề cập đến "hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi"

    Và ko có khái niệm nào nói hoạt động thương mại phải có 1 bên là thương nhân cả.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #266348   02/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @ ThanhHuu!

    Vậy bạn phải quay lại xem ví dụ của bạn ở ban đầu, trong đó có 01 người thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi vì vậy cần phải áp dụng quy định khoản 3 Điều 1.

     
    Báo quản trị |  
  • #266350   02/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Tôi hiểu ý bạn!

    Tuy nhiên cũng không thể áp dụng khoản 3 điều 1 được, vì nó hơi khập khiểng. Bởi:

    3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

    Nhưng trong ví dụ của mình chẳng có bên nào là thương nhân cả.

    Nếu có 1 bên thương nhân thì yếu tố sinh lợi cũng gây nhiều rắc rối.

     
    Báo quản trị |  
  • #266428   03/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn Quyetquyen ! ( bạn thích nick này và  sử dụng ở nhiều diễn đàn luật)

    Tôi rất tiếc khi xem kỹ lại thì tôi không thể đồng ý với bạn. Bạn viết :

    Xin chào ThanhHuu!

    Bạn có thể xem kỷ lại  Điều 1 và Điều 2 Luật Thương Mại, Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh, Điều 2 quy định về đối tượng điều chỉnh. Như vậy để đủ điều kiện áp dụng luật thương mại thì phải thỏa mãn đầy đủ cả 02 điều kiện trên, có nghĩa là những đối tượng ở Điều 2 thực hiện các hoạt động thuộc phạm vi Điều 1 thì mới đủ điều kiện áp dụng Luật thương mại”

    Tôi không đồng ý với bạn vì :

    Khởi kiện hành chính là phải giải quyết bằng LUẬT THƯƠNG MẠI; Luật thương mại điều điều chỉnh các quan hệ giữa các thương nhân.

    -2 chị bán rau có mục đích sinh lợi : mua về bán lấy lãi. Và họ thực hiện mục đích sinh lợi của mình bằng cách mua-bán, họat động “THƯƠNG”” NGHIỆP”.

    -Cả hai đều có năng lực hành vi, năng lực pháp luật và là người nên gọi là “NHÂN”.

    Tóm lại : hai chi bán rau đều là “THƯƠNG”” NHÂN”, nên có quyền khởi kiện ra tòa kinh thế !

    Vấn đề là phải đề phòng có người lạm dụng “quy định không rỏ ràng” mà buộc Tòa kinh tế phải xử các vụ án : Đánh bài không trả tiền, mua bán thuốc lắc kém chất lượng so với thỏa thuận. Vì những người tham gia đều có mục đích lợi nhuận.

    Cần quy định chỉ những tranh chấp mà đốt tượng tranh chấp không bị cấm thì Tòa mới thụ lý !

     

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #266441   03/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Xin chào Phantantai2012!

    Không biết do vội hay lỗi đánh máy mà bạn đã đã đánh cụm từ khởi kiện hành chính trong bài viết trước.

    phantantai2012 viết:

    Khởi kiện hành chính là phải giải quyết bằng LUẬT THƯƠNG MẠI; Luật thương mại điều điều chỉnh các quan hệ giữa các thương nhân.

    Về vấn đề bạn nói thì tôi hoàn toàn không đồng ý cách lí luận của bạn. Quan điểm của tôi là.

    Chỉ chịu sử điều chỉnh của luật thương mại khi:

    - 2 bên là thương nhân thực hiện hoạt động thương mại.(1)

    - 1 bên là thương nhân, một bên là cá nhân thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi ( lợi nhuận theo nghĩa thương mại chứ không đồng nghĩa với những lợi ích cá nhân đơn thuần theo kiểu tiêu dùng.)(2)

    Đối với trường hợp thứ 2 thì chỉ có thể áp dụng luật thương mại khi cá nhân không phải thương nhân chọn luật thương mại để áp dụng.

    Về khái niệm thương nhân thì bạn có thể tham khảo thêm khoản 1 Điều 6 luật thương mại: . Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên có đăng ký kinh doanh.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #584764   31/05/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Thực sự thuật ngữ thương nhân nó được quy địn trong luật thương maik, vẫn biết là chỉ kinh doanh nhỏ nhưng tính chất kinh doanh với cai trò là thương nhân rồi, ranh giới để phân định hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự là vô cùng mong manh, nên nó tạo cho Tòa án “xử sao cũng được”, cuối cùng hậu quả thì đương sự gánh lấy.

     
    Báo quản trị |