Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về người đại diện:
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Khoản 2 Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Người đại diện theo ủy quyền được hiểu là người thay mặt đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự. Trong thực tiễn, rất nhiều trường hợp đương sự thường không có kinh nghiệm tham gia tố tụng và thiếu sự hiểu biết pháp luật đầy đủ, vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho đương sự, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có thể ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác ( trừ những tr ư ờng hợp không được làm người đại diện theo quy định tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) đại diện tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong mọi việc, ngoại trừ đối với việc ly hôn vì liên quan đến quan hệ tình cảm giữa các đương sự