TNGT chết người, gây tranh cãi: xe máy đụng xe lăn, người gây tai nạn vẫn chưa bị khởi tố!

Chủ đề   RSS   
  • #135128 28/09/2011

    hi25082006

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TNGT chết người, gây tranh cãi: xe máy đụng xe lăn, người gây tai nạn vẫn chưa bị khởi tố!

    Trước năm 1980, lúc trong quân ngũ, ông Ánh đã bị thương nơi cột sống nên bị liệt hai chân. Khi ra quân, ông được hưởng chế độ thương binh 1/4. Năm 2009, ông được cấp cho một chiếc xe lăn tay để ông làm phương tiện đi lại.

    Xe lăn có lỗi

    Tối 30-8-2010, đang trên đường đi về nhà, ông đã bị một người đàn ông chạy xe máy từ phía sau tông thẳng tới. Dù được người gây tai nạn đưa đi cấp cứu nhưng ông đã không qua khỏi...

    Sau khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan công an đã kết luận ông Ánh lưu thông trên đường cấm xe thô sơ ba và bốn bánh là không đúng quy định. Nguyên nhân và lỗi chính trong vụ tai nạn này thuộc về ông Ánh. Người gây tai nạn đã đi đúng phần đường, chiều đường. Tuy nhiên, khi gặp tình huống nguy hiểm đã xử lý không hiệu quả nên cũng có một phần lỗi. Xét thấy lỗi này chỉ là vi phạm hành chính, nên cơ quan điều tra Công an quận 3 (TP.HCM) đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

    Quy định chưa rõ ràng

    Xung quanh việc này đã có những quan điểm khác nhau. Một quan điểm đồng tình với cách xử lý của cơ quan điều tra cho rằng không thể xử lý hình sự người gây tai nạn. Bởi lẽ hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn là đường một chiều, có nhiều xe lưu thông. Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc, cơ quan chức năng đã có biển cấm, băng rôn ghi rất rõ là “Cấm xe 3-4 bánh thô sơ”. Xe lăn ông Ánh điều khiển là xe ba bánh thô sơ, đi vào đường cấm nên lỗi chính là ở ông. Việc không khởi tố vụ án là phù hợp.

    05/30/175960817312-chot.jpg" style="margin: 5px;" />

    Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng không thể coi xe lăn của ông Ánh là xe ba bánh thô sơ. Đây là loại xe chuyên dùng cho người tàn tật, nó không có thiết kế đồ sộ dùng để vận chuyển hàng hóa, nhiều người… Đặc biệt, tốc độ di chuyển của xe này chậm, chỉ hơn người đi bộ mà thôi. Phải coi xe lăn của ông Ánh là một phương tiện di chuyển bình thường như xe đạp, xe máy, khả năng gây tai nạn không cao. Do đó, ông Ánh đi xe lăn vào con đường này là phù hợp, không thuộc phạm vi cấm nên không thể nói rằng lỗi hoàn toàn là của ông. Ở đây, do người gây tai nạn đã thiếu quan sát, xử lý kém nên mới tông từ phía sau khiến nạn nhân chết. Với hậu quả nghiêm trọng như vậy, phải khởi tố, xử lý người gây tai nạn.

    Tuy nhiên, đã có quan điểm khác hiện rất khó xác định xe lăn có phải là ba bánh hay không vì quy định chưa rõ. Xét về cấu tạo, xe lăn đúng là xe ba bánh. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ di chuyển thì nó lại rất chậm. Mặt khác, nó là xe chuyên dùng của người tàn tật nên khả năng di chuyển của nó càng giới hạn hơn so với các loại xe ba bánh, ba bánh thô sơ khác nên khó có thể coi là xe ba bánh thô sơ. Do đó, để hoàn thiện hơn về mặt pháp luật thì cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể hơn nữa thế nào là xe ba bánh thô sơ. Và nếu có thể, không nên coi xe lăn là xe ba bánh thô sơ.

    #e6e6fa;margin:5px;width:400px;border-collapse:collapse;">

    Không xử lý hình sự là hợp lý

    Các quy định pháp luật về giao thông đường bộ là quy định chung, bắt buộc mọi người phải tuân theo. Xe lăn hay bất kỳ loại xe nào khác nếu thuộc trường hợp bị cấm thì phải tuân thủ, nếu vi phạm phải bị xử lý theo pháp luật. Nếu con đường đã có biển cấm phương tiện thô sơ ba và bốn bánh lưu thông thì xe lăn ba bánh cũng không được loại trừ.

    Tuy nhiên, pháp luật giao thông đường bộ cũng đã có quy định xe lăn được đi trên lề đường hoặc đi vào vạch dành cho người đi bộ. Theo như nội dung báo phản ánh, đúng ra ông Ánh phải điều khiển xe di chuyển trên vỉa hè… nhưng ông Ánh lại điều khiển xe lưu thông dưới lòng đường. Hành vi của ông Ánh đã vi phạm luật giao thông đường bộ, là nguyên nhân chính gây nên tai nạn. Do vậy, nếu xảy ra tai nạn mà người điều khiển xe máy chạy đúng tốc độ, lưu thông đúng chiều, làn đường… thì lỗi chính thuộc về người điều khiển xe lăn.

    Theo tôi, cơ quan điều tra, công an đã đúng trong trường hợp này.

    Ths MAI KHẮC PHÚC,
    giảng viên môn Luật hình sự, ĐH Luật TP.HCM

    Không khởi tố là máy móc

    Chiếc xe lăn tuy thực tế được cấu tạo có ba bánh và ngầm hiểu là xe ba bánh thô sơ nhưng đối với người tàn tật thì đó chính là “cái chân của họ”. Cơ quan điều tra cho rằng đó là phương tiện ba bánh trong trường hợp này và không khởi tố vụ án là máy móc.

    Luật sư NGUYỄN HỮU ĐIỀN, Đoàn Luật sư TP.HCM

    Xe lăn gây chết người sẽ khởi tố

    Đặt trong trường hợp ngược lại, giả sử người bị tử vong là người đi xe máy do va chạm với người đi xe lăn trong đường cấm xe ba hoặc bốn bánh thô sơ thì chúng tôi sẽ khởi tố người đi xe lăn ngay.

    Một đại diện Công an quận 3 (TP.HCM)

    Chỉ nên bồi thường dân sự

    Ở trường hợp này, chỉ nên động viên, khuyến khích người gây tai nạn có thiện chí hỗ trợ cho nạn nhân về mặt dân sự. Còn về mặt hình sự thì nên theo nguyên tắc có lợi cho người vi phạm, không nên coi đây là hành vi phạm tội.

    Một thẩm phán TAND TP.HCM 

    HỒNG TÚ

    Link báo Pháp Luật: http://phapluattp.vn/2011053011325281p0c1063/xe-lan-la-xe-ba-banh-tho-so.htm


     
    5537 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #135131   28/09/2011

    hi25082006
    hi25082006

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các luật sư, các bạn làm ơn phân tích dùm:

    1) Xe lăn cho người khuyết tật có phải là xe 3,4 bánh thô sơ hay không?
    2) Ở nơi xảy ra tai nạn có đề bảng cấm xe 3,4 bánh thô sơ, có vẽ hình xe xích lô, xe ba gác. Không cấm người đi bộ, đi xe đạp. Vậy bảng đó nó cấm xe lăn cho người khuyết tật luôn không?
    3) Tại nơi xảy ra tai nạn thì lề đường (hè phố), không có chỗ cho người đi xe lăn đi lên - xuống. Vậy người đi xe lăn đi dưới lòng đường là có đúng luật hay không?
    4) Người đi xe máy, đụng từ phía sau, gây chết người có phạm tội hình sự không?

    Xin cám ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #135144   28/09/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Bài báo đã nêu rõ rồi bạn. Quan điểm của anh là bào chữa cho anh chàng đi xe máy.

    Xe lăn không là xe ba bánh thô sơ thì là xe gì? Hơn thế, xe này cực thô sơ là đằng khác.

    Phát biểu của LS. Điền đầy cảm tính và lãng mạn!

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #135146   28/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ủa, sao lại có quan điểm cho rằng xe lăn không phải là xe thô sơ ta, chắc những người có quan điểm này không đọc Luật giao thông đường bộ.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

    Tôi cũng đồng ý với bạn #edf5f9;">#ca0002;">quoctranllc là Ls Điền phát biểu cảm tính thật. "#e6e6fa;">Chiếc xe lăn tuy thực tế được cấu tạo có ba bánh và ngầm hiểu là xe ba bánh thô sơ". Làm gì có chuyện ngầm hiểu nào ở đây, Luật quy định rõ ràng chứ không phải là ngầm hiểu.

    Và khi đường đã cấm xe thô sơ rồi thì xe thô sơ có được phép đi vào đâu mà đường lại cần phải "#fff8df;">có chỗ cho người đi xe lăn đi lên - xuống" như trong câu hỏi thứ 3 của chủ topic.  

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    quoctranllc (28/09/2011)
  • #135174   28/09/2011

    hi25082006
    hi25082006

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn anh luật sư và bạn,

    Vậy theo ý kiến của luật sư và bạn thì xe lăn có phải là đối tượng cấm của biển cấm đó không?
    Theo tôi thì biển đó nhằm cấm các xe ba gác, xích lô, xe hàng rong,..

    Giả sử nhà của người khuyết tật đó nằm trên đoạn đường cấm đó. Vậy họ muốn đi ra ngoài thì họ phải làm sao:
    1- Di chuyển xe lăn trên vỉa hè (vì luật cho phép), cho tới đoạn đường nào không cấm thì xuống lòng đường đi.

    2- Gửi xe lăn ở 1 nơi nào đó không cấm, và di chuyển bằng phương tiện khác, vd: xe ôm, taxi đến đó.

    Theo tôi thì người khuyết tật chọn cách 1, nhưng nếu vỉa hè không có chỗ lên xuống cho xe lăn (lề quá cao) thì người khuyết tật đi xe lăn đó phải làm sao, ngoài cách đi xuống lòng đường?
     
    Báo quản trị |  
  • #135525   29/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Quan điểm của tôi thì cái biển đó cấm cả xe lăn, vì luật quy định xe lăn là xe thô sơ. Biển ghi "cấm xe 3, 4 bánh thô sơ" thì có nghĩa là cấm cả xe 3, 4 bánh, cấm cả xe thô sơ. Chứ không thể hiểu là chỉ cấm cái loại xe nào vừa 3, 4 bánh lại vừa thô sơ. Và nếu có hiểu như vậy đi nữa thì xe lăn cũng có loại 3 bánh, có loại 4 bánh chứ chẳng có xe lăn nào lại 2 bánh hay 5, 6 bánh cả.

    Bạn muốn có chỗ lên xuống cho xe lăn? Pháp luật chỉ đặt ra những quy định chung nhất để điều chỉnh những vấn đề chung nhất của xã hội. Hàng ngàn người, thậm chí nhiều hơn thế mới có một người phải đi xe lăn, sao làm đường lại phải trừ chỗ lên xuống cho xe lăn. Mặt khác thì bạn đặt giả thiết cũng thiếu thực tế, chẳng có cái vỉa hè nào mà lại không có chỗ cho xe cọ lên xuống cả.

    Và nếu giả sử nhà của người khuyết tật nằm ngay đoạn đường cấm thì phải di chuyển trên vỉa hè cho đến đoạn nào không cấm nữa mới được xuống. Muốn xuống thì tìm chỗ có thể lên xuống được mà xuống, không tìm được thì bảo người nhà ra mà bê xuống, người nhà bận thì nhờ người qua đường, khối người sẵn sàng giúp đỡ.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |