Chào bạn.
Trong thực tiển tố tụng thì một người là bị can/bị cáo chỉ được xác định chỉ với 1 tư cách tố tụng trong các văn bản tố tụng.
Tuy nhiên, thực tế thì họ có thể vừa là bị can/bị cáo, vừa là người làm chứng.
Ví dụ: A và B cùng đi trộm cắp tài sản, bị phát hiện thì A bỏ chạy nhưng B lại dùng hung khí tấn công chủ sở hữu gây thương tích.
Vụ án bị khởi tố với 2 tôi danh: trộm cắp tài và cố ý gây thương tích.
A và B bị khởi tố tội trộm cắp.
B bị khởi tố thêm tội cố ý gây thương tích.
Khi khởi tố B thì A đã khai báo việc đúng chính B là người gây thương tích cho chủ sở hữu do đó bị can/bị cáo A là người chứng quan trọng.
Mặt khác theo luật tố tụng hành chính thì bị can/bị cáo không thuộc trường hợp không được làm chứng :
Điều 55. Người làm chứng
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
@ bạn HUANNGUYEN8211 : Các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố vụ án:
Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 24/10/2014 08:13:30 CH