Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã bổ sung quy định về “thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên” (cấp huyện) tại Điều 36. Theo đó, xác định rõ các tranh chấp hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa chuyên trách Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết. Trên cơ sở xác định thẩm quyền của TAND cấp huyện và cấp tỉnh tại Điều 35, Điều 37 để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa chuyên trách ở từng cấp.
Tuy nhiên, quy định này không mang tính bắt buộc đối với Tòa chuyên trách cấp huyện, do đó căn cứ vào khoản 3, Điều 36 “đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện” do đó đối với các tòa chưa có điều kiện phân định các Tòa chuyên trách thì việc xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình vẫn theo thủ tục như trước.
Từ quy định trên có thể hiểu việc thành lập Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp huyện không mang tính bắt buộc, mà phần lớn phụ thuộc vào điều kiện của Tòa án nhân dân cấp huyện tại địaphương đó. Câu hỏi đặt ra, "điều kiện" trong trường hợp này được hiểu như thế nào? Có căn cứ để đánh giá hay không? Rõ ràng, có thể hiểu, hiện nay các tranh chấp hôn nhân và gia đình chiếm số lượng rất lớn trong các tranh chấp tại Tòa án, việc phân định Tòa chuyên trách Tòa gia đình và người chưa thành niên là để quá trình giiar quyết được dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhưng quy định còn mang tính lập lờ, chưa cụ thể như thế này liệu có áp dụng đồng nhất trên cả nước.
Tranh chấp thực tế tại các địa phương là khác nhau, điều kiện tại các địa phương cũng khác nhau, do đó, quy định này rất khó áp dụng một cách đồng nhất trên cả nước, cùng với việc quy định không chưa thật cụ thể như thế này thì rất kiểm tra và đánh giá.