tố tụng hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #334903 24/07/2014

    HUANNGUYEN8211

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2013
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    tố tụng hình sự

    mình sắp thi môn tố tụng hình sự các bạn giúp mình trả lời câu hỏi nhận định sau với 

     Nêu hướng giải quyết và quyết định tố tụng đưa ra của HĐXXPT trong các tình huống:

    1. Có đầy đủ chứng cứ xác định bị cáo phạm tội khác nặng hơn tội đã bị tòa án sơ thẩm kết án.
    2. Có đầy đủ chứng cứ xác định bị cáo còn phạm một tội khác.

    thanks trước ...:))

     
    5453 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #335098   25/07/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Do câu hỏi của bạn đưa ra rất hay nên dù không biết chắc đúng nhưng vẫn đưa ra trao đổi để cùng tham khảo và mong nhận được ý kiến từ bạn và các thành viên khác.

    1) Điều luật áp dụng: Luật tố tụng hình sự.  

    Điều 230. Tính chất của xét xử phúc thẩm

    Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

    Điều 241. Phạm vi xét xử phúc thẩm

    Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.

    Điều 248. Bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm

    2. Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:

    a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

    b) Sửa bản án sơ thẩm;

    c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

    d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

    Điều 20. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử

    1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

    Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

     

    2)Trả lời câu hỏi: 

     Nêu hướng giải quyết và quyết định tố tụng đưa ra của HĐXXPT trong các tình huống

     Có đầy đủ chứng cứ xác định bị cáo phạm tội khác nặng hơn tội đã bị tòa án sơ thẩm kết án.

    -Căn cứ "Điều 241. Phạm vi xét xử phúc thẩm" thì toà phúc thẩm có quyền xem xét vấn đề này dù có hay không có kháng cáo, kháng nghị. 

    -Khoản 2 "Điều 248. Bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm" thì toà án chỉ có thể thực hiện theo điểm b hoặc điểm c.Tuy nhiên, nếu thực hiện theo điểm "b) Sửa bản án sơ thẩm;" thì sẽ vi phạm nguyên tắc xét xử 2 cấp (Điều 20. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử) do cấp sơ thẩm chưa xét xử tội danh "nặng hơn". 

    Do đó, theo tôi thì áp dụng điểm "c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;" là hợp lý.

    Có đầy đủ chứng cứ xác định bị cáo còn phạm một tội khác.

    Việc truy tố và xét xử vụ án trước đây với tôi danh đã xét xử là đúng nên toà phúc thẩm vẫn xem xét kháng cáo, kháng nghi như bình thường.

    Đối với tôi danh khác ngoài tội danh đang xét xử thì "Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra." (trích điều 104 Quyết định khởi tố vụ án hình sự)

    @ HUANNGUYEN8211: Không chắc là đúng nên bạn có ý kiến và bổ sung giùm.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 25/07/2014 09:19:21 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #335303   26/07/2014

    HUANNGUYEN8211
    HUANNGUYEN8211

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2013
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    THANHKS bạn hungmaiusa đã góp ý trả lời câu hỏi của mình 

    1)phạm tội khác nặng hơn tội đã bị tòa án sơ thẩm kết án. nếu bạn căn cứ vào điều 248 điểm c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại 

    theo mình được biết các trường hợp hủy bản án và điều tra lại như sau :

    Khoản 1 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự quy định "Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không bổ sung được".

    Những trường hợp này có thể bao gồm thiếu hoặc điều tra không đầy đủ những chứng cứ quan trọng sau đây.

    - Không lấy lời khai hoặc không xét hỏi những người mà lời khai của họ là những chứng cứ quan trọng cần thiết phải chứng minh trong vụ án.

    - Các chứng cứ để chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra không? Tức là chứng cứ để xác định hành vi đó có thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm hay không? Các chứng cứ để xác định hành vi đó không phải là hành vi phạm tội (các hình thức loại trừ tội phạm hoặc liên quan đến tội phạm, các quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính…).

    - Các chứng cứ để xác định có sự việc phạm tội xảy ra không? thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện… thực hiện tội phạm.

    - Chứng cứ chứng minh về người thực hiện hành vi phạm tội đó, tức là các chứng cứ để xác định "Ai là người thực hiện hành vi phạm tội".

    - Các chứng cứ xác định lỗi, có hay không có lỗi; lỗi cố ý hay lỗi vô ý (quy định tại điều 9 và Điều 10 BLHS).

    - Các chứng cứ chứng minh về nhân thân của bị cáo là các tài liệu về lý lịch tư pháp, tàng thư căn cước, trích lục tiền án (nếu có)…

    - Chứng cứ xác định năng lực trách nhiệm hình sự (về độ tuổi, về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nếu họ mắc bệnh tâm thần…)

    - Các chứng cứ về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

    - Chứng cứ về động cơ, mục đích, hoàn cảnh, điều kiện phạm tội. Trong một số trường hợp, có thể các yếu tố này trùng với yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    - Chứng cứ xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả (vật chất hay phi vật chất) có ý nghĩa quan trọng xác định tội danh và quyết định hình phạt.

    - Chứng cứ xác định độ tuổi của bị cáo, của người bị hại khi người bị hại là trẻ em;

    - Chứng cứ để xác định vai trò, vị trí của các bị cáo trong vụ án có đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức.

    - Không có chứng cứ về giám định trong những trường hợp luật quy định bắt buộc phải giám định (tỷ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe, giám định tử thi, chất ma túy…) -- ko có  văn bản nào hướng dẫn trường hợp như đề bài đã đưa ra liệu áp dụng điểm C khoản 2 điều 248 tòa án các cấp sẽ cso những phán quyết ko thống nhất              -   mong bạn và các bạn có ý kiến tham khảo 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #335305   26/07/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Theo tôi là Hủy án và đề nghị cấp Sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |