Tòa án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #604783 16/08/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Tòa án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính khi nào?

    Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc quy định của pháp luật TTHC.

    Các trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành chính 2015 trả lại đơn kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án.

    - Người khởi kiện không có quyền khởi kiện/ Người khởi kiện không có năng lực hành vi TTHC đầy đủ

    Theo Điều 5 Luật TTHC 2015 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật TTHC.

    Theo Điều 54 Luật TTHC 2015 quy định năng lực hành vi TTHC là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trongTTHC hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTHC

    Theo đó, người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật. Như vậy, với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, do họ không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng và họ cũng không có khả năng ủy quyền cho người khác nên việc khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

    Những người được coi là đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gồm cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ.

    Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chứ thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật, quy định tại Khoản 5 Điều 54 và điểm d, đ Khoản 2 Điều 60 Luật TTHC 2015 . Những người được coi là đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hay người được đứng cơ quan, tổ chức ủy quyền nhân danh mình tham gia tố tụng.

    Vậy chủ thể khởi kiện hành chính phải thỏa mãn các điều kiện quy định là phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTHC . Quyền khởi kiện và chủ thể khởi kiện là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau. nếu thiếu một trong hai yếu tố trên sẽ là căn cứ để Tòa án không thụ lý vụ án và trả đơn khởi kiện theo điểm a Khoản 1 Điều 123 Luật TTHC 2015

    -Đối tượng khởi kiện

    Theo Khoản 8 Điều 3 Luật TTHC 2015 gồm 5 đối tượng quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc;quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri.

    Quyết định hành chính:

    + Thỏa mãn Khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015  phải là 1 văn bản áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính và phải là quyết định do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành (cá nhân, cơ quan nhà nước ban hành, hoặc cá nhân, tổ chức được trao quyèn quản lý hành chính Nhà nước…)

    + Thỏa mãn Khoản 2 Điều 3 Luật TTHC 2015 quyết định hành chính phải làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện/ bị khởi khởi kiện ( cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính phải định đoạt việc khởi kiện).

    Hành vi hành chính thỏa mãn được Khoản 3 Điều 3 Luật TTHC 2015 hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

    -Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

    Căn cứ vào Khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    Vậy Tòa án trả lại đơn kiện sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện.

     
    1293 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận