Tố tụng hình sự - giám định lại

Chủ đề   RSS   
  • #515933 28/03/2019

    Tố tụng hình sự - giám định lại

    Chào mọi người, Chào các luật sư,

    Cho em được hỏi một vấn đề pháp lý liên quan đến tố tụng hình sự ạ.

    Cụ thể là: Tại thời điểm tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm,  sau khoảng 4 tháng cơ quan điều tra đã cho giám định tỷ lệ thương tích đối với bà A, kết quả là 13%  ( thông tin từ cán bộ điều tra), và đã khởi tố vụ án, khởi tối bị can đối với bà B, đến nay đang trong giai đoạn điều tra, điều tra được hơn 2 tháng rồi, Vậy cho hỏi tại thời điểm này bà B có thể yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tích đối với bà A không ạ. ( đến nay bà B chưa có văn bản nào thông báo về tỷ lệ thương tích bà A cả, )

    Em xin cán ơn ạ.

    Mong sớm nhận được tư vấn của quý Luật sư ạ!

     
    2012 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #516084   30/03/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Trong trường hợp của chị, nếu chị thấy kết luận giám định thương tật không chính xác, chị có quyền yêu cầu giám định lại theo quy định tại Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

     Điều 211. Giám định lại

    1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

    2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

    Khi vụ án đang trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì chị trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định tới Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    Như vậy quyết định giám định bổ sung hay giám định lại là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tòa khi xét thấy cần thiết sau khi đã nghe ý kiến từ những người tham gia phiên tòa. Chị có thể yêu cầu giám định lại nhưng yêu cầu này phải được cơ quan có thẩm quyền đồng ý

     
    Báo quản trị |  
  • #561582   30/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Trường hợp chị có nghi ngờ về kết quả giám định thì có thể yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định lại. Tuy nhiên phải được cơ quan có thẩm quyền đồng ý chị nhé. Việc yêu cầu giám định chị có thể liên hệ với phía cơ quan điều tra để được hướng dẫn và giải quyết

     
    Báo quản trị |  
  • #583629   30/04/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1199)
    Số điểm: 8800
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Về nguyên tắc thì việc giám định lại phải tuân thủ Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể:

    Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

    Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

    Do đó, đối với trường hợp mà bạn cung cấp trước đó đã giám định cho bị hại và bà B là bị can trong vụ án thì câu hỏi đặt ra là thời điểm này bà B có thể yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tích đối với bà A không. Xét tới quyền của bị can thì có quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.

    Do đó, thực tế không có quy định rõ là bị can sẽ được quyền yêu cầu giám định lại nhưng bị can  có quyền đưa ra tài liệu, chứng cứ xác định rằng việc giám định đó là không trung thực có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và có được chấp thuận hay không.

    Thông qua tình huống này nếu là bị can hay bị cáo để được giám định tỷ lệ thương tật hiệu quả nhất và cho kết quả chính xác thì khi xảy ra vụ việc ngoài trách nhiệm của cơ quan tiến hành thì họ sẽ giám định nếu là trường hợp phải giám định nhưng nên đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giám định khi còn sớm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587657   15/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Tố tụng hình sự - giám định lại

    Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Thứ nhất, nếu như bà B thấy kết quả giám định thương tật của bà A không chính xác, bà B có thể yêu cầu giám định lại theo quy định tại Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    Thứ hai, theo quy định tại Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

    "Điều 214. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định

    1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

    2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

    3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

    4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do."

    Như vậy, bà B có quyền đề nghị cơ quan trưng cầu giám định chỉ định người giám định khác thực hiện việc giám định lại thương tật của bà A.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaann vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2022)