Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, nếu như bà B thấy kết quả giám định thương tật của bà A không chính xác, bà B có thể yêu cầu giám định lại theo quy định tại Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
"Điều 214. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.
4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Như vậy, bà B có quyền đề nghị cơ quan trưng cầu giám định chỉ định người giám định khác thực hiện việc giám định lại thương tật của bà A.